Viện Giáo Lý
Bài học 18 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Chu Cấp Những Nhu Cầu Thế Tục


“Bài học 18 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Chu Cấp Những Nhu Cầu Thế Tục,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên (năm 2022)

“Bài học 18 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên

Hình Ảnh
một gia đình trẻ đang vui vẻ ăn tối với nhau

Bài học 18 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học

Chu Cấp Những Nhu Cầu Thế Tục

Chúa lo lắng về sự an lạc về mặt thế tục, hoặc vật chất của chúng ta. Ngài đã mặc khải những lẽ thật có thể giúp anh chị em chu cấp những nhu cầu về vật chất cho bản thân anh chị em và gia đình mình trong những cách thức mà cũng sẽ giúp anh chị em phát triển về mặt thuộc linh. Khi học tài liệu này, hãy cân nhắc cách anh chị em có thể áp dụng các lẽ thật này một cách hữu hiệu hơn.

Phần 1

Trách nhiệm của tôi trong việc chu cấp những nhu cầu thế tục cho gia đình tôi là gì?

Không lâu sau khi Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô được phục hồi, Chúa đã mặc khải một số trách nhiệm thế tục của các tín hữu Giáo Hội.

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 75:28–29; 83:4, và cân nhắc xem lời khuyên bảo này của Chúa áp dụng cho anh chị em như thế nào.

Qua các vị tiên tri Ngày Sau, Chúa đã tái khẳng định rằng “cha mẹ có bổn phận thiêng liêng là nuôi nấng con cái mình trong tình thương và sự ngay chính, [và] cung cấp những nhu cầu vật chất và thuộc linh cho chúng” (“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” ChurchofJesusChrist.org).

Nhằm làm tròn bổn phận này để chu cấp những nhu cầu vật chất của con cái họ, các bậc cha mẹ cần phải học cách để trở nên tự lực. Sự tự lực là một nguyên tắc căn bản của phúc âm. Đó là “khả năng, sự cam kết và nỗ lực để lo liệu cho những nhu cầu thiết yếu của đời sống cho bản thân và gia đình” (Providing in the Lord’s Way: Summary of a Leader’s Guide to Welfare [năm 2009], trang 1).

Hình Ảnh
một người thành niên trẻ tuổi chuẩn bị thức ăn trong một nhà hàng

Anh Cả Robert D. Hales thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy các nguyên tắc sau đây về sự tự lực:

Hình Ảnh
Anh Cả Robert D. Hales

Sự tự lực là chịu trách nhiệm cho sự an lạc về mặt thuộc linh lẫn thế tục và cho những người Cha Thiên Thượng đã giao phó cho các anh chị em. Chỉ khi nào trở nên tự lực thì chúng ta mới có thể noi theo gương của Đấng Cứu Rỗi trong việc phục vụ và ban phước cho những người khác.

Là điều quan trọng để hiểu rằng tự lực là phương tiện để đạt được mục tiêu. Mục tiêu tột bậc của chúng ta là trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi, và mục tiêu đó được gia tăng bởi sự phục vụ vị tha của chúng ta dành cho những người khác. Khả năng phục vụ của chúng ta được gia tăng hoặc giảm bớt bởi mức độ tự lực cánh sinh của chúng ta. (“A Gospel Vision of Welfare: Faith in Action,” trong Basic Principles of Welfare and Self-Reliance [buổi họp huấn luyện giới lãnh đạo toàn cầu, năm 2009], trang 1–2; xin xem thêm ChurchofJesusChrist.org)

Hãy suy xét tầm quan trọng của lời giảng dạy sau đây về sự tự lực:

Khi sống tự túc, [anh chị em] sử dụng các phước lành và khả năng mà Thượng Đế đã ban cho [anh chị em] để tự chăm sóc mình và gia đình cũng như tìm ra những giải pháp cho các vấn đề của mình. Sự tự túc không có nghĩa là [anh chị em] phải có khả năng tự mình làm tất cả mọi điều. Để thật sự tự túc, [anh chị em] cần phải học cách làm việc với những người khác và tìm đến Chúa để được giúp đỡ và có được sức mạnh của Ngài. (Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ [cuốn sách nhỏ, năm 2011], trang 41)

Chủ Tịch Spencer W. Kimball đã dạy: “Không có Thánh Hữu Ngày Sau thực sự nào, trong khi có khả năng về mặt thể chất hoặc cảm xúc, lại tự nguyện chuyển gánh nặng của riêng mình hoặc sự an lạc của gia đình mình sang cho một người nào khác” (Teachings of Presidents of the Church: Spencer W. Kimball [năm 2006], trang 116; xin xem them 1 Ti Mô Thê 5:8). Hãy biết rằng Chúa sẽ giúp đỡ anh chị em trong nỗ lực của anh chị em để trở nên tự lực. Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy rằng “nhờ có sự giúp đỡ của [Ngài],” Giáo Hội có thể “đứng được độc lập” cả về mặt thế tục lẫn thuộc linh (Giáo Lý và Giao Ước 78:14). Tương tự như vậy, “qua sự giúp đỡ của [Ngài]” Đấng Cứu Rỗi có thể giúp đỡ anh chị em trở nên tự lực và có thể chu cấp cho bản thân và gia đình mình.

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Anh chị em có suy nghĩ hoặc cảm nghĩ gì về trách nhiệm phải chu cấp cho những nhu cầu thế tục của gia đình mình?

Phần 2

Điều gì có thể giúp tôi phát triển khả năng tự lực và trở thành một người chu cấp tốt hơn?

Một thói quen làm việc chăm chỉ là thiết yếu cho việc phát triển khả năng tự lực và chu cấp cho gia đình anh chị em. Bắt đầu từ thời A Đam, Cha Thiên Thượng của chúng ta đã truyền lệnh cho con cái của Ngài phải làm việc (xin xem Môi Se 4:25, 29; 2 Tê Sa Lô Ni Ca 3:10–13). Chăm chỉ và cần cù là những đặc tính của Thượng Đế và của những người cố gắng noi theo Ngài (xin xem 2 Nê Phi 5:17; Mô Si A 27:3–4).

Hình Ảnh
một người thành niên trẻ tuổi làm việc ở trại bò sữa

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tính chăm chỉ khi ông dạy rằng:

Hình Ảnh
Anh Cả D. Todd Christofferson

Thượng Đế đã hoạch định rằng kinh nghiệm trần thế này phải hầu như đòi hỏi nỗ lực liên tục. … Qua sự làm việc, chúng ta hỗ trợ và làm phong phú cuộc sống. Sự làm việc cho chúng ta có thể sống qua khỏi những nỗi thất vọng và thảm cảnh của kinh nghiệm trần thế. Thành quả đạt được một cách khó khăn mang đến một cảm giác tự trọng. Sự làm việc xây đắp và cải tiến cá tính, tạo ra vẻ đẹp, cũng là công cụ phục vụ của chúng ta cho nhau và cho Thượng Đế. Một cuộc sống dâng hiến đầy [ắp] việc làm, đôi khi lặp đi lặp lại, đôi khi khiêm nhường, đôi khi không được đánh giá cao, nhưng luôn luôn là việc làm để cải tiến, sáng tạo và duy trì thứ tự, hỗ trợ, nâng cao, phục sự, khao khát những điều cao quý hơn. (“Suy Ngẫm về một Cuộc Đời Dâng Hiến,” Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 17)

Ngoài trách nhiệm của cha mẹ để “cung cấp những nhu cầu vật chất và thuộc linh cho [con cái],” “qua kế hoạch thiêng liêng, những người cha … có trách nhiệm cung cấp cho những nhu cầu cần thiết của cuộc sống … cho gia đình mình” (“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới”). Anh Cả Christofferson đã khuyến khích những người đang chuẩn bị làm cha khi ông nói:

Hình Ảnh
Anh Cả D. Todd Christofferson

Hãy chuẩn bị bây giờ bằng cách học hành siêng năng và có kế hoạch cho học vấn sau khi tốt nghiệp trung học. Cho dù trong một trường đại học, trường kỹ thuật, trường dạy nghề, hoặc chương trình tương tự, thì học vấn cũng là chìa khóa để phát triển các kỹ năng và khả năng mà các em sẽ cần. (“Những Người Cha,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 96)

Hình Ảnh
một người thành niên trẻ tuổi đang làm việc

Lời khuyên bảo hãy cố gắng học hành thật là quan trọng đối với tất cả các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Chúa dạy chúng ta hãy “hãy tìm kiếm sự hiểu biết, ngay cả bằng cách học hỏi và cũng bằng đức tin” (Giáo Lý và Giao Ước 88:118; xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 90:15). Nói về trách nhiệm này, Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Russell M. Nelson

Vì sự tôn trọng thiêng liêng đối với trí năng của mỗi người, nên chúng tôi coi việc có được một nền học vấn là một trách nhiệm tôn giáo. … Đấng Sáng Tạo của chúng ta trông mong con cái của Ngài ở khắp mọi nơi hãy tự giáo dục bản thân họ. (“Where Is Wisdom?,” Ensign, tháng Mười Một năm 1992, trang 6)

Hãy suy xét các phước lành tiềm năng khác của học vấn mà không chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ chúng ta chu cấp tốt hơn cho những nhu cầu về tài chính của gia đình mình. Việc có học vấn có thể mang đến sự toại nguyện cá nhân và có thể giúp chúng ta đạt được kỳ vọng của Chúa để phát triển và sử dụng các ân tứ và khả năng mà Ngài đã ban cho chúng ta (xin xem Ma Thi Ơ 25:14–30). Việc đạt được học vấn có thể gia tăng khả năng của chúng ta để đối phó với những thử thách của cuộc đời. Học vấn cũng gia tăng khả năng của chúng ta để phục vụ lẫn nhau và xây dựng Vương Quốc của Chúa.

Chủ Tịch Thomas S. Monson đã dạy:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Thomas S. Monson

Tài năng của các [anh] chị em sẽ phát triển khi các [anh] chị em học hỏi và học tập. Các [anh] chị em sẽ có thể phụ giúp gia đình mình hữu hiệu hơn trong việc học của họ, và các [anh] chị em sẽ được an tâm khi biết rằng các [anh] chị em đã tự chuẩn bị cho những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống của mình. (“Ba Mục Tiêu để Hướng Dẫn Các Chị Em,” Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 119)

Hình Ảnh
những người thành niên trẻ tuổi cùng làm bài tập với nhau

Trong một số trường hợp, bởi cái chết hoặc ly hôn hoặc những hoàn cảnh ngoại lệ khác, người mẹ cần phải chu cấp cho gia đình (xin xem đoạn 7 của bản tuyên ngôn về gia đình). Trong những trường hợp khác, cả cha và mẹ cần phải đi làm để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình. Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã đưa ra một lời cảnh báo quan trọng và lời khuyên bảo hữu ích để đưa ra những quyết định liên quan đến việc cả hai cha mẹ đều đi làm:

Hình Ảnh
Chủ Tịch M. Russell Ballard

Ngày nay, có một áp lực đáng kể trong thế giới vật chất của chúng ta là phải có và chi tiêu nhiều tiền hơn. Tiếc thay, điều này khiến những người mẹ đã kết hôn phải kiếm việc làm bên ngoài để có thêm nguồn thu nhập thứ hai. Khi những người chồng, người vợ, và con cái nhận thấy sự khác biệt giữa nhu cầu cơ bản và mong muốn vật chất, họ giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình và góp phần giúp những người mẹ được ở nhà. Những quyết định để đi làm là rất khó khăn và cần phải được đưa ra một cách thành tâm, và hãy luôn luôn ghi nhớ lời khuyên bảo của các vị tiên tri tại thế về vấn đề phức tạp này. (“The Sacred Responsibilities of Parenthood,” Ensign, tháng Ba năm 2006, trang 31; xin xem thêm An Ma 37:37)

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Chúa đã giúp anh chị em, hoặc Ngài có thể giúp anh chị em như thế nào để phát triển một nguyên tắc làm việc chăm chỉ hoặc cố gắng đạt được học vấn cao hơn?

Phần 3

Các nguyên tắc tài chính nào có thể hướng dẫn tôi trong việc chu cấp cho gia đình mình?

Trái đất thuộc về Chúa (xin xem Thi Thiên 24:1). Ngài ban cho chúng ta quyền năng và quyền sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để cung cấp cho những nhu cầu về thế tục và thuộc linh của chúng ta (xin xem Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:10, 18; Giáo Lý và Giao Ước 59:18–20). Đối với Chúa, mọi sự việc đều thuộc phần linh cả, thậm chí các luật pháp thế tục của Ngài (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 29:34). Ngài biết rõ các phước lành lẫn những rủi ro về mặt thuộc linh liên quan đến việc tìm kiếm và có được tiền bạc và của cải. Ngài đã mặc khải các nguyên tắc nhằm giúp chúng ta quản lý các nguồn tài nguyên này theo những cách thức mà có thể ban phước và bảo vệ cá nhân và gia đình chúng ta.

Hình Ảnh
một người thành niên trẻ tuổi đang ngồi cạnh bàn
Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Chọn ra ít nhất hai trong số các đoạn thánh thư sau đây, hoặc tự tìm ra hai đoạn, và nhận ra các nguyên tắc quản lý tài chính một cách khôn ngoan được dạy trong các đoạn này. Hãy chuẩn bị thảo luận những điều anh chị em học được khi đến lớp.

Hình Ảnh
biểu tượng, ghi lại

Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em

Viết một số những lựa chọn khôn ngoan mà anh chị em đã đưa ra trong việc chu cấp cho những nhu cầu thế tục của mình, cũng như một số cách thức anh chị em cảm thấy mình có thể cải thiện trong nỗ lực chu cấp nhu cầu thế tục của mình.