Viện Giáo Lý
Bài Học 14: Giảng Dạy Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô (Phần 2)


14

Giảng Dạy Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô (Phần 2)

Lời Giới Thiệu

Phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô chứa đựng các giáo lý, các nguyên tắc, các luật pháp, các giao ước, và các giáo lễ vĩnh cửu cần thiết cho loài người để trở về nơi hiện diện của Thượng Đế và được tôn cao trong vương quốc thượng thiên. Các nguyên tắc và giáo lễ đầu tiên của phúc âm là đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, sự hối cải, phép báp têm bằng cách dìm mình xuống nước, và ân tứ Đức Thánh Linh. Những người truyền giáo có bổn phận quan trọng để mời những người khác chịu phép báp têm và tiếp nhận ân Tứ Đức Thánh Linh. Ngoài ra, một khi con cái của Thượng Đế trở thành tín hữu Giáo Hội, họ cần phải kiên trì đến cùng bằng cách chấp nhận các nguyên tắc và các giáo lễ khác và tiếp tục trung tín cùng các giáo lệnh của Thượng Đế. Những người truyền giáo tương lai cần phải có sự hiểu biết rõ ràng về các giáo lý này và sẵn sàng để giải thích một cách đơn giản và làm chứng về các giáo lý đó với quyền năng.

Chuẩn Bị Trước

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Phép Báp Têm, Giao Ước Đầu Tiên của Chúng Ta

Để chuẩn bị cho các sinh viên nhận ra các nguyên tắc về phép báp têm, hãy trưng bày một tấm hình Giăng làm phép báp têm cho Chúa Giê Su, và mời các sinh viên tóm lược điều họ biết về lễ báp têm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Hình Ảnh
Giăng và Chúa Giê Su trong dòng sông

Giăng làm phép báp têm cho Chúa Giê Su

Anh chị em có thể chọn ôn lại câu chuyện về lễ báp têm của Đấng Cứu Rỗi bằng cách cho một sinh viên đọc to Ma Thi Ơ 3:13–17. Sau đó mời các sinh viên quay sang sinh viên ngồi cạnh họ và trả lời câu hỏi này:

  • Các lẽ thật quan trọng nào được giảng dạy trong câu chuyện này về lễ báp têm của Chúa Giê Su?

Viết các từ sau đây lên trên bảng:

Giáo Lễ   Giao Ước

Yêu cầu nửa lớp học bốn đoạn đầu trong phần “Phép Báp Têm, Giao Ước Đầu Tiên của Chúng Ta” ở trang 70 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, tìm kiếm những cách để giải thích từ giáo lễ. Cho nửa kia cũng học phần đó, tìm kiếm những cách để giải thích từ giao ước.

Một khi các sinh viên đã có đủ thời gian để học rồi, hỏi xem có sinh viên nào tình nguyện định nghĩa các từ giáo lễgiao ước. Rồi hỏi:

  • Các từ giáo lễgiao ước liên quan đến phép báp têm như thế nào? (Giúp các sinh viên nhận ra lẽ thật này: Qua giáo lễ báp têm, chúng ta lập một giao ước thiêng liêng với Thượng Đế.)

Yêu cầu các sinh viên tập trung vào đoạn thứ tư của phần “Phép Báp Têm, Giao Ước Đầu Tiên của Chúng Ta”, rồi sau đó hỏi:

  • Khi chúng ta tiếp nhận giáo lễ báp têm, chúng ta giao ước để làm gì? (Khi chúng ta chịu phép báp têm, chúng ta lập một giao ước thiêng liêng để tự mình mang danh Chúa Giê Su Ky Tô, để luôn luôn tưởng nhớ đến Ngài, và để tuân giữ các giáo lệnh của Ngài. Nếu anh chị em cảm thấy các sinh viên cần có thêm sự chỉ dẫn về ý kiến này, anh chị em có thể dành ra một vài phút với các sinh viên để xem xét Giáo Lý và Giao Ước 20:37.)

Anh chị em có thể giúp các sinh viên hiểu rõ hơn giao ước báp têm của họ bằng cách trưng bày đoạn trích dẫn sau đây của Anh Cả Robert D. Hales thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ và yêu cầu một sinh viên đọc to đoạn đó:

Hình Ảnh
Anh Cả Robert D. Hales

“Tại lễ báp têm, chúng ta lập giao ước với Cha Thiên Thượng rằng chúng ta sẵn sàng bước vào vương quốc của Ngài và tuân giữ các giáo lệnh của Ngài kể từ lúc đó, mặc dù chúng ta vẫn sống trong thế gian. “Chúng ta được nhắc nhở từ Sách Mặc Môn rằng lễ báp têm của chúng ta là một giao ước để ‘đứng lên làm nhân chứng cho Thượng Đế [và vương quốc của Ngài] bất cứ lúc nào, trong bất cứ việc gì, và ở bất cứ nơi đâu mà các người hiện diện, cho đến khi chết, ngõ hầu các người có thể được Thượng Đế cứu chuộc và được tính chung với những người thuộc về lần phục sinh thứ nhất, để các người có được cuộc sống vĩnh cửu’ [Mô Si A 18:9; sự nhấn mạnh được thêm vào].

“Khi chúng ta hiểu được giao ước báp têm của mình và ân tứ Đức Thánh Linh, thì điều này sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta và sẽ thiết lập lòng trung thành hoàn toàn của mình đối với vương quốc của Thượng Đế. Khi cám dỗ đến với chúng ta, nếu chúng ta chịu lắng nghe, thì Đức Thánh Linh sẽ nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đã hứa tưởng nhớ đến Đấng Cứu Rỗi và vâng theo các giáo lệnh của Thượng Đế” (“The Covenant of Baptism: To Be in the Kingdom and of the Kingdom,” Ensign, tháng Mười Một năm 2000, trang 7).

  • Các em nghĩ “thiết lập lòng trung thành hoàn toàn của mình đối với vương quốc của Thượng Đế” có nghĩa là gì?

  • Trong những phương diện nào phép báp têm có thể thay đổi cuộc đời của một người?

Mời các sinh viên đọc các đoạn còn lại về phép báp têm ở trang 71–72 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Yêu cầu họ tìm và đánh dấu các khía cạnh khác của giáo lý về phép báp têm mà sẽ là quan trọng để chia sẻ với những người tầm đạo. Cho họ một giây lát để hoàn tất sinh hoạt này, rồi sau đó yêu cầu một vài sinh viên chia sẻ điều họ tìm được. Khi các sinh viên trả lời, anh chị em có thể hỏi những câu hỏi để theo dõi như sau:

  • Tại sao là điều quan trọng để người tầm đạo hiểu các giáo lý này?

  • Mối liên hệ giữa giao ước báp têm và các nguyên tắc về đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và sự hối cải, mà chúng ta đã thảo luận trong lớp học trước là gì?

  • Tại sao việc dìm mình xuống nước là một phần quan trọng của giáo lễ báp têm? (Nó tượng trưng cho cái chết, sự chôn cất, và Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô. Nó cũng tượng trưng cho sự kết thúc cuộc đời cũ của chúng ta và sự sinh lại của chúng ta với tư cách là môn đồ của Đấng Ky Tô [xin xem Rô Ma 6:3–6].)

Giải thích rằng là điều quan trọng để những người tầm đạo chuẩn bị cho phép báp têm một cách thích hợp. Mời một sinh viên đọc to Giáo Lý và Giao Ước 20:37. Sau đó cho các sinh viên quay sang các sinh viên khác trong lớp và thảo luận những câu hỏi sau đây:

  • Làm thế nào câu này có thể giúp các em xác định khi nào một người tầm đạo sẵn sàng chịu phép báp têm? (Nếu các sinh viên thấy khó để trả lời cho câu hỏi này, hãy hướng họ đến ô có tựa đề “Trước Phép Báp Têm” ở trang 72 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta.)

  • Các em nghĩ “đến với … một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối” có nghĩa là gì?

  • Làm thế nào một người biểu lộ rằng họ đã thực sự “nhận được Thánh Linh của Đấng Ky Tô”?

Cho sinh viên một giây lát để viết vào nhật ký ghi chép việc học tập của họ về những cách thức cụ thể mà việc tuân giữ giao ước báp têm đã mang đến các phước lành vào cuộc sống của họ. Sau khi đã có đủ thời gian, yêu cầu hai hoặc ba sinh viên chia sẻ những điều họ viết với các em khác trong lớp.

Cho xem video “Invitation to be Baptized: German (Lời Mời để Chịu Phép Báp Têm: German)” (2:43). Khi sinh viên xem video, hãy mời họ tìm kiếm cách những người truyền giáo giảng dạy German về tầm quan trọng của phép báp têm.

  • Những người truyền giáo đã nói điều gì để giúp German hiểu được tầm quan trọng của phép báp têm?

  • Đã có bằng chứng nào rằng German đã cảm thấy Đức Thánh Linh và mong muốn chịu phép báp têm?

Chia lớp học ra thành từng cặp, và mời mỗi cặp sử dụng tài liệu ở các trang 70–72 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta và một hoặc hai đoạn thánh thư từ ô Học Tập Thánh Thư ở trang 72 để chuẩn bị một bài học dài từ bốn đến năm phút tập trung vào việc giới thiệu phép báp têm cho một người tầm đạo. Sinh viên cũng có thể sử dụng tài liệu ở trang 8 của sổ tay người truyền giáo Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Sau khi đã cho các sinh viên đủ thời gian để chuẩn bị, hãy chia lớp học thành các nhóm nhỏ gồm có bốn em, với hai cặp trong mỗi nhóm. Yêu cầu một cặp trong mỗi nhóm giảng dạy cặp kia về phép báp têm trong bốn đến năm phút. Khuyến khích các sinh viên đóng vai những người truyền giáo giở đến các đoạn thánh thư mà họ đã chọn ra rồi đọc to các đoạn đó như là một phần bài dạy của họ. Khi các sinh viên kết thúc kinh nghiệm giảng dạy của họ, cho các nhóm nhỏ thảo luận với nhau câu hỏi sau đây: Điều gì đã diễn ra tốt đẹp? Làm thế nào bài học này giúp những người đang được giảng dạy hiểu được tầm quan trọng của phép báp têm? Những người giảng dạy có thể đã thay đổi điều gì để làm cho việc giảng dạy của họ được hữu hiệu hơn?

Sau đó, thay đổi vai và cho cặp sinh viên mà đã được dạy giảng dạy cho cặp kia. Chắc chắn có đủ thời gian cho cặp thứ hai để nhận được ý kiến phản hồi. Trong sinh hoạt này, hãy đi quanh phòng và quan sát các sinh viên dạy, và đưa ra lời khen ngợi cũng như đề nghị cách họ có thể cải thiện.

Khi tất cả các sinh viên đều đã có cơ hội để giảng dạy, hãy dành ra một vài phút để cho cả lớp cùng nhau thảo luận kinh nghiệm này. Để bắt đầu cuộc thảo luận, hãy hỏi những câu hỏi như sau:

  • Các em học được một số điều gì từ việc giảng dạy giáo lý này?

  • Tại sao là điều quan trọng rằng các em chuẩn bị từ bây giờ để giảng dạy các nguyên tắc, các lẽ thật, và các giáo lý này cho những người khác?

  • Một số điều các em có thể làm bây giờ để được chuẩn bị tốt hơn cho việc giảng dạy phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô trong khi phục vụ truyền giáo là gì?

Ân Tứ Đức Thánh Linh

Để giúp các sinh viên sẵn sàng cho phần này của bài học, hỏi lớp học giáo lễ nào được thực hiện ngay sau khi một người chịu phép báp têm (lễ xác nhận, mà nhờ đó các cá nhân trở thành tín hữu của Giáo Hội và tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh.) Yêu cầu các sinh viên dành ra ba mươi giây để suy ngẫm lý do tại sao mọi người được làm lễ xác nhận ngay sau khi chịu phép báp têm. Trước khi sinh viên trả lời, hãy cân nhắc việc đọc đoạn trích dẫn sau đây của Tiên Tri Joseph Smith:

Hình Ảnh
Tiên Tri Joseph Smith

“Ta cũng có thể làm phép báp têm cho một túi cát thay vì cho một người, nếu giáo lễ đó không được thực hiện theo cách để được xá miễn các tội lỗi và tiếp nhận Đức Thánh Linh. Phép báp têm bằng nước chỉ là một nửa phép báp têm, và không mang lại lợi ích gì nếu không có nửa kia—tức là phép báp têm bằng Đức Thánh Linh” (Teachings of Presidents of the Church: Joseph Smith [2007], 95).

Hãy hỏi:

  • Tại sao phép báp têm có thể được cho là “một nửa phép báp têm” nếu không có “phép báp têm bằng Đức Thánh Linh” tiếp theo đó? (Sau một vài câu trả lời, anh chị em có thể khuyến khích các sinh viên lắng nghe thêm câu trả lời cho câu hỏi này trong khi bài học đang tiếp tục.)

Giải thích cho các sinh viên biết rằng một kẻ cai trị dân Giu Đa tên là Ni Cô Đem đã bí mật đến vào ban đêm để hỏi Chúa Giê Su ở Na Xa Rét. Cho một sinh viên đọc to Giăng 3:3, rồi hỏi:

  • Những lời của Đấng Cứu Rỗi trong Giăng 3:3 ám chỉ điều gì cần để bước vào vương quốc của Thượng Đế?

Đọc Giăng 3:4–6 cho cả lớp nghe rồi hỏi:

  • Ni Cô Đem đã hỏi điều gì mà ám chỉ rằng ông ta không hiểu điều Đấng Cứu Rỗi giảng dạy trong câu 3?

  • Chúa Giê Su đã trả lời những câu hỏi của Ni Cô Đem như thế nào? (Ngài dạy cho Ni Cô Đem một giáo lý phúc âm căn bản: Chúng ta cần phải nhờ nước Thánh Linh mà sinh ra để được vào vương quốc của Thượng Đế. Ngài dạy rằng được “sinh lại” ám chỉ một sự tái sinh về phần thuộc linh, chứ không phải về phần thể xác.)

Viết lên trên bảng:

Sinh Lại

Sinh bởi nước

Sinh bởi Thánh Linh

Rồi hỏi:

  • “Sinh bởi nước” có nghĩa là gì? (Có nghĩa là được làm phép báp têm bằng cách dìm mình xuống nước.)

  • “Sinh bởi Thánh Linh” có nghĩa là gì? (Có nghĩa là nhận được ân tứ Đức Thánh Linh. Nếu các sinh viên thấy khó để trả lời câu hỏi này, hãy yêu cầu họ tra cứu Giăng 3:5, cước chú a.)

  • Các em nghĩa tại sao từ “sinh” được sử dụng để mô tả điều cần phải xảy ra với chúng ta về phần thuộc linh? Các khía cạnh nào của sự sinh ra của thể xác có thể so sánh với sự sinh lại phần thuộc linh của chúng ta? (Nếu cần, hãy cân nhắc việc đọc Môi Se 6:58–59 để giúp trả lời câu hỏi này.)

Yêu cầu một vài sinh viên thay phiên nhau đọc to các đoạn trong phần “Ân Tứ Đức Thánh Linh” ở trang 72 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Cho các sinh viên còn lại trong lớp học dò theo, cùng tìm kiếm các phước lành đi kèm theo ân tứ Đức Thánh Linh.

Hỏi lớp học:

  • Một số phước lành nào đi kèm theo ân tứ Đức Thánh Linh? (Một trong các giáo lý mà các sinh viên cần nhận ra là: Ân tứ Đức Thánh Linh có thể mang đến một ảnh hưởng thánh hóa và thanh sạch lên những người tiếp nhận ân tứ đó.)

Để giúp các sinh viên hiểu rõ giáo lý này, hãy yêu cầu họ học một hoặc hai đoạn thánh thư dưới tựa đề “Các Phước Lành và Ảnh Hưởng từ Đức Thánh Linh” trong ô Học Tập Thánh Thư ở trang 73 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Khi sinh viên học, hãy mời họ tô đậm trong thánh thư của họ một số những phước lành đến từ việc tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh. Rồi hỏi:

  • Tại sao là điều quan trọng đối với một người để nhận được Ân Tứ Đức Thánh Linh sau khi chịu phép báp têm?

Hỏi câu hỏi sau đây, nhưng trước khi sinh viên trả lời, hãy cho họ một giây lát để thầm lặng suy ngẫm về câu trả lời của họ. Một khi họ đã có đủ thời gian, mời một vài sinh viên trả lời và chia sẻ những kinh nghiệm riêng của họ với cả lớp.

  • Các phước lành nào chúng ta có thể nhận được nhờ ân tứ Đức Thánh Linh?

Chia lớp học ra thành từng cặp. Yêu cầu các sinh viên sử dụng thông tin từ sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta (hoặc phần có tựa đề “Tại Sao Tôi Cần Nhận Được Ân Tứ Đức Thánh Linh?” ở các trang 8–10 của sổ tay người truyền giáo Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô) và chuẩn bị một bài học dài từ bốn đến năm phút về ân tứ Đức Thánh Linh. Nhắc họ nhớ bao gồm trong bài học của họ một hoặc hai đoạn thánh thư từ ô Học Tập Thánh Thư ở trang 73 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta.

Sau khi đã cho các sinh viên đủ thời gian để chuẩn bị, sắp xếp lớp học thành các nhóm nhỏ gồm có bốn sinh viên, mỗi nhóm có hai cặp. Cho một cặp sinh viên giảng dạy cho cặp kia. Khi sinh viên giảng dạy, hãy đi vòng quanh phòng học để quan sát, khen ngợi và đưa ra những đề nghị về cách họ có thể cải thiện. Khi các sinh viên kết thúc kinh nghiệm giảng dạy của họ, cho các nhóm nhỏ thảo luận với nhau câu hỏi sau đây: Điều gì đã diễn ra tốt đẹp? Những người giảng dạy có thể làm điều gì khác biệt để làm cho việc giảng dạy của họ được hữu hiệu hơn? Làm thế nào bài học của họ đã giúp những người được giảng dạy hiểu được ân Tứ Đức Thánh Linh?

Sau đó cho các cặp trong mỗi nhóm thay đổi vai, cho phép các cặp sinh viên đã được giảng dạy dạy cho cặp kia. Chắc chắn có đủ thời gian cho cặp thứ hai để nhận được ý kiến phản hồi.

Khi mỗi cặp sinh viên đã có được cơ hội để giảng dạy, hãy dành ra một vài phút để đánh giá kinh nghiệm bằng cách hỏi những câu hỏi như sau:

  • Các em học được một số điều gì từ việc giảng dạy giáo lý này?

  • Dựa trên kinh nghiệm này, một số điều gì các em có thể làm để cải thiện việc giảng dạy của mình với tư cách là một người truyền giáo?

Kiên Trì đến Cùng

Vẽ lên trên bảng hình một cái cổng với một con đường ở phía sau cổng:

Hình Ảnh
cổng và con đường

Yêu cầu một sinh viên trong lớp học đọc to 2 Nê Phi 31:17. Sau đó hỏi lớp học:

  • Nê Phi đã nhận ra điều gì mà được coi là cổng dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu?

Mời một sinh viên khác đọc to 2 Nê Phi 31:18–20 trong khi cả lớp dò theo, cùng tìm kiếm điều chúng ta cần phải làm sau khi chịu phép báp têm.

  • Nê Phi đã nói điều gì nằm ở sau cái cổng? (Con đường thẳng và hẹp hướng đến cuộc sống vĩnh cửu.)

  • Theo như Nê Phi, một người cần phải làm gì sau khi chịu phép báp têm để nhận được cuộc sống vĩnh cửu?

  • Việc kiên trì đến cùng liên quan như thế nào với việc noi theo gương của Đấng Cứu Rỗi?

Yêu cầu các sinh viên đọc phần có tựa đề “Kiên Trì đến Cùng” ở trang 73 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Khuyến khích họ tìm kiếm điều gì chúng ta có thể làm để kiên trì đến cùng. Rồi hỏi:

  • Tại sao là điều quan trọng đối với chúng ta để kiên trì đến cùng? (Các sinh viên cần nhận ra nguyên tắc sau đây: Khi chúng ta tha thiết cố gắng để kiên trì đến cùng, thì chúng ta sẽ hội đủ điều kiện cho cuộc sống vĩnh cửu.)

  • Làm thế nào việc noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi giúp các em kiên trì đến cùng?

Kết thúc bằng cách chia sẻ chứng ngôn của riêng anh chị em về tầm quan trọng của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, đặc biệt là phép báp têm, ân tứ Đức Thánh Linh, và việc kiên trì đến cùng.

Lời Mời để Hành Động

Cân nhắc việc mời các sinh viên hiểu sâu hơn về phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách làm theo một hoặc nhiều hơn các sinh hoạt sau đây trong tuần sắp tới:

  • Tập giải thích những điều kiện đòi hỏi cho phép báp têm như được tìm thấy trong Giáo Lý và Giao Ước 20:37. Viết một vài câu trong nhật ký ghi chép việc học tập mà mô tả điều các em đang làm bây giờ để sống theo giao ước báp têm như được nêu ra trong câu này.

  • Đọc các đoạn nói về ân tứ Đức Thánh Linh được tìm thấy trong ô Học Tập Thánh Thư ở trang 73 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Hãy đọc thêm về “Đức Thánh Linh” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư. Đánh dấu trong thánh thư của các em hoặc viết trong nhật ký ghi chép việc học tập các câu mà các em thích sử dụng khi giảng dạy một người nào đó về ân tứ Đức Thánh Linh.

  • Giảng dạy các nguyên tắc của “Bài Học 3: Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô” cho một người trong gia đình hoặc một người bạn (tốt nhất là một người không phải là tín hữu Giáo Hội, hoặc một người kém tích cực), trực tiếp hoặc trực tuyến. Chia sẻ chứng ngôn của riêng các em về các nguyên tắc này trong khi giảng dạy họ.