Viện Giáo Lý
Bài học 16 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Đạt Được Hạnh Phúc trong Cuộc Sống Gia Đình qua Chúa Giê Su Ky Tô


“Bài học 16 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Đạt Được Hạnh Phúc trong Cuộc Sống Gia Đình qua Chúa Giê Su Ky Tô,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên (năm 2022)

“Bài học 16 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên

Bài học 16 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Đạt Được Hạnh Phúc trong Cuộc Sống Gia Đình qua Chúa Giê Su Ky Tô

“Hạnh phúc trong cuộc sống gia đình hầu như có thể đạt được khi được đặt trên những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô” (“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” ChurchofJesusChrist.org). Trong bài học này, học viên sẽ nghiên cứu cách họ có thể xây dựng nền móng của cuộc sống cá nhân và cuộc sống gia đình của họ dựa trên Chúa Giê Su Ky Tô và những lời giảng dạy của Ngài. Họ sẽ được mời nhận ra những trở ngại mà có thể ngăn cản họ làm như vậy và những cách để vượt qua những trở ngại đó.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Việc xây dựng cuộc sống cá nhân và cuộc sống gia đình dựa trên nền tảng của Chúa Giê Su Ky Tô sẽ bảo vệ và củng cố chúng ta.

Cân nhắc trưng ra tấm ảnh đi kèm về Đền Thờ Philadelphia Pennsylvania. Nhắc học viên nhớ về mục đích của nền móng của một căn nhà (xin xem phần 1 của tài liệu chuẩn bị).

Hình Ảnh
Đền Thờ Philadelphia Pennsylvania

Cùng nhau đọc câu phát biểu sau đây của Anh Cả Donald L. Hallstrom, trong đó ông miêu tả những nỗ lực kỹ thuật đã được thực hiện để tạo một nền móng vững chắc cho Đền Thờ Philadelphia Pennsylvania.

Hình Ảnh
Anh Cả Donald L. Hallstrom

Công trình kiến trúc này sẽ … bị gió và nước ngầm hủy hoại. Nếu chúng ta không tìm cách đối phó, thì những điều kiện khắc nghiệt này có thể gây thiệt hại đáng kể và thậm chí còn phá hủy tòa nhà vĩ đại cao quý này.

Khi biết các tác động này không ngừng tấn công đền thờ, các kỹ sư thiết kế và nhà thầu đã đào một cái hố sâu 32 feet (10 mét) ở bên dưới toàn bộ cấu trúc. Cái hố này được đào vào lớp đá hoa cương bản địa của Pennsylvania để tạo nên một nền móng cố định cho tòa nhà này được xây cất trên đó. Sau đó, những chân móng và nền móng bằng bê tông được gắn vào nền đá hoa cương bằng những cái neo đá để chống lại cả những cơn gió giật và dòng nước ngầm chảy xiết. Những cái neo này được khoan từ 50 đến 175 feet (15 đến 53 mét) vào trong nền đá hoa cương. …

Tôi đưa ra thông tin chi tiết như vậy để giảng dạy điểm này: không giống như việc xây cất một tòa nhà (được dùng hữu hạn), trong việc xây đắp cuộc sống trường cửu (và hy vọng là vĩnh cửu) của mình, đôi khi chúng ta quan tâm rất ít đến kỹ thuật và cách xây dựng nền tảng của chúng ta. Hậu quả là chúng ta có khả năng cao phải đương đầu và dễ dàng bị vùi dập bởi những thế lực nguy hiểm. (“Jesus Christ: Our Firm Foundation,” Ensign, tháng Tư năm 2016, trang 58)

Mời học viên ghi nhớ đoạn mô tả này về nền móng đền thờ khi anh chị em cùng nhau ôn lại Hê La Man 5:12.

  • Câu thánh thư này giảng dạy điều gì về lý do tại sao các cá nhân và gia đình cần phải xây dựng một nền móng thuộc linh dựa trên Chúa Giê Su Ky Tô? (Hãy giúp học viên nhận ra một nguyên tắc như sau: Khi các gia đình xây dựng nền móng của họ dựa trên Chúa Giê Su Ky Tô, Sa Tan sẽ không có quyền năng để tiêu diệt họ.)

  • “[N]hững ngọn gió mạnh, … những mũi tên trong cơn gió lốc … những trận mưa đá … [những] cơn bão tố mãnh liệt” thông thường mà kẻ nghịch thù dùng để chống lại các gia đình trong thời kỳ chúng ta là gì?

  • Một số những cách thức mà các cá nhân và gia đình có thể xây dựng nền móng của họ dựa trên Chúa Giê Su Ky Tô là gì? (Là một phần của cuộc thảo luận này, hãy cân nhắc mời học viên chia sẻ những gì họ học được từ các câu phát biểu của Anh Cả David A. BednarAnh Cả Hallstrom, cũng như sinh hoạt “Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em” trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.)

  • Anh chị em hoặc gia đình mình đã có những kinh nghiệm nào về việc xây dựng một nền móng dựa trên Chúa Giê Su Ky Tô mà đã giúp để chống lại hoặc vượt qua những cơn bão tố khác nhau?

Việc sống theo những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô mang đến hạnh phúc trong cuộc sống gia đình.

Trưng bày câu sau đây từ bản tuyên ngôn về gia đình: “Hạnh phúc trong cuộc sống gia đình hầu như có thể đạt được khi được đặt trên những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô” (“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” ChurchofJesusChrist.org).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Khuyến khích học viên tham gia. Hãy tìm kiếm những cách thức để khuyến khích tất cả các học viên tham gia trong lớp học. Mỗi học viên đều có lai lịch, sở thích, hy vọng và thử thách riêng biệt giúp bổ sung cho sự hiểu biết sâu sắc và những câu hỏi của họ. Những quan điểm khác biệt của học viên có thể ban phước cho các học viên khác trong lớp học theo những cách cá nhân. Việc lắng nghe kỹ trong khi học viên tham gia cũng có thể giúp anh chị em đánh giá những nhu cầu và mối bận tâm của họ.

Hãy mời học viên mở ra đoạn thánh thư họ tìm được có chứa đựng một lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô mà đã mang đến cho họ hạnh phúc trong cuộc sống cá nhân hoặc cuộc sống gia đình khi họ áp dụng lời giảng dạy đó. (Xin xem phần 2 của tài liệu chuẩn bị. Anh chị em có thể cần cho học viên một vài phút để xác định một đoạn.)

Chia lớp học ra thành các nhóm nhỏ. Mời học viên chia sẻ các đoạn thánh thư của họ, cùng với câu trả lời của họ cho câu hỏi sau đây (anh chị em có thể muốn trưng ra hoặc viết câu hỏi đó lên trên bảng):

  • Làm cách nào mà cách giảng dạy phúc âm này có thể ban phước cho một cá nhân, một cuộc hôn nhân, hoặc một gia đình?

Sau khi đã cho học viên đủ thời gian, hãy cân nhắc mời một vài học viên chia sẻ với cả lớp những gì họ học được trong nhóm thảo luận của mình.

Mời học viên yên lặng xem lại 4 Nê Phi 1:1, 11–13, 15–18, tìm kiếm những từ hoặc cụm từ ngụ ý những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi mà những người này đã chọn để sống theo. Mời các học viên chia sẻ điều họ tìm thấy.

  • Những phước lành nào mà một gia đình có thể nhận được khi họ cố gắng cùng với nhau sống theo những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi? Anh chị em đã thấy tấm gương về các loại phước lành như vậy ở đâu?

  • Một số những cách thức mà kẻ nghịch thù cố gắng ngăn cản chúng ta nhận được các phước lành này là gì? (Nếu cần, anh chị em có thể mời học viên xem lại các ví dụ trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị.)

Trưng ra câu phát biểu sau đây của Anh Cả Bradley D. Foster, người từng phục vụ với tư cách là một thành viên của Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi:

Hình Ảnh
Anh Cả Bradley D. Foster

Một sự xao lãng không cần phải là xấu xa mới có hiệu quả. (“Mẹ Bảo Con Như Vậy,” Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 99)

  • Một số những sự xao lãng nào mà vốn dĩ không phải là điều xấu xa nhưng có thể ngăn cản chúng ta có được nền tảng vững chắc dựa trên Chúa Giê Su Ky Tô và những lời giảng dạy của Ngài? Anh chị em đã làm gì để giảm thiểu hoặc loại bỏ một hoặc một số những sự xao lãng này ra khỏi cuộc sống của mình?

  • Những phước lành nào mà người ta có thể bỏ lỡ nếu nền tảng của họ được xây dựng trên một số yếu tố như truyền thống văn hóa, thú tiêu khiển, hoặc tiền bạc?

Cân nhắc những cách thức anh chị em có thể giúp học viên hành động một cách đầy ý nghĩa theo những điều họ học được trong bài học này. Ví dụ, anh chị em có thể cho học viên một vài phút để xem lại câu phát biểu của Anh Cả Gary E. Stevensonsinh hoạt “Hành Động” trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị. Sau đó mời học viên viết xuống bất kỳ suy nghĩ nào khác mà họ muốn bổ sung liên quan đến mục tiêu hoặc kế hoạch của họ.

Anh chị em có thể kết thúc bằng cách chia sẻ chứng ngôn của mình về niềm hạnh phúc mà anh chị em đã cảm nhận được trong cuộc sống cá nhân và cuộc sống gia đình của mình trong khi xây dựng nền móng dựa trên Chúa Giê Su Ky Tô và những lời giảng dạy của Ngài.

Cho Buổi Học Lần Sau

Mời học viên suy ngẫm về những lúc mà họ đã thấy một cặp vợ chồng hợp tác cùng nhau với tư cách là hai người bạn đời bình đằng. Họ cũng có thể nghĩ về những lúc mà họ đã chứng kiến các cặp vợ chồng không hợp tác cùng nhau với tư cách là hai người bạn đời bình đẳng vì một số lý do nào đó. Khuyến khích học viên nghiên cứu tài liệu cho buổi học lần sau với các ví dụ này trong tâm trí và xác định loại quan hệ cộng tác nào họ muốn có trong chính hôn nhân của họ.