Viện Giáo Lý
Bài học 20 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Trách Nhiệm Thiêng Liêng của Người Cha


“Bài học 20 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Trách Nhiệm Thiêng Liêng của Người Cha,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên (năm 2022)

“Bài học 20 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên

Bài học 20 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Trách Nhiệm Thiêng Liêng của Người Cha

Cha Thiên Thượng đã chỉ định các con trai của Ngài trách nhiệm thiêng liêng để bảo vệ gia đình của họ. Trong bài học này, học viên sẽ giải thích những cách thức mà người nam có thể làm tròn trách nhiệm này. Họ sẽ thảo luận cách Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô nêu gương hoàn hảo về vai trò của những người cha để bảo vệ gia đình họ. Học viên cũng sẽ suy ngẫm và hoạch định cách họ có thể trông cậy vào sự giúp đỡ từ thiên thượng khi họ chia sẻ trách nhiệm thiêng liêng này với vợ của họ.

Lưu ý: Các trách nhiệm của người nam để chủ tọa và chu cấp cho gia đình mình đã được thảo luận trong các bài học trước.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Thượng Đế là tấm gương hoàn hảo trong vai trò làm cha.

Là một phần của thời gian họp mặt đầu giờ cho bài học này, hãy cân nhắc hát một bài thánh ca liên quan đến Cha Thiên Thượng của chúng ta.

Anh chị em có thể bắt đầu bài học bằng cách trưng ra một tấm ảnh một người cha cùng gia đình mình và hỏi những người nam trong lớp học câu hỏi sau đây:

  • Các anh em có những suy nghĩ, cảm nghĩ, hoặc lo lắng nào về việc làm cha?

Sau đó hỏi lớp học:

  • Anh chị em nghĩ một số những thử thách lớn nhất để trở thành một người cha ngay chính trong thời kỳ của chúng ta là gì? (Cân nhắc mời học viên xem lại lời phát biểu của Chủ Tịch Linda K. Burton trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.)

  • Những sự khác biệt nào giữa quan điểm của một số người và của Thượng Đế về cương vị làm cha?

Nhắc học viên nhớ rằng trong khi học tài liệu chuẩn bị, họ đã học được rằng Cha Thiên Thượng là một tấm gương hoàn hảo về vai trò làm một người cha ngay chính (xin xem lời phát biểu của Anh Cả D. Todd Christofferson trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Nhấn mạnh đến các tấm gương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Đấng Cứu Rỗi đã dạy các môn đồ Ngài phải giống như Ngài vậy (xin xem 3 Nê Phi 27:27). Hãy tìm những cách thức để nhấn mạnh đến các tấm gương hoàn hảo của Ngài và của Cha Thiên Thượng khi anh chị em thảo luận các lẽ thật trong lớp học.

Giải thích rằng chúng ta cũng có thể học các nguyên tắc để làm một người cha ngay chính từ việc học hỏi về tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô. Cùng nhau ôn lại Giăng 10:11–15, và thảo luận những điều học viên đã học được về việc làm một người cha ngay chính từ vai trò của Đấng Cứu Rỗi với tư cách là Đấng Chăn Hiền Lành của chúng ta.

  • Người nam có thể cần phải “phó [mặc]” (câu 15), hoặc từ bỏ, những gì để làm tròn các bổn phận thiêng liêng của mình với tư cách người cha? (Cân nhắc chia sẻ câu phát biểu sau đây của Anh Cả Christofferson là một phần của cuộc thảo luận: “[Những người nam] chúng ta hãy dẹp bỏ những ý niệm phóng đại về chủ nghĩa cá nhân và sự tự quản trong nền văn hóa hiện nay và trước hết hãy nghĩ đến hạnh phúc và sự an lạc của người khác” [“Những Người Cha,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 96].)

Để giúp học viên nhận ra nhiều nguyên tắc hơn từ tấm gương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô, hãy sắp xếp học viên thành các nhóm nhỏ và chỉ định một người trưởng nhóm cho mỗi nhóm. Mời học viên nói về bài tập của họ trong sinh hoạt “Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em” trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị như là một phần của cuộc thảo luận.

Sau khi đã cho học viên đủ thời gian, hãy mời một vài học viên chia sẻ với cả lớp các nguyên tắc họ đã thảo luận trong nhóm của mình. Anh chị em có thể mời một học viên làm người ghi chép và liệt kê các nguyên tắc này lên trên trên bảng.

Người cha có trách nhiệm thiêng liêng để bảo vệ gia đình họ.

Vẫn trong các nhóm đó, mời các học viên làm sinh hoạt sau đây. Đưa cho một nửa số trưởng nhóm một bản sao của “Tài Liệu Phát Tay của Nhóm A” và nửa còn lại một bản sao của “Tài Liệu Phát Tay của Nhóm B.” Mời học viên làm theo những chỉ dẫn trong các tài liệu phát tay này.

Tài Liệu Phát Tay của Nhóm A—Ảnh Hưởng Bảo Vệ của một Người Cha Đầy Yêu Thương và Toàn Tâm Toàn Ý

Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên—Bài Học 20

Mời một học viên trong nhóm đọc to lời phát biểu của Chủ Tịch M. Russell Ballard trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị. Rồi hỏi nhóm của anh chị em:

  • Trong một số phương diện nào mà một người cha có thể làm tròn trách nhiệm thiêng liêng để bảo vệ gia đình mình?

Chia sẻ câu phát biểu sau đây của Anh Cả D. Todd Christofferson với nhóm của anh chị em: “Người cha là đặc biệt cần đến và không thể thay thế được” (“Những Người Cha,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 93). Rồi hỏi nhóm của anh chị em:

  • Trong những phương diện nào mà người cha là “đặc biệt cần đến và không thể thay thế được”? (Anh chị em có thể gợi ý để nhóm của anh chị em tham khảo những lời giảng dạy trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị khi họ thảo luận câu hỏi này.)

  • Trong những phương diện nào anh chị em đã được ban phước và bảo vệ bởi tình yêu thương và sự toàn tâm toàn ý của một người cha ngay chính hoặc một người mà anh chị em coi như cha trong cuộc đời mình?

Tài Liệu Phát Tay của Nhóm A—Ảnh Hưởng Bảo Vệ của một Người Cha Đầy Yêu Thương và Toàn Tâm Toàn Ý

Hình Ảnh
tài liệu phát tay của giảng viên A

Tài Liệu Phát Tay của Nhóm B—Bảo Vệ Gia Đình qua Sự Mặc Khải Thiêng Liêng và Quyền Năng của Chức Tư Tế

Tài Liệu Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên—Bài Học 20

Cùng nhau ôn lại Ma Thi Ơ 2:13–15, tìm kiếm những cách mà Giô Sép và Ma Ri đã bảo vệ Chúa Giê Su.

  • Chúng ta có thể học hỏi được điều gì từ câu chuyện này về việc những người cha có thể nhận được sự giúp đỡ từ đâu để dẫn dắt và bảo vệ gia đình họ? Sự mặc khải có thể giúp người cha trong thời kỳ của chúng ta như thế nào?

Mời một nhóm tín hữu đọc to câu phát biểu của Chủ Tịch Boyd K. PackerChủ Tịch Russell M. Nelson trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị. Rồi hỏi nhóm của anh chị em:

  • Điều gì nổi bật đối với anh chị em trong những câu trên, và tại sao?

  • Trong những phương diện nào anh chị em đã được bảo vệ bởi sự mặc khải thiêng liêng hoặc quyền năng của chức tư tế của một người cha ngay chính hoặc một người anh chị em coi như cha trong cuộc đời mình?

Tài Liệu Phát Tay của Nhóm B—Bảo Vệ Gia Đình qua Sự Mặc Khải Thiêng Liêng và Quyền Năng của Chức Tư Tế

Hình Ảnh
tài liệu phát tay của giảng viên A

Sau khi đã cho học viên đủ thời gian, mời một học viên từ nhóm đã nghiên cứu “Tài Liệu Phát Tay của Nhóm A” và một học viên từ nhóm đã nghiên cứu “Tài Liệu Phát Tay của Nhóm B” chia sẻ với cả lớp điều họ học được từ những cuộc thảo luận của họ. Để bổ sung cho việc học tập của học viên, hãy cân nhắc chia sẻ một ví dụ về việc anh chị em đã được ban phước và bảo vệ như thế nào nhờ tình yêu thương, sự toàn tâm toàn ý, sự mặc khải thiêng liêng, hoặc quyền năng của chức tư tế của một người cha ngay chính hoặc một người mà anh chị em coi như cha trong cuộc đời mình. (Hoặc anh chị em có thể chia sẻ một ví dụ từ cuộc đời của Anh Cả Gary E. Stevenson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Cha của Anh Cả Stevenson nhận được một lời cảnh báo từ Thánh Linh đã bảo vệ Anh Cả Stevenson khỏi một con rắn khi ông còn là một cậu bé [xin xem Robert D. Hales, “Elder Gary E. Stevenson: An Understanding Heart,” Ensign, tháng Sáu năm 2016, trang 26].)

Anh chị em có thể muốn giải thích rằng với tư cách là những người cộng sự bình đẳng trong hôn nhân, người phụ nữ với tư cách người vợ và người mẹ chia sẻ trách nhiệm để bảo vệ gia đình của họ. Người chồng và người vợ cần hợp tác và hội ý với nhau khi họ làm tròn bổn phận thiêng liêng này.

Cho học viên thời gian để suy ngẫm những câu hỏi sau đây và ghi lại bất kỳ ấn tượng nào họ nhận được (anh chị em có thể muốn trưng ra các câu hỏi này):

  • Anh chị em có thể làm gì bây giờ để yêu thương và bảo vệ gia đình mình và những người khác được tốt hơn?

  • Làm cách nào anh chị em có thể hỗ trợ những người đàn ông trong cuộc đời mình để trở thành những người bảo vệ xứng đáng cho gia đình họ và những người khác?

  • Chúa đã giúp đỡ anh chị em như thế nào trong những nỗ lực này?

Để kết thúc bài học, anh chị em hoặc một học viên có thể làm chứng về tầm quan trọng của người cha và việc họ cần phải noi theo tấm gương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô trong việc làm tròn các trách nhiệm thiêng liêng trong gia đình.

Cho Buổi Học Lần Sau

Cân nhắc khuyến khích học viên nghĩ đến con cái họ hiện đang có hoặc con cái trong tương lai khi họ học tài liệu chuẩn bị cho buổi học lần sau. Anh chị em cũng có thể yêu cầu học viên nhớ lại những lúc trong thời thơ ấu của họ khi họ cảm thấy được yêu thương, bị kỷ luật, hoặc học cách phục vụ người khác.