Viện Giáo Lý
Bài Học 1: Mục Đích của Công Việc Truyền Giáo


1

Mục Đích của Công Việc Truyền Giáo

Lời Giới Thiệu

Sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta dạy rằng mục đích của công việc truyền giáo là để “mời gọi những người khác đến cùng Đấng Ky Tô bằng cách giúp họ tiếp nhận phúc âm phục hồi qua đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài, sự hối cải, phép báp têm, tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh và kiên trì đến cùng.” (Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, trang 1). Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ dạy rằng: “Công việc truyền giáo của các em sẽ là một cơ hội thiêng liêng để mang những người khác đến với Đấng Ky Tô và giúp chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi” (“Chuẩn Bị Thế Gian cho Ngày Tái Lâm,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2011, trang 50). Khóa học này có thể giúp chuẩn bị cho các sinh viên tham gia vào cơ hội thiêng liêng của công việc truyền giáo.

Chuẩn Bị Trước

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Mục Đích của Công Việc Truyền Giáo

Mời sinh viên nhận ra các sinh hoạt và nhiệm vụ mà những người truyền giáo thường làm, và liệt kê chúng lên trên bảng. (Những câu trả lời có thể gồm có việc tìm người để giảng dạy, học tập, giảng dạy, cầu nguyện, và phục vụ.)

Mời một sinh viên đọc các dòng chữ trong ô “Mục Đích của Các Anh Chị Em” trên trang 1 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. (Vì đây là buổi học đầu tiên, nên nhiều sinh viên có thể chưa có sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, vì thế anh chị em có thể cần phải phân phát bản sao của phần này và các trang có liên quan khác.)

Sau đó, mời sinh viên so sánh lời phát biểu về mục đích của công việc truyền giáo với bản liệt kê các nhiệm vụ ở trên bảng, rồi hỏi:

  • Làm thế nào việc hiểu lời phát biểu về mục đích của công việc truyền giáo mở rộng sự hiểu biết của các em về những điều người truyền giáo làm? Làm thế nào mục đích này làm cho các nhiệm vụ mà những người truyền giáo làm trở nên có ý nghĩa?

  • Phần nào của lời phát biểu về mục đích này định nghĩa trách nhiệm của người truyền giáo, và phần nào định nghĩa trách nghiệm của người tầm đạo?

  • Việc làm cho lời phát biểu về mục đích này làm nguyên tắc hướng dẫn trong công việc của các em giúp các em trở thành người truyền giáo hữu hiệu như thế nào? (Lời phát biểu về mục đích này cung cấp sự hướng dẫn cho công việc mà người truyền giáo làm. Nó giúp những người truyền giáo chú trọng ít hơn vào việc hoàn thành nhiệm vụ và nhiều hơn vào việc làm tròn mục đích thực sự của họ.)

Để giúp sinh viên trong lớp hiểu rõ hơn mục đích của công việc truyền giáo, hãy mời họ giở đến trang 2 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, rồi sau đó yêu cầu một sinh viên đọc to đoạn cuối, bắt đầu với “Các anh chị em được kêu gọi.”

Thảo luận những câu hỏi sau đây cùng cả lớp:

  • Theo như đoạn này, một người cần phải làm gì để đến với Đấng Cứu Rỗi?

  • Theo như đoạn này, người truyền giáo làm gì để giúp những người khác đến với Chúa Giê Su Ky Tô?

Đưa cho mỗi sinh viên một tờ giấy phát tay “Mục Đích của Công Việc Truyền Giáo của Chúng Ta.” Tờ giấy phát tay bao gồm một phần của bài nói chuyện mà Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đưa ra. Sắp xếp các sinh viên thành các nhóm nhỏ, hoặc mời họ tự tạo ra nhóm của riêng mình. Yêu cầu các nhóm cùng nhau đọc tờ giấy phát tay và thảo luận các câu hỏi ở cuối.

Hình Ảnh
Tờ giấy phát tay Mục Đích của Công Việc Truyền Giáo của Chúng Ta
Hình Ảnh
Tờ giấy phát tay Mục Đích của Công Việc Truyền Giáo của Chúng Ta

Sau khi sinh viên đã có đủ thời gian để học và thảo luận những lời nhận xét của Anh Cả Christofferson, gọi một vài sinh viên chia sẻ các câu trả lời của họ cho những câu hỏi thảo luận. Rồi hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Làm thế nào các em có thể bắt đầu tập trung vào lời phát biểu về mục đích của công việc truyền giáo? (Câu trả lời có thể gồm có bất cứ những điều sau đây: sinh viên có thể chọn để thuộc lòng câu đó, họ có thể viết xuống và đặt câu đó ở chỗ nào họ có thể thấy mỗi ngày, họ có thể cầu nguyện xin được giúp đỡ để hiểu câu đó rõ hơn, hoặc họ có thể tìm kiếm những phần cụ thể của mục đích này là một phần của việc học thánh thư của họ.)

Yêu cầu một sinh viên đọc to câu trích dẫn sau đây của Anh Cả Dallin H. Oaks thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Hình Ảnh
Anh Cả Dallin H. Oaks

“Chúng ta không thuyết giảng và giảng dạy để ‘mang mọi người đến với Giáo Hội’ hoặc để gia tăng con số tín hữu của Giáo Hội. Chúng ta không thuyết giảng và giảng dạy chỉ để thuyết phục mọi người sống một cuộc sống tốt hơn . … Chúng ta mời gọi tất cả mọi người hãy đến cùng Đấng Ky Tô qua phép báp têm và lễ xác nhận để mở cánh cửa của vương quốc thượng thiên cho các con trai và con gái của Thượng Đế [xin xem GLGƯ 76: 51–52]. Không có ai khác có thể làm được việc này” (“The Purpose of Missionary Work (Mục Đích của Công Việc Truyền Giáo)”, buổi phát sóng qua hệ thống vệ tinh dành cho người truyền giáo, tháng Tư năm 1995).

  • Tại sao là điều quan trọng để ghi nhớ rằng mục đích của việc thuyết giảng phúc âm thì lớn hơn rất nhiều việc chỉ đơn thuần giúp đỡ một người nào đó trở thành tín hữu của Giáo Hội? (Xin xem thêm 3 Nê Phi 11:33–34.)

  • Các em có ý nghĩ gì khi suy nghĩ rằng anh chị em sẽ giúp “mở cánh cửa của vương quốc thượng thiên” cho những người mình sẽ giảng dạy?

Mời sinh viên cân nhắc cách họ có thể áp dụng mục đích của công việc truyền giáo vào trong cuộc sống của họ, và yêu cầu họ cân nhắc xem những sự thúc đẩy cá nhân của họ để phục vụ truyền giáo phù hợp với lời phát biểu về mục đích của công việc truyền giáo được tìm thấy trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Yêu cầu sinh viên dành ra một giây lát để viết xuống trên một tờ giấy hoặc trong nhật ký học tập các hành động cụ thể họ có thể thực hiện để làm cho những lý do của họ để phục vụ truyền giáo phù hợp hơn với lời phát biểu về mục đích này.

Giảng Dạy Giáo Lý của Đấng Ky Tô

Giải thích cho lớp học biết rằng Đấng Cứu Rỗi tuyên phán một trong các mục đích chính yếu của Sách Mặc Môn là nhằm “đem phúc âm của ta ra ánh sáng [và] đem ra ánh sáng những điểm trung thực trong giáo lý của ta” (GLGƯ 10:62). Giáo lý của Đấng Ky Tô gồm có lệnh truyền rằng tất cả nhân loại phải tin tưởng Chúa Giê Su Ky Tô là Chúa và Đấng Cứu Rỗi, phải hối cải tội lỗi, chịu phép báp têm, và tiếp nhận Thánh Linh (xin xem 3 Nê Phi 11:32). Viết câu sau đây lên trên bảng:

2 Nê Phi 31:2, 10–21   3 Nê Phi 11:31–41   3 Nê Phi 27:13–21

Chia lớp học ra thành ba nhóm. Yêu cầu một nhóm học 2 Nê Phi 31:2, 10–21; yêu cầu nhóm thứ hai học 3 Nê Phi 11:31–41; và yêu cầu nhóm thứ ba học 3 Nê Phi 27:13–22. Yêu cầu mỗi nhóm đọc các câu của họ và nhận ra điều gì được đòi hỏi ở những người cố gắng tìm kiếm để tuân theo Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em có thể khuyến khích sinh viên tô đậm hoặc đánh dấu vào trong thánh thư của họ các lẽ thật cụ thể về giáo lý và phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Sau khi sinh viên đã có một vài phút để xem lại các đoạn này, yêu cầu họ liệt kê dưới mỗi đoạn tham khảo trên bảng các hành động cụ thể được đòi hỏi nơi những người tuân theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Sau đó hỏi những câu hỏi như sau:

  • Nếu có một người nào đó hỏi các em là người Mặc Môn có tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô không, thì ba đoạn thánh thư trên bảng giúp các em trả lời câu hỏi đó như thế nào?

  • Bằng lời riêng của mình, các em sẽ giải thích như thế nào về giáo lý hoặc phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô cho một người không biết điều đó là gì?

  • Một số người có thể hỏi các em tại sao những người truyền giáo đang thuyết giảng cho những người tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô rồi. Làm thế nào giáo lý của Đấng Ky Tô, như đã được nêu ra trong các câu thánh thư này trên bảng, giúp các em trả lời câu hỏi đó?

Trong khi sinh viên trả lời, chắc chắn họ hiểu rằng giáo lý của Đấng Ky Tô chứa đựng (1) điều Chúa Giê Su Ky Tô đã làm và tiếp tục làm để mang chúng ta tới gần Đức Chúa Cha (xin xem An Ma 33:22; GLGƯ 76:40–42) và (2) chúng ta cần phải làm gì để có được các phước lành của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, kể cả việc có đức tin, hối cải, chịu phép báp têm, tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh, và kiên trì đến cùng (xin xem 3 Nê Phi 27:16–21).

Hướng sinh viên trở lại lời phát biểu về mục đích của công việc truyền giáo ở trên bảng rồi hỏi:

  • Giáo lý của Đấng Ky Tô liên quan như thế nào với mục đích của công việc truyền giáo?

Trong khi sinh viên thảo luận câu hỏi này, họ có khuynh hướng sẽ bày tỏ lẽ thật sau đây: Những người truyền giáo làm tròn mục đích của họ bằng cách giúp đỡ người tầm đạo chấp nhận giáo lý của Đấng Ky Tô, phát triển đức tin, hối cải, chịu phép báp têm, tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh, và kiên trì đến cùng.

Để giúp các sinh viên hiểu sâu hơn rằng người tầm đạo cần phải hành động theo giáo lý của Đấng Ky Tô để tiếp nhận phúc âm phục hồi, hãy yêu cầu sinh viên giở đến trang 6 trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, rồi yêu cầu một sinh viên đọc to hai đoạn đầu trong phần có tựa đề “Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô.” Rồi hỏi những câu hỏi như sau để giúp sinh viên thấy tại sao là điều quan trọng để người tầm đạo hành động trong đức tin:

  • Một người truyền giáo có thể tìm kiếm bằng chứng nào để xác định nếu một người tầm đạo có đang sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài, hối cải, và chuẩn bị để tiếp nhận giao ước báp têm hay không?

Sau khi sinh viên trả lời, giải thích rằng người truyền giáo thường lo lắng về việc nói và làm điều đúng. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả những điều người truyền giáo nói và làm là việc người tầm đạo hành động trong đức tin theo điều mà họ đã được giảng dạy. Một trong những kỹ năng quan trọng mà một người truyền giáo có thể phát triển là phân biệt bằng Thánh Linh để biết một người tầm đạo có thực sự hành động trong đức tin và trở nên được cải đạo không.

  • Một người truyền giáo có thể tìm kiếm bằng chứng nào để xác định xem Đức Thánh Linh có hiện diện trong buổi học và người tầm đạo có cảm thấy không?

  • Những người truyền giáo tương lai có thể làm gì để hiểu rõ hơn và áp dụng giáo lý của Đấng Ky Tô một cách hữu hiệu hơn? (Câu trả lời có thể gồm có bất cứ điều nào sau đây: cầu nguyện trong đức tin để có sự hiểu biết lớn lao hơn, học tập trong thánh thư những khía cạnh cụ thể của giáo lý của Đấng Ky Tô chẳng hạn như Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô và các nguyên tắc và các giáo lễ đầu tiên của phúc âm, nói chuyện với người khác về điều họ đã làm để gia tăng đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô, học các lời cầu nguyện tiệc thánh để hiểu rõ hơn về các giao ước báp têm và vân vân.)

Cho xem video “The Purpose of Missionary Work: Robles Family (Mục Đích của Công Việc Truyền Giáo: Gia Đình Robles)” (9:19), và yêu cầu các sinh viên trong lớp ghi xuống điều những người truyền giáo đã làm để giúp gia đình Robles đến cùng Đấng Ky Tô.

Sau khi cho xem video, hỏi những câu hỏi như sau để giúp sinh viên giải thích điều những người truyền giáo đã làm để làm tròn mục đích của họ:

  • Những người truyền giáo này đã làm gì để giúp gia đình Robles tăng trưởng trong đức tin? (Câu trả lời có thể bao gồm những điều sau đây: họ khuyến khích gia đình đó cầu nguyện về Sách Mặc Môn, trả lời những thắc mắc của họ, giảng dạy họ về lý do tại sao là điều quan trọng để tuân theo các giáo lệnh, giúp họ cam kết tuân theo các giáo lệnh, giúp họ tiếp nhận giáo lễ báp têm, chắc chắn rằng tiểu giáo khu tham gia vào cuộc sống của họ, và hướng họ tới đền thờ.)

  • Tại sao cả hai việc giảng dạy những người tầm đạo và mời gọi họ đến với Đấng Ky Tô là các khía cạnh quan trọng của điều những người truyền giáo làm?

  • Có bằng chứng nào mà các em đã thấy rằng đức tin của những người trong gia đình Robles gia tăng và họ cảm thấy gần gũi hơn với Thánh Linh của Đấng Ky Tô không?

Cho sinh viên một vài phút để học phần có tựa đề “Giúp Những Người Khác Lập Giao Ước: Con Đường đưa đến Đức Tin và Sự Hối Cải” trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, trang 9. Sau đó chỉ định các sinh viên nhóm thành từng cặp và thay phiên nhau chia sẻ cảm giác của họ khi họ mời những người khác tuân giữ những cam kết. Họ có những mối lo sợ hoặc lo âu gì? Điều gì giúp họ có sự tin tưởng rằng họ sẽ làm được điều đó? Sau đó hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Làm thế nào việc hiểu giáo lý của Đấng Ky Tô giúp các em mời những người tầm đạo lập cam kết?

  • Tại sao Anh Cả Jeffrey R. Holland nói rằng một người truyền giáo cần phải “thất vọng” khi người ta không kiên định tuân theo một cam kết để đọc hoặc cầu nguyện về Sách Mặc Môn?

Mời lớp học tưởng tượng xem họ có thể cảm thấy như thế nào khi giúp người khác thay đổi và chịu phép báp têm. Hỏi xem có ai trong lớp đã giúp một người bạn hoặc một người trong gia đình đến cùng Đấng Ky Tô, và mời họ chia sẻ cảm nghĩ của mình trong tiến trình đó.

Bổn Phận Lớn Nhất

Thảo luận cách những người truyền giáo có thẩm quyền để giảng dạy phúc âm cho con cái của Cha Thiên Thượng và giúp họ tiếp nhận các giáo lễ mà sẽ cho phép họ vui hưởng các phước lành của Sự Chuộc Tội. Trưng bày các lời phát biểu sau đây, và yêu cầu một sinh viên đọc to các câu đó cho cả lớp nghe:

Hình Ảnh
Tiên Tri Joseph Smith

“Sau khi tất cả mọi điều đã được nói ra, bổn phận lớn nhất và quan trọng nhất là rao truyền Phúc Âm” (Joseph Smith, được trích trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, trang 13).

Hình Ảnh
Chủ Tịch Spencer W. Kimball

Việc giảng dạy phúc âm thì quan trọng hơn những việc làm tốt khác. Các anh chị em đang làm công việc vĩ đại nhất trên thế gian, và không có điều gì trên thế gian có thể so sánh với công việc này. Xây dựng nhà cửa và cầu đường chỉ là nhỏ nhặt. Xây dựng thế giới chỉ là nhỏ nhặt khi so sánh với những cuộc sống mà anh chị em đang xây đắp. Việc giải cứu những cuộc sống hữu diệt không phải là một thành tích quan trọng khi so sánh với điều anh chị em đang làm. Anh chị em có thể đi ra ngoài đây để tới một trong các nghĩa trang này và làm cho người chết sống dậy, thậm chí một ngàn hoặc mười ngàn người, thì anh chị em chưa làm bất cứ điều gì khi so sánh với điều anh chị em đang làm là thuyết giảng phúc âm để giải cứu con người” (The Teachings of Spencer W. Kimball [1982], 547).

Hỏi xem có một vài sinh viên nào có thể chia sẻ lý do tại sao họ nghĩ rằng việc thuyết giảng phúc âm là bổn phận quan trọng nhất mà chúng ta có. Hãy chắc chắn sinh viên hiểu rằng bằng cách thuyết giảng phúc âm, chúng ta giúp những người khác có được các phước lành của Sự Chuộc Tội.

Yêu cầu một sinh viên đọc to Giáo Lý và Giao Ước 18:10, 15–16 trong khi cả lớp dò theo, tìm kiếm các phước lành mà đến với những người thuyết giảng phúc âm và những người chấp nhận phúc âm. Rồi hỏi:

  • Một số phước lành nào đến với những người thuyết giảng phúc âm và những người được giảng dạy phúc âm?

Giải thích rằng công việc truyền giáo cũng có thể có thử thách. Mời một sinh viên đọc đoạn trích dẫn sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Hình Ảnh
Anh Cả Jeffrey R. Holland

“Tôi tin chắc rằng công việc truyền giáo không phải là dễ bởi vì sự cứu rỗi không phải là một kinh nghiệm rẻ tiền. Sự cứu rỗi đã không bao giờ là dễ dàng. Chúng ta là Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô, đây là lẽ thật, và Ngài là Đấng Chủ Tể Vĩnh Cửu Vĩ Đại. Làm thế nào chúng ta có thể tin rằng điều đó sẽ dễ dàng đối với chúng ta trong khi điều đó không bao giờ dễ dàng đối với Ngài? Dường như đối với tôi, những người truyền giáo và lãnh đạo truyền giáo cần ít nhất phải trải qua khó khăn thử thách tương tự như nỗi thống khổ của Đấng Ky Tô trong vườn Ghết Sê Ma Nê. Những người truyền giáo và lãnh đạo truyền giáo ít nhất phải trải qua khó khăn thử thách tương tự như Đấng Ky Tô phải leo lên đồi Sọ trước khi Ngài bị đóng đinh.

“… Tôi tin rằng những người truyền giáo những người tầm đạo, để biết được lẽ thật, để đến với sự cứu rỗi, để biết một điều gì về cái giá đã được trả, đều sẽ phải trả cái giá tương tự như cái giá đó” (“Missionary Work and the Atonement,” Ensign, tháng Ba năm 2001, 15).

  • Làm thế nào quan điểm này về công việc truyền giáo giúp các em khi gặp phải những thử thách với tư cách là người truyền giáo?

Khi anh chị em kết thúc lớp học, hãy cân nhắc việc cho sinh viên vài phút để viết xuống điều họ đã học được về mối quan hệ giữa công việc truyền giáo và giáo lý của Đấng Ky Tô. Khuyến khích sinh viên đặt ra một mục tiêu về điều họ có thể làm để hiểu rõ hơn giáo lý của Đấng Ky Tô trong khi họ chuẩn bị cho công việc truyền giáo của họ. Hỏi sinh viên xem có ai muốn chia sẻ chứng ngôn của họ với lớp học không. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng nếu sinh viên học hỏi và hành động theo giáo lý của Đấng Ky Tô, thì họ sẽ trở thành những người truyền giáo thành công hơn.

Lời Mời để Hành Động

Giải thích cho sinh viên rằng sự chuẩn bị hữu hiệu cho một công việc truyền giáo toàn thời gian đòi hỏi cả nỗ lực bên ngoài lớp học. Vì vậy, vào cuối mỗi bài học, anh chị em sẽ đưa ra các sinh hoạt được đề nghị nhằm giúp họ trở nên sẵn sàng hơn để phục vụ truyền giáo. Để giúp sinh viên bắt đầu từ bây giờ để tham gia vào công việc của Chúa, hãy thách thức họ làm một hoặc nhiều điều sau đây:

  • Sử dụng phương tiện truyền thông, hãy chia sẻ với những người khác tại sao các em háo hức được phục vụ truyền giáo và các em đang làm gì để chuẩn bị.

  • Xem một vài video được tìm thấy trong phần Hastening the Work of Salvation (Gấp Rút Làm Công Việc Cứu Rỗi) trên LDS.org và viết xuống trong nhật ký học tập cảm giác của các em khi các em suy nghĩ về cơ hội được tham dự vào công việc cứu rỗi.

  • Mời một người bạn đến tham dự lớp học chuẩn bị cho công việc truyền giáo với các em. (Anh chị em có thể đưa ra lời mời này cho các sinh viên vào cuối mỗi buổi học.)

  • Mời một người bạn không phải là tín hữu hoặc một tín hữu kém tích cực để được giảng dạy các bài học của người truyền giáo.