Viện Giáo Lý
Bài Học 4 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Gia Đình Là Trọng Tâm Kế Hoạch của Cha Thiên Thượng


“Bài Học 4 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Gia Đình Là Trọng Tâm Kế Hoạch của Cha Thiên Thượng,” Tài Liệu về Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên (năm 2022)

“Bài học 4 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên

Bài Học 4 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Gia Đình Là Trọng Tâm Kế Hoạch của Cha Thiên Thượng

Gia đình là trọng tâm kế hoạch của Cha Thiên Thượng dành cho số mệnh vĩnh cửu chúng ta. Trong bài học này, học viên sẽ có cơ hội để giải thích cách mà Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va, quyền tự quyết, và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô cho phép các gia đình vĩnh cửu hình thành và tiến triển. Học viên cũng sẽ được mời đánh giá những nỗ lực cá nhân của họ trong việc gây dựng và củng cố gia đình vĩnh cửu của chính họ.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Sự Sáng Tạo trái đất và Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va cho phép các gia đình được hình thành và phát triển.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Hãy đề ra sự tương thích và mục đích. Việc bắt đầu một bài học với một câu hỏi, tình huống, hoặc vấn đề gần gũi có thể hướng học viên tham gia vào bài học và tìm kiếm thêm kiến thức. Điều này cũng có thể giúp họ thấy được cách mà những lời giảng dạy trong thánh thư và từ các vị lãnh đạo Giáo Hội thời nay cung cấp các câu trả lời và sự chỉ dẫn mà có thể hướng dẫn họ trong những tình huống thực tế trong cuộc sống. Khi các học viên thấy được sự liên quan của điều họ đang học với các tình huống và hoàn cảnh của chính họ, họ thường được thúc đẩy hơn để học hỏi và áp dụng những lời giảng dạy của phúc âm.

Hãy sắp xếp học viên thành các nhóm nhỏ, và chỉ định một người trưởng nhóm cho mỗi nhóm. Trưng ra hoặc cung cấp cho mỗi nhóm một tình huống và các câu hỏi sau đây. (Hãy cân nhắc cách anh chị em có thể sửa đổi tình huống này nếu cần để trở nên gần gũi hơn với văn hóa và cuộc sống của các học viên mình.)

Trong khi tra cứu trực tuyến cho một bài tập trên lớp, Rachel đã tìm thấy một số bài báo tranh luận rằng “gia đình truyền thống” (gồm người nam và nữ đã kết hôn và có con cái) thì không còn cần thiết trong xã hội. Một vài ngày sau trong lớp, Rachel nhận ra cô ấy đang một mình cố gắng bảo vệ tầm quan trọng của gia đình truyền thống. Nhiều bạn cùng lớp của cô xem nhẹ hoặc không hề coi trọng việc kết hôn hoặc có con cái. Đối với họ, hôn nhân và con cái cản trở sự thành đạt cá nhân của một người. Kinh nghiệm này làm cho Rachel có những băn khoăn và cảm nghĩ bất an.

  • Anh chị em nghĩ tại sao một số người cảm thấy như vậy về hôn nhân và gia đình?

  • Anh chị em học được điều gì về gia đình và kế hoạch của Cha Thiên Thượng mà có thể giúp đỡ Rachel? (Nếu cần, hãy khuyến khích học viên xem lại phần 1 của tài liệu chuẩn bị để giúp ích cho cuộc thảo luận.)

Sau khi các học viên đã có đủ thời gian để thảo luận tình huống này, hãy mời họ liệt kê lên trên bảng một số lẽ thật mà họ đã nói. Hãy xây dựng bài học dựa trên những lẽ thật này.

Anh chị em có thể mời một học viên đọc từ trí nhớ hoặc từ Môi Se 1:39 và rồi yêu cầu cả lớp giải thích câu này dạy điều gì về các mục đích của kế hoạch của Cha Thiên Thượng. Nếu cần, thì hãy hỏi học viên cách họ định nghĩa “cuộc sống vĩnh cửu” và mục đích đó liên quan như thế nào đến gia đình. (Hãy xem phần đầu trong tài liệu chuẩn bị để giúp có một định nghĩa.)

Hình Ảnh
Jehovah Creates the Earth (Đức Giê Hô Va Sáng Tạo Thế Gian), tranh do Walter Rane họa
Hình Ảnh
Leaving the Garden of Eden (Rời Khỏi Vườn Ê Đen), tranh do Joseph Brickey họa

Hãy cân nhắc trưng ra các bức tranh thể hiện Sự Sáng Tạo và Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va. Mời học viên xem lại Giáo Lý và Giao Ước 49:15–172 Nê Phi 2:22–23. Rồi hỏi các câu hỏi sau đây:

  • Sự Sáng Tạo thế gian đã giúp làm tròn các mục đích vĩnh cửu của Cha Thiên Thượng dành cho con cái của Ngài như thế nào? (Câu trả lời của học viên có thể tương tự như sau: Trái đất được tạo ra để làm một nơi cho con cái của Thượng Đế có thể được sinh ra trong các gia đình và cùng nhau tiến triển.)

  • Làm thế nào Sự Sa Ngã của A Đam đã giúp xúc tiến các mục đích của Đức Chúa Cha và cho phép trái đất “đáp ứng được mục đích sáng tạo ra nó”? (Giáo Lý và Giao Ước 49:16). (Học viên có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau, kể cả nêu lên một lẽ thật tương tự như: Nhờ có Sự Sa Ngã, A Đam và Ê Va mới có thể sinh con đẻ cái và dòng dõi của họ có thể tiến triển đến cuộc sống vĩnh cửu.)

  • Sự hiểu biết về những mục đích này của Sự Sáng Tạo và Sự Sa Ngã có thể ảnh hưởng như thế nào đến các nỗ lực của chúng ta để ưu tiên và gây dựng các gia đình vĩnh cửu của chính mình?

Qua Sự Chuộc Tội của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô đã giúp cho các gia đình có thể tồn tại vĩnh cửu.

Hãy cân nhắc thảo luận nhanh câu hỏi sau đây cùng cả lớp:

  • Vai trò của Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài là gì trong việc giúp cho các gia đình có thể tồn tại vĩnh cửu? (Hãy cân nhắc xem lại 2 Nê Phi 9:6–8, 10, 18 để giúp học viên nhận ra rằng Qua Sự Chuộc Tội của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô cung ứng cách thức cho tất cả con cái của Cha Thiên Thượng khắc phục tội lỗi và cái chết.)

Hãy trưng ra câu phát biểu sau đây của Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Hình Ảnh
Chủ Tịch M. Russell Ballard

Điểm mấu chốt kết nối tất cả—điểm mà kế hoạch của Thượng Đế và số mệnh vĩnh cửu của chúng ta phụ thuộc vào, cũng như mọi thứ khác đều phải xoay quanh—chính là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô. Sự hy sinh chuộc tội của Ngài làm cho mọi điều có thể xảy ra, kể cả một cuộc hôn nhân và gia đình đầy yêu thương, quan tâm, mang tính vĩnh cửu, và hơn cả vậy. (M. Russell Ballard, “The Opportunities and Responsibilities of CES Teachers in the 21st Century” [buổi họp tối với Vị Thẩm Quyền Trung Ương, ngày 26 tháng Hai năm 2016], ChurchofJesusChrist.org)

Hãy mời học viên xem lại điều họ đã viết để trả lời các câu hỏi ở cuối phần 2 của tài liệu chuẩn bị. (Nếu cầu thiết thì hãy cho học viên thời giờ để ghi lại hoặc bổ sung cho câu trả lời của họ.) Mời vài học viên chia sẻ điều họ đã viết. Cũng hãy cân nhắc việc chia sẻ những cảm nghĩ của anh chị em.

Để giúp học viên hành động theo điều họ đã học hôm nay, hãy chọn một hoặc cả hai ý tưởng sau đây—điều nào mà sẽ hữu ích nhất cho học viên của anh chị em.

Mời một học viên đọc to lời phát biểu của Anh Cả Robert D. Hales trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị.

  • Trong những khía cạnh nào mà anh chị em có thể thấy Sa Tan đang hoạt động để tấn công các cuộc hôn nhân và gia đình trong thời đại của chúng ta?

Hãy mời học viên dành ra một hoặc hai phút để suy ngẫm những cách thức mà Sa Tan có thể đang cố gắng tấn công cuộc hôn nhân và gia đình của chính họ (hiện tại và tương lai). Hãy khuyến khích họ cũng suy ngẫm và ghi lại những cảm nghĩ của họ về cách mà việc giữ một quan điểm vĩnh cửu có thể giúp họ đặt ưu tiên và bảo vệ gia đình mình.

Hãy cho học viên thời gian để suy ngẫm thêm các câu hỏi sau đây từ phần 3 của tài liệu chuẩn bị và ghi lại bất kỳ ấn tượng nào mà họ có thể nhận được:

  • Làm thế nào anh chị em có thể làm cho gia đình trở thành trọng tâm hơn trong cuộc sống của mình?

  • Làm thế nào anh chị em có thể mời quyền năng của Chúa vào những nỗ lực để gây dựng hoặc củng cố gia đình vĩnh cửu của chính anh chị em?

Sau khi cho họ đủ thời gian để suy ngẫm, hãy mời một vài học viên mà sẵn lòng lên chia sẻ. Khuyến khích học viên hành động theo điều họ đã cảm nhận.

Cho Buổi Học Lần Sau

Hãy cân nhắc ôn lại nhanh cùng với học viên điều họ đã học trong bốn bài học đầu tiên của khóa học này. Anh chị em có thể đề nghị rằng vào lần gặp tới, anh chị em sẽ cho họ một cơ hội để chia sẻ điều họ đã áp dụng đến hiện tại cho gia đình hoặc những người khác. Hãy mời học viên trong khi chuẩn bị cho buổi học lần sau suy nghĩ kỹ lưỡng về việc những sự lựa chọn họ đưa ra trong thể xác của họ có thể ảnh hưởng như thế nào đến gia đình và kế hoạch mà Thượng Đế dành cho họ.