Các Tài Liệu và Giờ Chia Sẻ dành cho Hội Thiếu Nhi
Tháng Giêng: Quyền Tự Quyết Là Ân Tứ để Lựa Chọn cho Bản Thân Mình


Tháng Giêng

Tháng Giêng: Quyền Tự Quyết Là Ân Tứ để Lựa Chọn cho Bản Thân Mình

“Vậy nên, loài người … được tự ý lựa chọn sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu, qua Đấng Trung Gian vĩ đại của tất cả loài người” (2 Nê Phi 2:27).

Bài ca: “Là Con Đức Chúa Cha”

(trang 28 trong đại cương này)

Hãy bổ sung những ý kiến đã được đưa ra ở đây với một số ý kiến riêng của các anh chị em. Mỗi tuần, hãy hoạch định những cách để (1) nhận ra giáo lý, (2) giúp các em hiểu giáo lý đó, và (3) giúp chúng áp dụng giáo lý đó vào cuộc sống của chúng. Hãy tự hỏi: “Các em trong lớp học của mình sẽ làm gì để học hỏi và làm thế nào tôi có thể giúp chúng cảm nhận được Thánh Linh?”

Tuần lễ thứ nhất và thứ 2: Quyền tự quyết là ân tứ để lựa chọn cho bản thân mình.

Nhận ra giáo lý (chơi trò chơi đoán): Nói cho các em biết rằng các anh chị em đang nghĩ về một từ, và mách nước để giúp chúng đoán ra được từ đó là gì. Bảo chúng giơ tay lên khi chúng biết câu trả lời. Lời mách nước có thể gồm có những điều sau đây: Chúng ta đã có điều này trước khi chúng ta đến thế gian. Đó là một ân tứ từ Cha Thiên Thượng của chúng ta. Đó là một phần quan trọng trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng dành cho chúng ta. Sa Tan muốn lấy quyền ấy khỏi chúng ta. Chúng ta sử dụng quyền ấy khi chúng ta lựa chọn. Đó là một ân tứ cho phép chúng ta tự lựa chọn cho mình. Từ này bắt đầu với ba chữ cái QTQ Sau khi các em đã đoán ra được câu trả lời, hãy cùng nhau nói câu: “Quyền tự quyết là ân tứ để lựa chọn cho bản thân mình.”

Hình Ảnh
consequences stick

Khuyến khích sự hiểu biết (nhìn thấy và thảo luận một bài học với đồ vật): Cho các em thấy một cây gậy có viết chữ lựa chọn trên một đầu gậy và chữ kết quả viết trên đầu kia. Giải thích rằng một kết quả là điều xảy ra tự nhiên vì một điều chúng ta lựa chọn; ví dụ, nếu chọn tập chơi một nhạc cụ, thì chúng ta sẽ chơi nhạc cụ đó giỏi hơn, và nếu chọn sờ vào lửa thì chúng ta sẽ bị phỏng. Nhặt cây gậy đó lên và cho các em thấy rằng mỗi lần các anh chị em nhặt cây gậy lên, các anh chị em đều có sự lựa chọn và kết quả của sự lựa chọn đó. Bảo một em lớn hơn đọc 2 Nê Phi 2:27. Mời các em khác lắng nghe về các kết quả khi chọn điều đúng là gì (tự do và cuộc sống vĩnh cửu) và các hậu quả khi chọn điều sai là gì (tù đày và khổ sở). Vẽ một biểu đồ đơn giản trên bảng giống như biểu đồ cho thấy ở đây.

Hình Ảnh
agency chart

Giúp các em hiểu rằng khi chúng ta chọn điều đúng, thì điều đó sẽ dẫn đến tự do và hạnh phúc, và khi chúng ta chọn điều sai thì điều đó sẽ dẫn đến cảnh tù đày và khổ sở.

Mời hai đứa trẻ ra trước phòng và để cho mỗi đứa giữ một đầu gậy. Bảo đứa trẻ nắm đầu gậy có chữ “lựa chọn” đưa ra một ví dụ về sự lựa chọn đúng (ví dụ, nói chuyện tử tế với người khác). Bảo đứa trẻ kia chia sẻ những kết quả có thể có được về sự lựa chọn đó (ví dụ, tạo ra tình bạn lâu dài). Lặp lại với vài đứa trẻ khác.

Hình Ảnh
children holding choice and consequences stick

Củng cố việc học hỏi của các em bằng cách lặp lại. Giữ lại cây gậy “sự lựa chọn và những kết quả”. Sẽ có thêm những cơ hội khác để sử dụng cây gậy đó vào giờ chia sẻ trong suốt năm.

Khuyến khích sự hiểu biết (học hỏi các câu chuyện thánh thư): Trong hai tuần đầu của tháng, hãy dạy một số câu chuyện từ thánh thư cho thấy cách chọn điều đúng dẫn đến tự do và hạnh phúc và cách chọn điều xấu dẫn đến cảnh tù đày và khổ sở. Các anh chị em có thể dùng các câu chuyện thánh thư như câu chuyện về Đấng Cứu Rỗi và Sa Tan (xin xem Môi Se 4:1–4); Nê Phi, La Man và Lê Mu Ên (xin xem 1 Nê Phi 2–4, 7, 18); Sa Đơ Rắc, Mê Sác, và A Bết Nê Gô (xin xem Đa Ni Ên 3); hoặc An Ma và Vua Nô Ê (xin xem Mô Si A 17–19). Sau khi giảng dạy một câu chuyện, hãy mời hai đứa trẻ, mỗi đứa nắm lấy một đầu gậy “lựa chọn và kết quả”. Bảo một đứa trẻ giải thích những điều mà những người trong câu chuyện đã lựa chọn và đứa kia giải thích kết quả của những điều lựa chọn đó.

Hình Ảnh
Jesus Christ

Khuyến khích việc áp dụng (nghe một câu chuyện): Đặt hình của Chúa Giê Su Ky Tô lên trên tấm bảng. Vẽ những bước dẫn lên tấm hình đó. Vẽ một hình người lên trên một tờ giấy, và đặt hình người đó ở dưới các bước. Kể một câu chuyện ngắn về những điều mà một đứa trẻ có thể lựa chọn trong một ngày. Đối với mỗi điều lựa chọn, bảo các em cho biết đó là một điều lựa chọn tốt hay xấu bằng cách đứng lên nếu là một điều lựa chọn tốt và ngồi xuống nếu là một điều lựa chọn xấu. Ví dụ: “Jane giật lấy đồ chơi của đứa em trai của nó và đứa em của nó bắt đầu khóc. Khi mẹ của Jane hỏi nó tại sao em trai nó khóc, Jane nói là nó không biết.” Đối với mỗi điều lựa chọn tốt, di chuyển hình người đó lên một bước hướng đến Chúa Giê Su. Tiếp tục câu chuyện với những điều lựa chọn khác cho đến khi hình người ấy đến Đấng Cứu Rỗi. Thảo luận cách những điều lựa chọn tốt mang hạnh phúc đến cho chúng ta và giúp chúng ta đến gần Chúa hơn như thế nào.

Tuần lễ thứ 3: Trong cuộc sống tiền dương thế, tôi đã chọn tuân theo kế hoạch của Thượng Đế.

Khuyến khích sự hiểu biết (hát các bài ca): Thảo luận vắn tắt các khái niệm sau đây, rồi hát với các em những bài ca tương ứng: Tôi đã sống trên thiên thượng trước khi đến thế gian (“Ngày Xưa Sống Ở Trên Thiên Thượng” [Liahona tháng Tư năm 1999-4]). Tôi đã chọn đến thế gian để nhận được thể xác (“Tôi Là Con Đức Chúa Cha” [TCVCBCTN, 58–]; “Chúa Ban Tôi Một Đền Tạm” [TCVCBCTN, 153]). Tôi sẽ chịu phép báp têm và nhận được ân tứ Đức Thánh Linh (“When I Am Baptized” [CS, 103]; “The Holy Ghost” [CS, 105]). Tôi có thể chuẩn bị để đi đền thờ (“I Love to See the Temple” [CS, 95]; “Families Can Be Together Forever” [CS, 188]). Tôi sẽ được phục sinh (“He Sent His Son” [CS, 34–35]).

Tuần lễ thứ 4: Chúa Giê Su Ky Tô đã tạo dựng thế gian làm một nơi để tôi có thể học cách chọn điều đúng.

Nhận ra giáo lý (nhìn thấy và thảo luận một bài học với đồ vật): Cho các em thấy một cái hộp đựng những cây bút chì màu có nhiều màu sắc khác nhau. Cho chúng thấy một cái hộp đựng thứ hai có những cây bút chì chỉ có một màu. Hỏi các em: “Nếu tô màu một tấm hình, các em sẽ muốn dùng hộp đựng bút chì nào? Tại sao?” Giải thích rằng việc có nhiều sự lựa chọn là một phước lành. Làm chứng rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương chúng ta và hai Ngài muốn chúng ta chọn điều đúng.

Hình Ảnh
crayons

Trong sinh hoạt này, các anh chị em có thể chọn để cho thấy khái niệm rằng sự lựa chọn là một phước lành với các bút chì màu, các loại trái cây khác nhau hoặc bất cứ món đồ nào khác quen thuộc với các em.

Khuyến khích sự hiểu biết (tô màu): Để cho các em tô màu một hình minh họa ở trang 35 của sách học của lớp ấu nhi, Behold Your Little Ones, hoặc bảo chúng vẽ những tấm hình tương tự với cùng lời chú thích. Thảo luận về ai đã sáng tạo ra vạn vật trong hình minh họa và lý do tại sao các vật này được sáng tạo. Giảng dạy cho các em biết rằng Cha Thiên Thượng kỳ vọng chúng ta sẽ chăm sóc thế giới này do Vị Nam Tử của Ngài tạo ra cho chúng ta. Yêu cầu các em chia sẻ những cách mà chúng có thể lựa chọn để chăm sóc trái đất này và những tạo vật ở trên đó. Bảo các em mang hình minh họa của chúng về nhà và nhờ cha mẹ chúng làm thành một quyển sách.