Viện Giáo Lý
Bài Học 24 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Đối Phó Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Thần với Hy Vọng và Lòng Cảm Thông


“Bài Học 24 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Đối Phó Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Thần với Hy Vọng và Lòng Cảm Thông,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên (năm 2022)

“Bài Học 24 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên

Bài Học 24 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Đối Phó Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Thần với Hy Vọng và Lòng Cảm Thông

Những thử thách về sức khỏe tâm thần có thể là một phần quan trọng trong kinh nghiệm trần thế của chúng ta. Trong bài học này, học viên sẽ có cơ hội để nhận ra cách họ có thể cải thiện sức khỏe tâm thần và cảm xúc. Học viên cũng sẽ suy ngẫm cách họ sẽ phản ứng với lòng trắc ẩn nhiều hơn đối với những người trong gia đình và những người khác mà có thể trải qua những thử thách về sức khỏe tâm thần hoặc trong những hoàn cảnh liên quan đến tự tử.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Chúng ta ban phước cho bản thân và gia đình mình khi chúng ta cố gắng duy trì và cải thiện sức khỏe tâm thần.

Đưa ra các phần tham khảo thánh thư sau đây: Gióp 6:1–3; 1 Nê Phi 18:17–18; An Ma 26:26–27. Mời học viên đọc thầm một trong các đoạn này và tìm kiếm những thử thách về sự an lạc về mặt tâm thần hoặc cảm xúc của những cá nhân này. Yêu cầu học viên chia sẻ điều họ tìm được. Khi học viên trả lời, anh chị em có thể muốn liệt kê những câu trả lời của họ lên trên bảng.

  • Có những loại thử thách và hoàn cảnh nào khác mà có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sự an lạc về mặt tâm thần hoặc cảm xúc của chúng ta không? (Liệt kê các câu trả lời của học viên lên trên bảng.)

  • Tại sao có thể là hữu ích để biết rằng việc đối mặt với những thử thách đối với sức khỏe tâm thần và cảm xúc của chúng ta có thể là một phần bình thường trong kinh nghiệm trần thế của chúng ta?

Nhắc nhở học viên rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng “từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm” (Ê Sai 53:3). Mời học viên chia sẻ những kinh nghiệm mà Đấng Cứu Rỗi đã có để minh hoạ cho sự ứng nghiệm lời tiên tri của Ê Sai.

Đưa ra các phần tham khảo thánh thư sau đây: Ma Thi Ơ 14:22–23; Mác 1:35; 6:31, 46; Lu Ca 5:16. Mời học viên đọc thầm một hoặc nhiều đoạn này và tìm kiếm những bài học chúng ta có thể học hỏi từ những hành động của Chúa. Yêu cầu học viên chia sẻ điều họ tìm được, và giúp họ nhận ra lẽ thật sau đây: Chúng ta noi theo gương Chúa Giê Su Ky Tô khi chúng ta dành thời gian để nghỉ ngơi, yên lặng, và cầu nguyện.

  • Tại sao là quan trọng để tích cực chăm sóc cho sức khỏe tâm thần và cảm xúc của anh chị em? (Cân nhắc đọc câu phát biểu của Chủ Tịch M. Russell Ballard trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.)

Cho học viên một vài phút để suy ngẫm và ghi lại một cách mà họ có thể tăng cường sức khỏe tâm thần hoặc cảm xúc và lập ra một kế hoạch đơn giản để làm điều này. Cân nhắc hướng học viên đến những câu hỏi trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị để có ý tưởng.

Chúng ta có thể phản ứng với tình yêu thương và lòng trắc ẩn giống như Đấng Ky Tô đối với những người trải qua những thử thách về sức khỏe tâm thần.

Trưng ra và đọc các câu chuyện sau đây về những người đã trải qua những thử thách về sức khỏe tâm thần, như đã được Chị Reyna I. Aburto chia sẻ. Mời học viên suy ngẫm về cảm nghĩ của họ khi nghe những câu chuyện này.

Hình Ảnh
Chị Reyna I. Aburto

Con gái tôi có lần đã viết: “Có những lúc … [mà] con cảm thấy lúc nào cũng vô cùng buồn chán. Con luôn nghĩ rằng nỗi buồn chán là một điều đáng hổ thẹn, và đó là dấu hiệu của sự yếu ớt. Vì thế nên con không nói cho ai biết về nỗi buồn của mình. … Con đã cảm thấy hoàn toàn vô giá trị” [trang blog của Chị Elena Aburto, hermanaelenaaburto.blogspot.com/2015/08].

Một người bạn miêu tả điều đó như sau: “Kể từ khi còn ấu thơ, tôi đã luôn luôn chống chọi với những cảm giác vô vọng, mơ hồ, cô đơn, và sợ hãi và cảm thấy như mình luôn tuyệt vọng và đầy khuyết điểm. Tôi đã làm đủ mọi cách để che giấu nỗi đau của mình và không bao giờ cho người ta nghĩ rằng tôi không thành công và không mạnh mẽ” [thư riêng tư]. (“Dẫu Khi Nắng Mưa Xin ở Cùng Với Tôi Hoài!,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 57)

  • Anh chị em có những ý nghĩ và cảm nghĩ nào khi lắng nghe những câu chuyện này?

Đưa cho mỗi học viên một bản sao tờ giấy phát tay đi kèm, hoặc trưng ra các câu hỏi để mọi người đều thấy. Mời học viên đọc và tự mình suy ngẫm những câu hỏi. Sau khi đã có đủ thời gian, sắp xếp các học viên thành các nhóm nhỏ và yêu cầu học viên chia sẻ suy nghĩ của họ về một hoặc hai câu hỏi mà khiến họ đồng cảm.

Những Thử Thách về Sức Khỏe Tâm Thần

Tài Liệu Hôn Nhân Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên—Bài Học 24

  • Làm cách nào những người trải qua thử thách về sức khỏe tâm thần có thể được ban phước bằng cách nhận thức và nói về những thử thách đó? Tại sao có thể là quan trọng để cho những người này tìm kiếm sự giúp đỡ từ một vị lãnh đạo Giáo Hội hoặc một chuyên gia y tế có năng lực?

  • Nếu một người trong gia đình hoặc người bạn chia sẻ với anh chị em rằng người ấy đang trải qua một thử thách về sức khỏe tâm thần, thì (những) điều quan trọng nhất mà anh chị em có thể nói hoặc làm là gì? (Cân nhắc xem lại câu phát biểu của Chị Cheryl A. Esplin trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.) Một số điều mà sẽ không giúp ích để nói hoặc làm là gì? Có khi nào anh chị em đã thấy một người nào đó đáp ứng theo cách giống như Đấng Ky Tô đối với thử thách về sức khỏe tâm thần của một người khác không?

  • Hãy suy ngẫm về những gì Chúa Giê Su Ky Tô hiểu về những thử thách về sức khỏe tâm thần của chúng ta. (Anh chị em có thể muốn đọc An Ma 7:11–12.) Làm cách nào anh chị em có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài nếu anh chị em đang chịu đựng một thử thách về sức khỏe tâm thần hoặc nếu anh chị em đang giúp đỡ một người nào đó đang gặp tình trạng này?

Những Thử Thách về Sức Khỏe Tâm Thần

Hình Ảnh
tài liệu phát tay của giảng viên

Sau khi đã thấy có đủ thời gian, hãy mời một vài học viên chia sẻ những điều họ đã học được trong nhóm.

Chúng ta có thể làm gì để giúp ngăn ngừa tự tử hoặc giúp đỡ những người bị mất người thân vì tự tử.

Nhắc nhở học viên rằng những thử thách nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần có thể là những yếu tố nguy hiểm dẫn đến tự tử. Mời học viên xem lại Mô Si A 18:8–9 và chia sẻ cách những lời giảng dạy trong đoạn này có thể hướng dẫn chúng ta trong việc giúp đỡ những người đang vật lộn với ý nghĩ tự tử. (Khi học viên chia sẻ, họ có thể nhận ra một lẽ thật tương tự như sau: Là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta được kêu gọi để mang gánh nặng lẫn cho nhau và than khóc với những người đang than khóc.)

  • Anh chị em đã thấy nguyên tắc này được thực hiện trong những cách thức nào? Những hành động cụ thể nào khác mà anh chị em có thể thực hiện với tư cách là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô để giúp ngăn chặn tự tử?

  • Làm thế nào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp những người đang vật lộn với ý nghĩ tự tử? Làm thế nào Hai Ngài có thể giúp những cá nhân bị mất người thân vì tự tử?

Cho học viên một vài phút để ghi lại những điều họ có thể làm để phản ứng với tình yêu thương và lòng trắc ẩn giống như Đấng Ky Tô đối với thử thách về sức khỏe tâm thần của một người nào khác hoặc trong những hoàn cảnh liên quan đến tự tử.

Cho Buổi Học Lần Sau

Cân nhắc việc đặt ra những câu hỏi sau đây vào cuối buổi học hoặc trong một tin nhắn trong tuần. Mời học viên nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho buổi học lần sau với những câu hỏi này trong tâm trí.

  1. Trong những cách thức nào sự hối cải của anh chị em có thể ảnh hưởng tới sự an lạc của gia đình mình?

  2. Làm thế nào anh chị em có thể nhận được sự giúp đỡ để tha thứ cho một người trong gia đình mà đã làm phật lòng hoặc tổn thương anh chị em?