Viện Giáo Lý
Bài Học 15: Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình


15

Công Việc Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình

Lời Giới Thiệu

Những người truyền giáo tương lai và toàn thời gian có thể xúc tiến công việc cứu rỗi bằng cách học hỏi về công việc đền thờ và lịch sử gia đình, rồi sau đó giúp những người khác cảm nhận được những cảm giác của Thánh Linh mà đi cùng công việc này. Lịch sử gia đình có thể là phương tiện mạnh mẽ trong việc tìm người để giảng dạy và củng cố đức tin của những người mới cải đạo và các tín hữu kém tích cực. Việc tham gia vào công việc lịch sử gia đình hướng lòng của mọi người đến các tổ tiên của họ và đến Chúa. Lịch sử gia đình là một công cụ mà những người truyền giáo có thể sử dụng để mời những người khác đến với Đấng Ky Tô và nhận được các giáo lễ cứu rỗi.

Chuẩn Bị Trước

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Tầm Quan Trọng của Lễ Thiên Ân trong Đền Thờ

Trưng bày một tấm hình của một đền thờ gần đó, rồi sau đó đọc đoạn trích dẫn từ Chủ Tịch Howard W. Hunter:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Howard W. Hunter

“Chúng ta hãy chuẩn bị cho mỗi người truyền giáo để vào đền thờ một cách xứng đáng, và làm cho kinh nghiệm đó thậm chí còn nổi bật hơn cả việc nhận được sự kêu gọi phục vụ truyền giáo” (“Follow the Son of God,” Ensign, tháng Mười Một năm 1994, 88).

Để nhấn mạnh, anh chị em có thể đọc lại đoạn trích dẫn rồi sau đó hỏi các sinh viên:

  • Trong những phương diện nào việc vào đền thờ có thể “nổi bật hơn” là nhận được một sự kêu gọi phục vụ truyền giáo? (Câu trả lời có thể gồm có những điều sau: mặc dù việc phục vụ truyền giáo là tạm thời, nhưng các giao ước chúng ta lập trong đền thờ là vĩnh cửu; các phước lành đền thờ mang đến sức mạnh cho những người truyền giáo xứng đáng.)

Yêu cầu một sinh viên đọc to đoạn đầu tiên trong phần “Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình” ở trang 96 của Sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Rồi hỏi:

  • Một số phước lành nào chúng ta đã nhận được trong đền thờ?

  • Làm thế nào các phước lành này giúp một người đang cố gắng đến với Đấng Ky Tô?

Để thấy cách những người truyền giáo được ban phước bằng cách tham dự đền thờ trước khi phục vụ truyền giáo, hãy yêu cầu lớp học giở đến Giáo Lý và Giao Ước 109:22–23, và giải thích rằng các câu này là một phần của lời cầu nguyện cung hiến Đền Thờ Kirtland. Mời một sinh viên đọc to các câu này trong khi cả lớp dò theo, cùng tìm kiếm các phước lành của đền thờ mà các tôi tớ của Chúa nhận được. Sau đó giúp các sinh viên nhận ra một nguyên tắc được giảng dạy trong các câu này bằng cách hỏi câu hỏi sau đây:

  • Làm thế nào các câu này giúp các em hiểu tại sao là điều quan trọng để những người truyền giáo nhận được các phước lành của đền thờ trước khi đi phục vụ truyền giáo? (Câu trả lời của sinh viên có thể được tóm tắt bởi nguyên tắc này: Việc nhận được các phước lành đền thờ cho phép những người truyền giáo đi vào thế gian với sự giúp đỡ thiêng liêng và với quyền năng. Hãy cân nhắc việc viết nguyên tắc này lên trên bảng.)

Trưng ra lời phát biểu sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, và mời một sinh viên đọc to đoạn đó:

Hình Ảnh
Anh Cả Jeffrey R. Holland

“Thật là vô cùng quan trọng đối với các em để hiểu rằng việc vào đền thờ để làm lễ thiên ân cho bản thân mình … [là] một phần quan trọng của sự chuẩn bị cho công việc truyền giáo của các em. … [Các em cần] hiểu tầm quan trọng của các giao ước đền thờ này [và] mối liên hệ không thể tách rời giữa lễ thiên ân của các em ở trong đền thờ và sự thành công trong công việc truyền giáo của mình. Thật vậy, chính từ lễ thiên ân truyền đạt nguyên tắc căn bản của mối liên hệ quan trọng đó. Lễ thiên ân là một ân tứ. …

“Các em biết rằng mình không thể một mình làm công việc này. Chúng ta cần phải có sự giúp đỡ của thiên thượng, chúng ta cần phải có các ân tứ của Thượng Đế. … Công việc này vô cùng nghiêm túc và sự chống đối của kẻ nghịch thù đối với công việc này nhiều đến mức chúng ta cần mọi quyền năng thiêng liêng để gia tăng nỗ lực của mình và giúp Giáo Hội tiến triển vững vàng” (“Keeping Covenants: A Message for Those Who Will Serve a Mission,” New Era, tháng Giêng năm 2012, 3–4).

Hãy hỏi:

Giải thích rằng trước khi nhận được lễ thiên ân trong đền thờ, các tín hữu xứng đáng cần phải nhận được một giấy giới thiệu vào đền thờ từ các vị lãnh đạo chức tư tế địa phương của họ. Sau đó trưng ra lời phát biểu sau đây và mời một sinh viên đọc to cho cả lớp nghe:

“Một giấy giới thiệu vào đền thờ cho biết rằng chúng ta đã được thấy là xứng đáng qua việc phỏng vấn với một thành viên trong giám trợ đoàn hoặc chủ tịch chi nhánh của mình và cũng có một cuộc phỏng vấn với một thành viên trong chủ tịch đoàn giáo khu hoặc chủ tịch đoàn phái bộ truyền giáo. Các cuộc phỏng vấn xin giấy giới thiệu vào đền thờ là các cơ hội cho chúng ta để xem xét sự xứng đáng của mình. Trong mỗi cuộc phỏng vấn này, các vị lãnh đạo chức tư tế sẽ hỏi chúng ta về tư cách cá nhân và đức tin của chúng ta. Các vị lãnh đạo chức tư tế đều giữ cho các cuộc phỏng vấn này được riêng tư và kín mật. …

“Sau đây là một số đề tài các vị lãnh đạo chức tư tế sẽ hỏi anh chị em:

  1. Chứng ngôn của các em về Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô và Đức Thánh Linh.

  2. Xem các em có tán trợ Chủ Tịch của Giáo Hội không.

  3. Xem các em có sống theo luật trinh khiết, đóng tiền thập phân, thật thà với những người khác, và giữ Lời Thông Sáng không.

  4. Các em có cố gắng tham dự nhà thờ, tuân giữ các giáo lệnh mà mình đã lập, và giữ cho cuộc sống của mình vâng theo các giáo lệnh của phúc âm không” (“Being Worthy to Enter the Temple,” Ensign, tháng Tám năm 2010, trang 8–9; hoặc Liahona, tháng Tám năm 2010, trang 12–13).

  • Trong những phương diện nào mà những điều kiện đòi hỏi về sự xứng đáng giúp các em hiểu bản chất thiêng liêng của đền thờ và sự kêu gọi của các em với tư cách là người truyền giáo?

  • Nếu không phải là quá thiêng liêng hay riêng tư, những kinh nghiệm nào các em có thể chia sẻ mà đã giúp các em hiểu và cảm nhận được tầm quan trọng của đền thờ và công việc được thực hiện trong đó?

Cho các sinh viên cân nhắc điều gì họ sẽ cần phải làm để xứng đáng nhận được lễ thiên ân của mình.

Trước khi tiếp tục, anh chị em có thể nêu ra cho sinh viên thấy rằng với tư cách là người truyền giáo, họ cần làm hết sức có thể để khuyến khích những người mới cải đạo chuẩn bị để đi đền thờ. Những người mới cải đạo nào đi tới đền thờ để thực hiện các phép báp têm thay cho các tổ tiên của họ đều sẽ có khuynh hướng nhiều hơn để tiếp tục tích cực và sau đó đi đến đền thờ để nhận được lễ thiên ân và lễ gắn bó trong đền thờ. Kết thúc phần này của bài học bằng cách chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về đền thờ và sức mạnh thuộc linh anh chị em nhận được từ việc thờ phượng ở trong đó.

Kế Hoạch của Thượng Đế để Cứu Chuộc Người Chết

Nhắc các sinh viên nhớ rằng sau khi Chúa Giê Su Ky Tô chết, Ngài đã thăm viếng thế giới linh hồn (xin xem 1 Phi E Rơ 3:18–20; 4:6). Sau đó mời các sinh viên giở đến Giáo Lý và Giao Ước 138:29–35. Giải thích rằng phần này chứa đựng câu chuyện về khải tượng của Chủ Tịch Joseph F. Smith về thế giới linh hồn. Mời một vài sinh viên thay phiên nhau đọc to các câu. Rồi hỏi:

  • Đấng Cứu Rỗi đã làm gì để tổ chức việc rao giảng phúc âm cho người chết ở thế giới linh hồn?

  • Bằng cách nào các câu 33–35 giúp chúng ta hiểu những cách thức mà qua đó những người chấp nhận phúc âm ở thế giới linh hồn có thể nhận được các giáo lễ cứu rỗi? (Những người chấp nhận sứ điệp phúc âm có thể có các giáo lễ cứu rỗi mà được thực hiện thay cho họ.)

Cho một cặp sinh viên thay phiên nhau đọc to hai đoạn cuối trong phần “Đền Thờ và Lịch Sử Gia Đình” ở trang 96 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Rồi hỏi:

  • Làm thế nào kế hoạch của Chúa mang đến cho người đã qua đời mà không nhận được các giáo lễ phúc âm thiết yếu? (Người sống có thể thực hiện các giao ước cứu rỗi thay cho những người đã chết)

Sứ Mệnh của Ê Li

Giải thích rằng Ê Li là một vị tiên tri thời Cựu Ước đã sống vào khoảng năm 900 Trước CN. Tiên tri Ma La Chi đã tiên tri rằng Ê Li sẽ trở lại thế gian (xin xem Ma La Chi 4:5–6), và khi Mô Rô Ni hiện đến cùng Joseph Smith vào năm 1823, ông đã nói lại rằng Ê Li sẽ trở lại. Cho một sinh viên đọc to Joseph Smith—Lịch Sử 1:38–39 trong khi cả lớp dò theo, cùng tìm kiếm điều gì Mô Rô Ni đã dạy về Ê Li. Hãy hỏi:

  • Joseph Smith đã học được điều gì về Ê Li? (Mặc dù sinh viên có thể sử dụng các từ khác nhau, nhưng họ cần hiểu rằng trước Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô, Ê Li sẽ trở lại thế gian và để cho con cái trở lại cùng ông cha của mình.)

  • Lòng con cái sẽ trở lại cùng ông cha của mình có nghĩa là gì? (Các cá nhân sẽ trở nên quan tâm và lo lắng về tình trạng hạnh phúc của các gia đình của mình trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Mối quan tâm này là một phần của những điều thúc đẩy con người tìm kiếm hồ sơ của những người thân đã qua đời của họ và tham gia vào các giáo lễ thay cho những người này.)

Giải thích cho các sinh viên rằng một tuần sau khi Đền Thờ Kirtland được làm lễ cung hiến vào năm 1836, nhiều sự kiện đặc biệt đã xảy ra mà được ghi lại trong Giáo Lý và Giao Ước 110. Mời một sinh viên đọc to Giáo Lý và Giao Ước 110:13–16 trong khi cả lớp dò theo cùng tìm kiếm điều gì Ê Li đã phục hồi trên thế gian. Hỏi các sinh viên:

  • Ê Li đã phục hồi các chìa khóa nào cho Joseph Smith? (Nếu cần, hãy mời các sinh viên xem trong Giáo Lý và Giao Ước 110:16, cước chú a, để giúp họ hiểu rằng Ê Li đã phục hồi các chìa khóa gắn bó của chức tư tế.)

Để giúp các sinh viên hiểu cách các chìa khóa gắn bó của chức tư tế ban phước cho các gia đình, hãy yêu cầu một sinh viên đọc to đoạn đầu tiên của phần có tựa đề “Hôn Nhân Vĩnh Cửu” trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, trang 95. Rồi hỏi:

  • Theo như đoạn này, một mục đích của các chìa khóa gắn bó mà Ê Li đã phục hồi trên thế gian là gì? (Các sinh viên có thể sử dụng các từ khác nhau, nhưng họ cần nhận ra giáo lý sau đây: Qua các chìa khóa gắn bó của chức tư tế, các giáo lễ thiêng liêng có thể được thực hiện trong đền thờ mà ràng buộc các gia đình với nhau cho thời vĩnh cửu.)

  • Các chìa khóa này đã ban phước cho các em, gia đình các em, và họ hàng, bạn bè của các em như thế nào?

Viết lên trên bảng “Thần Ê Li.” Trưng bày các đoạn trích dẫn sau đây, và yêu cầu một cặp sinh viên đọc to các đoạn đó cho cả lớp nghe:

Hình Ảnh
Anh Cả Russell M. Nelson

Anh Cả Russell M. Nelson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ định nghĩa rằng thần Ê Li là “sự biểu hiện của Đức Thánh Linh làm chứng về đặc tính thiêng liêng của gia đình” (“A New Harvest Time,” Ensign, tháng Năm năm 1998, trang 34).

Hình Ảnh
Anh Cả David A. Bednar

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đưa ra sự hiểu biết sâu sắc hơn về cách tinh thần Ê Li ảnh hưởng đến các cá nhân: “Ảnh hưởng đặc biệt này của Đức Thánh Linh khuyến khích mọi người nhận ra, tìm kiếm dữ kiện và quý trọng các tổ tiên cùng những người trong gia đình của họ—những người sống từ thời trước lẫn thời nay.

Tinh Thần của Ê Li ảnh hưởng đến những người là tín hữu của Giáo Hội lẫn những người ngoại đạo. Tuy nhiên, với tư cách là các tín hữu của Giáo Hội phục hồi của Đấng Ky Tô, chúng ta đã lập giao ước và có trách nhiệm sưu tầm thông tin của tổ tiên và cung ứng cho họ các giáo lễ cứu rỗi của phúc âm. …

Vì những lý do này nên chúng ta sưu tầm lịch sử gia đình, xây cất đền thờ, và thực hiện các giáo lễ thay cho người chết. Vì những lý do này nên Ê Li được gửi đến để phục hồi thẩm quyền gắn bó ràng buộc trên thế gian lẫn trên trời” (“Lòng Con Cái Sẽ Trở Lại,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 25–26).

Giúp các sinh viên nhận ra và hiểu rõ hơn các giáo lý mà Anh Cả Nelson và Anh Cả Bednar đã giảng dạy bằng cách hỏi như sau:

  • Chúng ta có ý gì khi chúng ta nói đến “thần Ê Li”?

  • Trong phương diện nào Đức Thánh Linh ảnh hưởng đến những cảm nghĩ của chúng ta về gia đình? (Thần Ê Li, mà là một sự ảnh hưởng đặc biệt của Đức Thánh Linh, làm chứng về thiên tính của gia đình và giúp chúng ta trân quý những người trong gia đình của mình, cả những người sống từ thời trước lẫn thời nay. Nó cũng làm cho chúng ta thấm nhuần một lòng mong muốn để mang đến các giáo lễ cứu rỗi cho các tổ tiên của mình.)

  • Các em đã bao giờ cảm thấy lòng mình hướng về tổ tiên không? Nếu có, các em đã được thúc giục làm gì? (Nếu cần, hãy nhắc các sinh viên nhớ lại các bài học trước trong khóa học này về cách Đức Thánh Linh giao tiếp với chúng ta.)

Tham Gia vào Công Việc Lịch Sử Gia Đình

Cho các sinh viên thấy sơ đồ gia phả gồm có bốn thế hệ đã hoàn tất hoặc một biểu đồ hình quạt được in từ FamilySearch.org. Yêu cầu các sinh viên giải thích các tài liệu này chứa đựng những thông tin gì.

Phân phát một biểu đồ gia phả gồm có bốn thế hệ để trống cho mỗi sinh viên. Cho các sinh viên một lúc để xem xét biểu đồ gia phả và điền vào tên của các tổ tiên trong tầm khả năng của họ.

Hình Ảnh
giấy phát tay sơ đồ gia phả

Hỏi các sinh viên:

  • Các em có thể tìm thông tin cần thiết ở đâu để hoàn tất biểu đồ gia phả hoặc biểu đồ hình quạt của mình? (Nhắc các sinh viên nhớ rằng trước hết họ nên tìm đến cha mẹ, ông bà, hoặc những người khác trong gia đình để được giúp đỡ. Những người tư vấn về lịch sử gia đình của tiểu giáo khu hoặc chi nhánh cũng có thể giúp đỡ nhiều trong việc tìm kiếm lịch sử gia đình. Ngoài ra, các sinh viên cần biết về trang mạng của Giáo Hội dành cho việc tìm kiếm lịch sử gia đình, FamilySearch.org.)

Hỏi xem có bất cứ sinh viên nào muốn chia sẻ kinh nghiệm của họ sử dụng FamilySearch để học hỏi về các tổ tiên của họ không. Nếu các sinh viên chưa sử dụng FamilySearch, hãy mô tả khái quát cho họ về những gì họ có thể tìm thấy ở đó. Anh chị em thậm chí có thể mở FamilySearch.org trên máy vi tính và thử tìm kiếm bằng cách sử dụng tên của một trong các tổ tiên đã qua đời của sinh viên. Nhấn mạnh rằng FamilySearch là một công cụ mà giúp chúng ta nhận ra các tổ tiên của mình và để giúp chuẩn bị thông tin của họ để nộp cho đền thờ cho các giáo lễ làm thay.

Giải thích cho sinh viên rằng một cách khác để tìm ra lịch sử gia đình là thu thập những câu chuyện về các tổ tiên và những người trong gia đình của họ. Các câu chuyện về lịch sử gia đình có thể giúp chúng ta cảm nhận được thần Ê Li và gia tăng tình yêu thương và lòng biết ơn dành cho những người đã khuất trong gia đình của mình. Cân nhắc việc chia sẻ một câu chuyện ngắn về một trong các tổ tiên của anh chị em. Rồi hỏi:

  • Làm thế nào các câu chuyện lịch sử gia đình có thể ảnh hưởng đến cảm nghĩ của các em về những người trong gia đình mình?

  • Làm thế nào họ giúp các em hiểu rõ hơn các em là ai và con người các em có thể trở thành?

Cho xem video “The Time Is Now (Bây Giờ Là Lúc)” (3:20). Khi sinh viên xem cuộc thảo luận với Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, hãy khuyến khích họ xem xét các lý do tại sao họ đã bắt đầu hoặc muốn bắt đầu tham gia vào công việc lịch sử gia đình.

  • Các em đã làm gì để học về công việc lịch sử gia đình từ Anh Cả Bednar và giới trẻ trong video này?

  • Những người trẻ tuổi này đã có những cảm nghĩ gì khi họ tham gia vào công việc lịch sử gia đình?

Yêu cầu các sinh viên rằng Anh Cả Bednar đã đưa ra một lời hứa với giới trẻ tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình. Trưng ra đoạn trích dẫn sau đây và mời một sinh viên đọc to đoạn đó:

Hình Ảnh
Anh Cả David A. Bednar

“Khi các em đáp ứng trong đức tin lời mời gọi này [để tham gia vào công việc lịch sử gia đình và thực hiện phép báp têm thay cho các tổ tiên của mình], lòng của các em sẽ trở lại cùng tổ phụ của mình. Những lời hứa lập với Áp Ra ham, Y Sác và Gia Cốp sẽ được gieo vào lòng của các em. Phước lành tộc trưởng của các em, với phần cho biết về dòng dõi, sẽ liên kết các em với các tổ phụ này và có ý nghĩa nhiều hơn đối với các em. Tình yêu thương và lòng biết ơn đối với các tổ tiên của các em sẽ gia tăng. Chứng ngôn của các em về Đấng Cứu Rỗi cũng như sự cải đạo đến với Ngài sẽ trở nên sâu sắc và tồn tại mãi mãi. Và tôi hứa rằng các em sẽ được bảo vệ chống lại ảnh hưởng dữ dội của kẻ nghịch thù. Khi tham gia và yêu thích công việc thiêng liêng này, các em sẽ được giữ gìn trong tuổi trẻ và trong suốt cuộc sống của mình” (“Lòng Con Cái Sẽ Trở Lại,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 26-27).

Hỏi các sinh viên:

  • Anh Cả Bednar đã đề cập đến các phước lành nào mà các em muốn nhận được, và tại sao? (Câu trả lời có thể gồm có nguyên tắc rằng việc tham gia vào công việc lịch sử gia đình củng cố sự cải đạo của chúng ta theo Đấng Cứu Rỗi và mang lại sự bảo vệ thuộc linh chống lại ảnh hưởng của kẻ nghịch thù.)

Anh chị em có thể giúp các sinh viên chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân liên quan đến công việc lịch sử gia đình bằng cách hỏi các câu hỏi như sau:

  • Làm thế nào các em đã cảm nhận được một hoặc nhiều hơn các phước lành đã được hứa này trong cuộc sống của mình?

  • Có ai trong các em hoặc một người trong gia đình các em tìm thấy tên của một người tổ tiên rồi đến đền thờ để chịu phép báp têm thay cho người đó không? Kinh nghiệm đó khác như thế nào với việc chịu phép báp têm thay cho một người mà không phải là người thân thích?

  • Nếu không có sinh viên nào đã có kinh nghiệm này, hãy cân nhắc việc hỏi: Làm thế nào các em đã cảm nhận được các phước lành đã được hứa bằng cách làm phép báp têm cho người chết?

Nếu trong cuộc thảo luận trong lớp, anh chị em nhận thấy có một hoặc nhiều sinh viên có những cảm giác mạnh mẽ về lịch sử gia đình, thì anh chị em có thể hỏi xem họ có lời khuyên nào để đưa ra cho người bạn nào đó cùng lứa với mình mà chưa bắt đầu làm công việc lịch sử gia đình không.

Sử Dụng Lịch Sử Gia Đình để Mời Những Người Khác Đến Cùng Đấng Ky Tô

Nói cho các sinh viên biết rằng việc tìm kiếm thông tin về lịch sử gia đình đã trở thành một sinh hoạt phổ biến trên thế giới ngày nay. Mời một sinh viên đọc to lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Gordon B. Hinckley

“Hàng triệu người trên khắp thế giời hiện đang làm hồ sơ lịch sử gia đình. Tại sao? Tại sao họ làm điều đó? Tôi tin đó là bởi vì họ đã được làm cảm động bởi tinh thần của công việc này, một điều mà chúng ta gọi là thần Ê Li. Đó là hướng lòng của con cái trở lại cùng ông cha của chúng. Hầu hết những người này không hiểu bất cứ mục đích thực sự nào trong công việc này, ngoại trừ có lẽ là một sự tò mò mãnh liệt và thúc đẩy.

“Chắc chắn phải có một mục đích trong việc dành ra vô số thời giờ và tiền bạc này. Mục đích đó, mà chúng ta đưa ra lời chứng long trọng, là nhằm mục đích nhận ra các thế hệ của những người đã khuất, để các giáo lễ có thể được thực hiện thay cho họ cho phước lành vĩnh cửu và trường cửu và sự tiến triển của họ” (“A Century of Family History Service,” Ensign, tháng Ba năm 1995, 62).

Hãy hỏi:

  • Làm thế nào những người truyền giáo có thể sử dụng mối quan tâm toàn cầu đang càng ngày càng gia tăng này đến lịch sử gia đình để giới thiệu phúc âm với những người khác?

Yêu cầu sinh viên đọc to ba đoạn đầu và đoạn cuối của phần có tựa đề “Lịch Sử Gia Đình” trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, trang 189–191. Yêu cầu họ tìm hiểu xem tại sao việc nói chuyện về công việc lịch sử gia đình với những người ngoại đạo là một cách thức tự nhiên và không hề đe dọa để cho những người truyền giáo có thể bắt chuyện. Sau khi đọc các đoạn này, hãy hỏi:

  • Làm thế nào việc nói chuyện với người khác về công việc lịch sử gia đình có thể là một công cụ hữu hiệu cho những người truyền giáo tìm người để giảng dạy? (Sinh viên cần hiểu rằng lịch sử gia đình có thể là một nguồn tài liệu mạnh mẽ để sử dụng trong việc tìm kiếm những người mà Chúa đang chuẩn bị để tiếp nhận phúc âm.)

Sau khi sinh viên trả lời, hãy cho xem video “Family History and Missionary Work—Finding (Lịch Sử Gia Đình và Công Việc Truyền Giáo—Tìm Kiếm)” (3:53). Sau khi họ xem xong, hãy yêu cầu các sinh viên cân nhắc cách họ có thể sử dụng đề tài về lịch sử gia đình để bắt đầu trò chuyện với những người khác.

Sau khi xem video, hãy hỏi:

  • Những người truyền giáo trong video đã làm gì để bắt đầu trò chuyện với những người khác về công việc lịch sử gia đình?

  • Những cuộc trò chuyện về công việc lịch sử gia đình đã có tác động gì đến những người tầm đạo tiềm năng?

Yêu cầu các sinh viên rằng bây giờ họ sẽ tập sử dụng sơ đồ gia phả để mời một người nào đó học hỏi thêm về Giáo Hội. (Một cách khác nữa là anh chị em có thể yêu cầu các sinh viên cân nhắc cách họ có thể sử dụng một câu chuyện về một người tổ tiên của họ để bắt đầu một cuộc trò chuyện về phúc âm). Để giúp sinh viên thành công trong chỉ định này, hãy yêu cầu họ cho ý kiến về cách sử dụng một sơ đồ gia phả (hoặc một câu chuyện về một người tổ tiên) để bắt đầu trò chuyện về công việc lịch sử gia đình và làm thế nào điều đó có thể dẫn đến một sứ điệp về phúc âm phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô. Khi sinh viên trả lời, hãy viết những ý kiến của họ lên trên bảng.

Vẽ một vài ý kiến của họ và cho cả lớp thấy cách sử dụng sơ đồ gia phả để bắt đầu trò chuyện với một người khác về phúc âm. Sau đó, cho mỗi sinh viên ghép thành cặp với một sinh viên khác trong lớp học và cho họ thực tập làm như thế. Sau khi mỗi sinh viên đã có một cơ hội để giảng dạy một sinh viên khác trong lớp học, hãy hỏi một vài câu hỏi theo dõi như sau:

  • Các em nghĩ điều gì trong sinh hoạt học tập giảng dạy này đã diễn ra tốt đẹp?

  • Các em muốn làm điều gì tốt hơn?

Nếu có thời gian, hãy giải thích cho các sinh viên rằng trong nhiều nơi mà họ sẽ giảng dạy, những người truyền giáo được yêu cầu phụ giúp trong việc củng cố đức tin và sự cam kết của các tín hữu kém tích cực trong Giáo Hội. Lịch sử gia đình có thể là một công cụ quý giá để giúp các cá nhân này cảm nhận được Đức Thánh Linh và đến cùng Đấng Ky Tô. Sau đó cho xem video “Family History and Missionary Work—Activation (Lịch Sử Gia Đình và Công Việc Truyền Giáo—Làm Cho Tích Cực Trở Lại )” (3:05), và cho các sinh viên tìm kiếm các cách thức mà công việc lịch sử gia đình có thể được sử dụng để giúp các tín hữu kém tích cực trở nên tích cực trở lại:

Sau khi xem video, hãy hỏi:

  • Làm thế nào việc nói chuyện về công việc lịch sử gia đình và giáo lý về gia đình vĩnh cửu có thể giúp củng cố đức tin của các tín hữu kém tích cực?

Cho các sinh viên một giây lát để cân nhắc điều gì họ có thể làm bây giờ và điều gì họ có thể làm với tư cách là người truyền giáo để sử dụng công việc lịch sử gia đình làm một công cụ để mời những người khác đến cùng Đấng Ky Tô. (Khi được Thánh Linh thúc giục, anh chị em có thể gọi một vài sinh viên chia sẻ những câu trả lời của họ với lớp học.) Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về các nguyên tắc được giảng dạy trong bài học này.

Lời Mời để Hành Động:

Mời các sinh viên hãy tham gia từ bây giờ vào công việc cứu rỗi bằng cách làm một hoặc nhiều hơn các sinh hoạt sau đây:

  • Tạo một Tài Khoản THNS để các em có thể truy cập vào FamilySearch.org. Nếu có thể, lập và in ra một sơ đồ gia phả gồm có bốn thế hệ hoặc một sơ đồ hình quạt với thông tin về gia đình các em.

  • Cho một người bạn hoặc một người hàng xóm thấy sơ đồ gia phả gồm có bốn thế hệ của các em và mời người đó học hỏi thêm về lịch sử gia đình. Định ra một ngày để đưa người bạn của mình đến gặp người tư vấn lịch sử gia đình hoặc tham quan một thư viện lịch sử gia đình.

  • Sử dụng FamilySearch.org, hãy nhận ra một hoặc nhiều hơn tổ tiên của mình mà cần có các giáo lễ đền thờ thực hiện thay cho họ. Nếu có thể, chuẩn bị thông tin về công việc đền thờ của họ để được thực hiện và hoàn tất các giáo lễ báp têm và lễ xác nhận thay cho họ.