Viện Giáo Lý
Bài Học 10: Giảng Dạy Kế Hoạch Cứu Rỗi (Phần 1)


10

Giảng Dạy Kế Hoạch Cứu Rỗi (Phần 1)

Lời Giới Thiệu

Kế hoạch cứu rỗi là kế hoạch của Cha Thiên Thượng cho niềm hạnh phúc của con cái Ngài. Kế hoạch này tập trung vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô và dạy về lý do tại sao Sự Chuộc Tội là cần thiết. Kế hoạch của Cha Thiên Thượng cũng trả lời cho những câu hỏi “Chúng ta từ đâu tới?,” “Mục đích của cuộc sống của tôi là gì?,” và “Tôi sẽ đi đâu sau khi chết?” Những người truyền giáo tương lai cần hiểu rõ giáo lý về kế hoạch cứu rỗi và sẵn sàng để giải thích một cách đơn giản và làm chứng với quyền năng về giáo lý đó.

Chuẩn Bị Trước

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Cuộc Sống Tiền Dương Thế: Mục Đích và Kế Hoạch của Thượng Đế cho Chúng Ta

Cân nhắc việc cho lớp học hát bài thánh ca “Tôi là con Đức Chúa Cha” như là một phần trong phần chia sẻ sứ điệp thuộc linh lúc đầu. Để bắt đầu bài học, yêu cầu các sinh viên yên lặng ôn lại lời của câu đầu của bài “Tôi là Con Đức Chúa Cha,” rồi sau đó yêu cầu họ tìm kiếm bất cứ giáo lý hoặc nguyên tắc nào được tìm thấy trong lời bài thánh ca.

Tôi Là Con Đức Chúa Cha,

Ngài đã gửi tôi đến đây,

Đã gửi một nhà cửa nơi đây

Với cha mẹ tốt mến yêu.

Cầm tay, dìu tôi, bước cận kề tôi,

Chúa giúp kiếm lối đi.

Ngài dạy điều tôi phải thi hành

Để sống với Cha một ngày.

(“Tôi Là Con Đức Chúa Cha,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 58)

Sau một lúc, mời các sinh viên giải thích bất cứ giáo lý hoặc nguyên tắc quan trọng nào mà họ tìm thấy trong bài thánh ca. Nếu cần, anh chị em có thể cân nhắc việc hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Những lời này ám chỉ điều gì về cuộc sống của chúng ta trước khi xuống thế gian?

  • Những lời này ám chỉ điều gì về mục đích của cuộc sống của chúng ta nơi đây trên thế gian?

Cho sinh viên biết rằng với tư cách là những người truyền giáo, họ sẽ có cơ hội giảng dạy về mục đích của cuộc sống. Yêu cầu một hoặc nhiều sinh viên hơn đọc to hai đoạn đầu tiên của phần có tựa đề “Cuộc Sống Tiền Dương Thế: Mục Đích và Kế Hoạch của Thượng Đế cho Chúng Ta” ở trang 53 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta.

Anh chị em cũng có thể chia sẻ lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Boyd K. Packer

“Không còn có lẽ thật sâu xa nào nữa đã được truyền đạt cho chúng ta trong sự phục hồi hơn sự hiểu biết về cuộc sống tiền dương thế của chúng ta. Không có giáo hội nào khác biết hoặc giảng dạy lẽ thật này. Giáo lý này chỉ được đưa ra trong hình thức đại cương, nhưng các sự kiện nổi bật được lặp đi lặp lại đủ thường xuyên trong những điều mặc khải để bảo đảm cho chúng ta về các lẽ thật cơ bản nhất định” (Our Father’s Plan [1984], 14).

Hãy hỏi:

  • Việc biết về cuộc sống tiền dương thế của chúng ta và rằng chúng ta đã sống với tư cách là con cái linh hồn của Cha Thiên Thượng giúp làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn như thế nào? (Khi sinh viên trả lời, anh chị em có thể chọn nhấn mạnh đến nguyên tắc này: Khi chúng ta hiểu rằng chúng ta là con cái của Cha Thiên Thượng, thì chúng ta thấy cuộc sống của mình trên trần thế có ý nghĩa nhiều hơn.)

Để giúp sinh viên hiểu sâu hơn về nguyên tắc này, hãy cho xem video “God Is Our Father (Thượng Đế là Đức Chúa Cha của Chúng Ta)” (3:05), và yêu cầu các sinh viên lắng nghe các phước lành mà những người trong video mô tả.

Sau khi sinh viên đã xem xong video, hãy hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Một số những phước lành nào những người trong video mô tả là đến từ việc biết rằng họ là con cái của Thượng Đế?

  • Việc hiểu biết rằng các em là con của Thượng Đế giúp các em thấy ý nghĩa lớn lao hơn trong cuộc sống của mình như thế nào?

Yêu cầu một vài sinh viên thay phiên nhau đọc to bốn đoạn đầu ở trang 54 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Chỉ dẫn cho lớp học tìm kiếm các giáo lý và nguyên tắc dạy về mục đích của Thượng Đế là gì cho con cái của Ngài và cách kế hoạch cứu rỗi làm tròn mục đích đó. Rồi hỏi:

  • Mục đích của Thượng Đế có ý định làm điều gì cho con cái của Ngài? (Trong số các câu trả lời của sinh viên, họ có thể gồm vào giáo lý rằng kế hoạch cứu rỗi làm cho tất cả con cái của Thượng Đế có thể vui hưởng các phước lành của sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu. Nếu cần phải giải thích rõ hơn, anh chị em có thể đề cập đến ý nghĩa của từ sự bất diệtsự tôn caocác trang 65–66 trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Nhấn mạnh rằng cuộc sống vĩnh cửu là loại cuộc sống mà Thượng Đế đang sống.)

Để giúp các sinh viên hiểu giáo lý này, hãy yêu cầu họ đọc và thuộc lòng Môi Se 1:39. Sau khi họ đã có một giây lát để học thuộc và tập đọc thuộc lòng đoạn này, hãy hỏi:

  • Việc giảng dạy những người tầm đạo rằng mục đích của Thượng Đế là để mang lại sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu của chúng ta có thể ảnh hưởng đến những lựa chọn mà họ đưa ra trong cuộc sống thường ngày như thế nào?

Cho sinh viên một giây lát để suy ngẫm vai trò của những người truyền giáo trong việc phụ giúp Cha Thiên Thượng trong công việc của Ngài “để mang lại sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu cho loài người.” (Môi Se 1:39). Mời các sinh viên chia sẻ suy nghĩ của họ với một sinh viên khác hoặc viết suy nghĩ của họ vào trong nhật ký ghi chép việc học tập.

Sự Sáng Tạo và Thể Xác Hữu Diệt của Chúng Ta

Yêu cầu một sinh viên đọc to mục nhỏ có tựa đề “Sự Sáng Tạo” ở trang 54 của Sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Chỉ dẫn sinh viên tìm kiếm ý nghĩa của Sự Sáng Tạo trong kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế. Rồi hỏi:

  • Tại sao chúng ta xem sự sáng tạo của thế gian là một phần quan trọng trong kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế? (Để tăng trưởng và trở nên giống như Thượng Đế, mỗi người chúng ta cần phải đến thế gian để nhận được một thể xác và được thử thách trong thời gian thử thách.)

Để giúp sinh viên hiểu tầm quan trọng của việc nhận được một thể xác hữu diệt, hãy trưng ra và đọc to lời phát biểu sau đây do Chị Susan W. Tanner đưa ra khi chị phục vụ với tư cách là chủ tịch trung ương Hội Thiếu Nữ. Yêu cầu các sinh viên tìm xem tại sao mỗi người chúng ta đều phấn khởi khi nhận được một thể xác hữu diệt.

Hình Ảnh
Susan W. Tanner

“Trong tiền dương thế, chúng ta học biết được rằng thể xác là một phần của kế hoạch hạnh phúc vĩ đại của Thượng Đế dành cho chúng ta. Như được nói trong bản tuyên ngôn gia đình: ‘Những người con trai và con gái linh hồn biết và thờ phượng Thượng Đế là Đức Cha Vĩnh Cửu của họ và chấp nhận kế hoạch của Ngài mà qua đó các con cái của Ngài có thể nhận được một thể xác và đạt được kinh nghiệm trần thế để tiến triển đến sự toàn hảo và cuối cùng nhận thức rõ được số mệnh thiêng liêng của mình với tư cách là một người thừa hưởng cuộc sống vĩnh cửu.’ Quả vậy, chúng ta ‘cất tiếng reo mừng’ (Gióp 38:7) vì được làm một phần tử trong kế hoạch này.

Tại sao chúng ta đã phấn khởi như vậy? Chúng ta đã hiểu các lẽ thật vĩnh cửu về thể xác của mình. Chúng ta biết rằng thể xác của mình được tạo theo hình ảnh của Thượng Đế. Chúng ta biết rằng thể xác của chúng ta là nơi trú ngụ của linh hồn mình. Chúng ta cũng hiểu rằng thể xác của chúng ta sẽ chịu đau đớn, bệnh hoạn, khuyết tật và cám dỗ. Nhưng chúng ta sẵn lòng, ngay cả hăm hở chấp nhận những thử thách này vì chúng ta biết rằng chỉ với linh hồn và nguyên tố kết hợp nhau một cách không thể tách rời được thì chúng ta mới có thể tiến triển để trở thành giống như Cha Thiên Thượng (xin xem GLGƯ 130:22) và ‘nhận được niềm vui trọn vẹn’ (GLGƯ 93:33)” (“Sự Thiêng Liêng của Thể Xác,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2005, trang 13).

Rồi hỏi:

  • Trong tiền dương thế, chúng ta đã hiểu các lẽ thật nào mà đã làm cho chúng ta phấn khởi để xuống thế gian và tiếp nhận một thể xác hữu diệt?

  • Tại sao chúng ta sẵn lòng và háo hức được xuống thế gian mặc dù chúng ta biết rằng mình sẽ đương đầu với những khó khăn thử thách trong cuộc sống trần thế?

Cho sinh viên một lúc để suy ngẫm câu hỏi sau đây: Các em sẽ giải thích cho một người tầm đạo như thế nào về cách kinh nghiệm trần thế của chúng ta giúp chúng ta tiến triển để trở nên giống như Cha Thiên Thượng? Nếu có thời gian, hãy mời các sinh viên học các đoạn thánh thư tham khảo trong ô Sự Học Tập Thánh Thư ở dưới phần “Sự Sáng Tạo” ở trang 54 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Sau khoảng một phút, yêu cầu các sinh viên quay sang sinh viên ngồi cạnh mình và giải thích câu trả lời cho câu hỏi đó.

Quyền Tự Quyết và Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va

Viết các tựa đề sau đây lên trên bảng:

Điều mà A Đam và Ê Va có thể làm trong khu vườn

Điều mà A Đam và Ê Va không thể làm trong khu vườn

Mời sinh viên học 2 Nê Phi 2:22–25 và phần “Quyền Tự Quyết và Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va” ở trang 54 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Khi họ đọc, yêu cầu nửa lớp học lập một bản liệt kê những điều A Đam và Ê Va có thể làm trong Vườn Ê Đen (họ có thể sống mãi mãi trong một trạng thái ngây thơ, họ không thể sử dụng quyền tự quyết của riêng họ để đưa ra những quyết định). Yêu cầu nửa kia của lớp học lập một bản liệt kê những điều A Đam và Ê Va không thể làm trong Vườn Ê Đen (họ không thể tiến triển hoặc cảm nhận được sự tương phản, họ không thể cảm thấy niềm vui hay nỗi buồn hoặc sự khổ sở, họ không thể phạm tội, họ không thể trải qua bệnh tật hoặc nỗi thống khổ, họ không thể có con cái). Sau một vài phút, hãy yêu cầu các sinh viên chia sẻ điều họ đã tìm thấy. Khi sinh viên trả lời, hãy cân nhắc việc cho một sinh viên trong lớp học viết những câu trả lời của các sinh viên lên trên bảng.

Hướng sự chú ý của các sinh viên đến các cụm từ cái chết thể xáccái chết thuộc linhtrang 55 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Có lẽ tất cả các sinh viên đều hiểu cái chết thể xác ám chỉ cái chết của thể xác hữu diệt. Giúp sinh viên hiểu rằng cái chết thuộc linh ám chỉ sự tách rời khỏi sự hiện diện của Thượng Đế. Cả hai cái chết này đều là kết quả của Sự Sa Ngã của A Đam. Chỉ qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô mà chúng ta có thể chiến thắng được cả hai cái chết.

Anh chị em có thể giúp các sinh viên hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của Sự Sa Ngã trong kế hoạch cứu rỗi bằng cách trưng ra đoạn trích dẫn sau đây của Chủ Tịch Joseph Fielding Smith (1876–1972) và yêu cầu một sinh viên đọc to đoạn đó cho lớp học:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Joseph Fielding Smith

“Khi A Đam bị đuổi ra khỏi Vườn Ê Đen, Chúa đã tuyên án ông. Một số người cho rằng sự tuyên án đó là một điều khủng khiếp. Không phải như vậy; đó là một phước lành. Tôi không biết nó có thể thực sự được coi là một hình phạt ngụy trang không.

Để cho nhân loại có thể được cứu rỗi và đạt được sự tôn cao, điều cần thiết là họ phải có được thể xác trong thế giới này, và trải qua những kinh nghiệm và sự học hỏi mà chỉ có thể tìm thấy trong cuộc sống trần thế. Chúa đã phán rằng công việc vĩ đại và vinh quang của Ngài là ‘để mang lại sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu cho loài người’ [Môi Se 1:39]. Nếu không có sự hữu diệt, thì không thể làm tròn phước lành vĩ đại này được. Vì thế, các thế giới đã được sáng tạo ra và con cái của Thượng Đế cư ngụ trên đó, và họ được ban cho đặc ân trải qua cuộc sống trần thế, với ân tứ lớn lao về quyền tự quyết thuộc quyền sở hữu của họ. Qua ân tứ này họ chọn điều tốt hoặc điều tà ác, và như vậy nhận được phần thưởng về công lao trong chốn vĩnh cửu mai sau. Chính nhờ sự sa ngã của A Đam mà chúng ta mới ở đây trong cuộc sống trần thế. …

“Sự sa ngã của loài người đã đến như là một chuyện không may mà lại hóa ra may, là phương tiện để đẩy mạnh các mục đích của Chúa trong sự tiến triển của loài người, thay vì một phương tiện cản trở họ” (Doctrines of Salvation, do Bruce R. McConkie biên soạn, 3 tập [1954–56], 1:113–14).

Rồi hỏi:

  • Tại sao là thích hợp để xem Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va là một phần cốt yếu trong kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế? (Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va cho phép con cái linh hồn của Thượng Đế nhận được thể xác hữu diệt và làm cho họ có thể tiến triển và trở nên giống như Ngài.)

Mời sinh viên ôn lại ô “Giảng Dạy về Sự Sa Ngã” ở trang 55 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Sau đó yêu cầu sinh viên giải thích giáo lý về Sự Sa Ngã bằng lời riêng của họ cho sinh viên ngồi cạnh mình.

Cuộc Sống của Chúng Ta trên Trần Thế

Cho xem video “The Plan of Salvation (Kế Hoạch Cứu Rỗi)” (4:30) hoặc yêu cầu một sinh viên đọc to đoạn trích dẫn sau đây của Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Yêu cầu các sinh viên tìm kiếm những cách mà một vở kịch ba màn tượng trưng cho kế hoạch cứu rỗi:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Boyd K. Packer

“Ba phần của kế hoạch cứu chuộc có thể giống như một vở kịch vĩ đại gồm có ba màn. Màn 1 có tựa đề “Cuộc Sống Tiền Dương Thế.” Thánh thư mô tả nó là trạng thái thứ nhất của chúng ta (xin xem Giu Đe 1:6; Áp Ra Ham 3:26, 28). Màn 2, từ khi sinh ra cho đến khi phục sinh, là ‘Trạng Thái Thứ Hai.’ Và màn 3 được gọi là ‘Cuộc Sống Sau Khi Chết’ hay là ‘Cuộc Sống Vĩnh Cửu.’

“Trong cuộc sống trần thế, chúng ta giống như diễn viên bước vào rạp hát ngay vào lúc màn hai bắt đầu. Chúng ta đã bỏ lỡ màn 1. Vở kịch có nhiều cốt truyện và âm mưu phụ xen lẫn với nhau, làm cho rất khó để biết được ai liên hệ với ai và điều gì liên quan đến điều gì, ai là anh hùng và ai là người xấu. Còn phức tạp hơn nữa vì chúng ta không chỉ là khản giả; chúng ta là thành viên của dàn diễn viên, trên sân khấu, tham gia vào mọi sự việc!

“Là một phần của kế hoạch vĩnh cửu này, ký ức về cuộc sống tiền dương thế của chúng ta, màn 1, được che bằng một tấm màn. Vì chúng ta bước vào cuộc sống trần thế vào lúc bắt đầu màn 2 mà không hề có ký ức gì về màn 1, nên chúng ta không có gì đáng ngạc nhiên rằng thật là điều khó khăn để hiểu điều gì đang xảy ra. …

“Nếu anh chị em chỉ kỳ vọng có được sự thanh thản, bình an và hạnh phúc trong màn 2, thì chắc chắn anh chị em sẽ thất vọng. Anh chị em sẽ hiểu một chút ít về những gì đang xảy ra và tại sao mọi sự việc được cho phép trở thành như chúng đang hiện hữu.

“Hãy ghi nhớ điều này! Người ta không bao giờ viết trong màn hai dòng chữ ‘Và họ đều sống hạnh phúc mãi mãi về sau.’ Dòng đó thuộc vào màn ba khi những điều huyền bí đã được làm sáng tỏ và mọi việc đều được đặt đúng chỗ. …

Có một điều gì đó hiện hữu trong kịch bản của vở kịch vĩ đại này, kịch tính của những thời kỳ. Nó phác thảo, ít nhất là tóm lược, điều gì đã xảy ra trong màn 1—cuộc sống tiền dương thế. Mặc dù không có nhiều chi tiết, nhưng kịch bản này cho thấy mục đích rõ ràng của mọi điều, và nó tiết lộ cốt truyện đủ để giúp anh chị em khám phá ra ý nghĩa của cuộc sống.

“Như anh chị em đã biết, kịch bản đó là thánh thư—những điều mặc khải. Hãy đọc thánh thư. Hãy học thánh thư. Thánh thư cho anh chị em biết loài người là gì, tại sao được Thượng Đế ‘nhớ đến,’ và tại sao chúng ta được sáng tạo ‘thấp kém hơn các thiên sứ một chút’ và tuy vậy được ‘đội cho … sự vinh hiển và sang trọng’ (Thi Thiên 8:4–5).

“Thánh thư nói lên lẽ thật. Anh chị em có thể học hỏi từ thánh thư đủ về tất cả ba màn để bắt đầu cuộc sống của mình với các lẽ thật và biết hướng đi trong cuộc sống. Thánh thư tiết lộ rằng ‘lúc khởi đầu, các ngươi cũng đã ở cùng Đức Chúa Cha; và là Thánh Linh, là Thánh Linh lẽ thật;

“‘Và lẽ thật là sự hiểu biết về những sự vật đúng theo trạng thái của chúng đang có, đã có, và sẽ có’ (GLGƯ 93:23–24)” (Boyd K. Packer, “The Play and the Plan” [Buổi họp đặc biệt fireside của Hệ Thống Giáo Dục Giáo Hội, ngày 7 tháng Năm năm 1995], 2–3; si.lds.org).

Sau đó hỏi những câu hỏi như sau:

  • Trong những phương diện nào một vở kịch ba màn tượng trưng cho một số yếu tố của kế hoạch cứu rỗi?

  • Theo phép loại suy này, tại sao là khó đối với nhiều người để hiểu mục đích của cuộc sống trên trần thế?

  • Theo phép loại suy này, chúng ta có thể tìm thấy kịch bản cho vở kịch vĩ đại gồm có ba màn này ở đâu?

  • Làm thế nào thánh thư có thể giúp con cái của Thượng Đế hiểu rõ hơn mục đích của họ trong kế hoạch của Thượng Đế?

Giải thích cho sinh viên biết rằng khi những người truyền giáo giảng dạy về kế hoạch cứu rỗi, thì họ giúp những người tầm đạo hiểu rõ hơn mục đích của cuộc sống trần thế và cách chúng ta có thể trở về sống với Cha Thiên Thượng một lần nữa (xin xem An Ma 12:32–34). Cho sinh viên đọc phần có tựa đề “Cuộc Sống của Chúng Ta trên Thế Gian” ở trang 55 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Sau khi các sinh viên đều đã có đủ thời giờ để đọc phần này, hãy hỏi:

  • Các em sẽ giải thích như thế nào về mục đích của cuộc sống này trong một hoặc hai câu?

Cho sinh viên biết rằng là điều quan trọng để những người tầm đạo hiểu rằng sự chuẩn bị của chúng ta để trở về nơi hiện diện của Thượng Đế tùy thuộc vào những quyết định chúng ta đưa ra trong cuộc sống của mình trên thế gian. Những quyết định để tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế có thể giúp chúng ta tiến gần Cha Thiên Thượng của mình hơn, trong khi việc vi phạm giáo lệnh của Thượng Đế ngăn cản chúng ta trở về nơi hiện diện của Ngài. Viết câu sau đây lên trên bảng:

Những hậu quả của tội lỗi:

Rồi hỏi:

  • Những hậu quả của tội lỗi là gì? (Nếu cần, khuyến khích sinh viên ôn lại đoạn thứ hai của phần “Cuộc Sống của Chúng Ta trên Thế Gian” ở trang 55 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Mặc dù sinh viên có thể sử dụng các từ khác nhau, nhưng họ cần hiểu các lẽ thật này: Tội lỗi dẫn đến bất hạnh và gây ra cảm giác có tội và xấu hổ. Nó làm cho chúng ta không thanh sạch và không xứng đáng bước vào sự hiện diện của Thượng Đế. Tội lỗi ngăn cản chúng ta trở về với Cha Thiên Thượng của mình trừ khi chúng ta được tha thứ.)

  • Làm thế nào việc hiểu được những hậu quả của tội lỗi sẽ giúp chuẩn bị cho những người tầm đạo chấp nhận sứ điệp của Sự Chuộc Tội?

Nhắc các sinh viên nhớ rằng trong cuộc sống này, chúng ta đều trải qua cái chết thuộc linh—chúng ta bị tách rời khỏi sự hiện diện của Thượng Đế. Hỏi các sinh viên:

  • Làm thế nào phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta khắc phục cái chết thuộc linh và trở về nơi hiện diện của Thượng Đế? (Trong khi sinh viên trả lời, anh chị em có thể muốn hỏi họ xem làm thế nào đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, sự hối cải, phép báp têm bằng cách dìm mình xuống nước, và ân tứ Đức Thánh Linh đều giúp chúng ta khắc phục những ảnh hưởng của Sự Sa Ngã và chuẩn bị cho chúng ta trở về nơi hiện diện của Thượng Đế.)

Là điều quan trọng rằng các sinh viên được cho cơ hội để tập giải thích các yếu tố của kế hoạch cứu rỗi được dạy trong bài học này. Điều này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn các giáo lý và nguyên tắc mà họ sẽ giảng dạy cho người tầm đạo.

Chia sinh viên ra thành từng cặp. Cho các cặp đủ thời gian chuẩn bị để giảng dạy bài học dài năm đến mười phút về mục đích của cuộc sống trên thế gian. Yêu cầu các sinh viên ôn lại tài liệu ở các trang 55–56 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, kể cả thánh thư từ các ô Sự Học Tập Thánh Thư. Nếu có thể, họ cũng có thể học các trang 2–9 của quyển sổ tay của Người Truyền Giáo có tựa đề Kế Hoạch Cứu Rỗi. Trong khi các sinh viên đang chuẩn bị, hãy đi vòng quanh lớp học và giúp họ chuẩn bị những lời giải thích đơn giản và ngắn gọn về các yếu tố của kế hoạch cứu rỗi. Khẳng định lại rằng việc sử dụng các đoạn thánh thư trong sứ điệp của họ và trong việc làm chứng về các giáo lý và nguyên tắc họ giảng dạy sẽ thêm quyền năng vào bài học của họ.

Sau khi các sinh viên đã có đủ thời gian để ôn lại tài liệu và chuẩn bị một bài học ngắn, hãy chỉ định mỗi cặp sinh viên giảng dạy cho cặp khác. Sau đó cho họ đổi vai để mỗi cặp đều có cơ hội dạy một lần. Khi mỗi cặp kết thúc kinh nghiệm giảng dạy của họ, hãy cho họ thảo luận các câu hỏi sau đây với các sinh viên mà họ giảng dạy:

  • Những người dạy đã làm điều gì xuất sắc?

  • Các phương pháp nào có thể đã làm cho phần trình bày bài học được hữu hiệu hơn nữa?

Sau khi mỗi cặp đều đã có cơ hội để thực tập và đánh giá sự giảng dạy của mình, hãy mời các sinh viên trong lớp chia sẻ những hiểu biết sâu sắc từ kinh nghiệm của họ với cả lớp.

Kết thúc bài học bằng cách viết những lời phát biểu sau đây lên trên bảng và yêu cầu các sinh viên cân nhắc cách các nguyên tắc này có thể làm gia tăng lòng mong muốn của họ để phục vụ truyền giáo:

Mỗi người các em gặp đều là một người con của Cha Thiên Thượng và được Ngài yêu thương.

Mỗi người các em gặp đều mang một gánh nặng không vui do tội lỗi gây ra mà chưa được giải quyết qua sự tẩy sạch của Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô.

Mời một vài sinh viên chia sẻ điều họ cảm thấy khi họ suy ngẫm những lời phát biểu này. Hãy cân nhắc việc kết thúc bài học bằng cách hỏi các sinh viên xem có bất cứ ai trong số họ muốn chia sẻ chứng ngôn với lớp học về các giáo lý liên quan đến kế hoạch cứu rỗi.

Lời Mời để Hành Động

Mời các sinh viên hiểu sâu hơn về kế hoạch cứu rỗi và cải thiện kỹ năng giảng dạy của họ bằng cách chọn một trong số những sinh hoạt sau đây để thực hiện bên ngoài lớp học:

  • Ôn lại phần “Những Định Nghĩa Then Chốt” ở các trang 65–66 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Tập giải thích mỗi cụm từ bằng lời riêng của các em mà sử dụng những lời phát biểu đơn giản về lẽ thật.

  • Ôn lại các đoạn thánh thư được tìm thấy trong các ô Sự Học Tập Thánh Thư ở các trang 55–56 trong sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Chọn ra một hoặc hai đoạn mà các em muốn sử dụng để giảng dạy mỗi phần trong số các phần khác nhau của kế hoạch cứu rỗi và đánh dấu chúng trong thánh thư của mình. Cân nhắc việc thuộc lòng một hoặc nhiều hơn các đoạn này.

  • Lập ra một đề cương cho việc giảng dạy kế hoạch cứu rỗi. Cân nhắc việc sử dụng các ý kiến về kế hoạch dạy bài học ở các trang 61–65 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta để tham khảo.

  • Nghĩ về một thời gian mà sự hiểu biết về kế hoạch cứu rỗi đã ban phước cho cuộc sống của các em. Viết tóm tắt kinh nghiệm đó vào trong nhật ký ghi chép việc giảng dạy của các em hoặc chia sẻ điều đó với một người bạn.