Các Tài Liệu và Giờ Chia Sẻ dành cho Hội Thiếu Nhi
Tháng Sáu: Tôi Chọn Điều Đúng bằng cách Sống theo Các Nguyên Tắc Phúc Âm


Tháng Sáu

Tôi Chọn Điều Đúng bằng cách Sống theo Các Nguyên Tắc Phúc Âm

“Con sẽ đi và làm những gì Chúa đã truyền lệnh, vì con biết Chúa không ban ra một lệnh truyền nào cho con cái loài người mà Ngài lại không chuẩn bị sẵn một đường lối để họ có thể thực hiện được những điều Ngài phán truyền” (1 Nê Phi 3:7).

Bài ca: “Dám Làm Điều Tốt”

(TCVCBCTN, 64)

Hãy bổ sung những ý kiến đã được đưa ra ở đây với một số ý kiến riêng của các anh chị em. Mỗi tuần, hãy hoạch định những cách để (1) nhận ra giáo lý, (2) giúp các em hiểu giáo lý đó, và (3) giúp chúng áp dụng giáo lý đó vào cuộc sống của chúng. Hãy tự hỏi: “Các em trong lớp học của mình sẽ làm gì để học hỏi và làm thế nào tôi có thể giúp chúng cảm nhận được Thánh Linh?”

Tuần lễ 1: Tôi cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng xin ban cho sức mạnh để làm điều đúng.

Khuyến khích sự hiểu biết (thảo luận về việc cầu nguyện): Cho các em thấy một cái máy điện thoại hoặc một hình thức truyền đạt khác. Thảo luận cách sử dụng. Hỏi các em làm thế nào chúng ta có thể truyền đạt với Cha Thiên Thượng. Giải thích rằng cũng giống như chúng ta bấm số để nói chuyện với một người nào đó trên điện thoại, chúng ta cũng có thể truyền đạt với Cha Thiên Thượng; chúng ta có thể cầu xin Ngài ban cho sức mạnh để làm điều đúng. Đưa cho mỗi lớp một tấm hình về mỗi loại cầu nguyện khác nhau (ví dụ, cầu nguyện riêng, cầu nguyện chung gia đình, cầu nguyện ban phước lành thức ăn, hoặc cầu nguyện trong lớp học). Yêu cầu mỗi lớp cho các đứa trẻ khác thấy tấm hình của chúng và cho biết loại cầu nguyện nào được cho thấy trên hình và khi nào, ở đâu và tại sao loại cầu nguyện này được dâng lên.

Khuyến khích việc áp dụng (chơi một trò chơi): Đục một lỗ nhỏ ở đáy của hai lon nhôm rỗng không, và nối hai cái lon lại bằng một sợi dây. Kéo sợi dây thật chặt, và để cho các em thay phiên nhau nói nhỏ vào một cái lon một điều gì đó mà chúng có thể cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng khi chúng cố gắng làm điều đúng (ví dụ, nói sự thật, tôn kính hoặc tử tế). Để một đứa trẻ khác lắng nghe từ cái lon kia. Chia sẻ (hoặc yêu cầu một đứa trẻ chia sẻ) một kinh nghiệm khi Cha Thiên Thượng đã ban cho mình sức mạnh để làm điều đúng. Làm chứng rằng Cha Thiên Thượng nghe và đáp ứng lời cầu nguyện của chúng ta và sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để làm điều đúng.

Tuần lễ thứ 2: Khi tôi đóng tiền thập phân, Cha Thiên Thượng sẽ ban phước cho tôi.

Hình Ảnh
coins

Nhận ra giáo lý và khuyến khích sự hiểu biết (xem một phần trình bày): Giải thích rằng việc đóng tiền thập phân là dâng một phần mười số tiền ta kiếm được lên Chúa qua Giáo Hội của Ngài. Cho các em thấy 10 đồng xu. Hỏi chúng cần phải dùng bao nhiêu đồng xu để đóng tiền thập phân. Cho thấy một phong bì tiền thập phân và một mẫu tặng dữ, và giải thích rằng chúng ta đóng tiền thập phân bằng cách điền vào mẫu tặng dữ, đặt tiền vào phong bì với tiền thập phân của mình rồi đưa phong bì cho vị giám trợ hoặc một trong hai cố vấn của ông.

Khuyến khích việc áp dụng (chơi trò chơi và nghe chứng ngôn): Trưng bày hình và đồ vật tượng trưng cho các phước lành đến từ việc đóng tiền thập phân, như đền thờ, nhà hội, sách thánh ca, Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi sách học của Hội Thiếu Nhi và thánh thư. Nói cho các em biết rằng nhờ vào quỹ thập phân mà Giáo Hội mới có thể cung ứng những điều này. Che hình và đồ vật lại. Lấy đi một hoặc hai món đồ. Giở ra và bảo các em đoán xem thiếu món đồ nào. Lặp lại vài lần. Giải thích rằng có những phước lành khác đến từ việc đóng tiền thập phân mà không thể thấy được (xin xem 3 Nê Phi 24:10). Nhờ một hoặc hai người lớn kể về những phước lành họ đã nhận được từ việc đóng tiền thập phân.10/05/2011

Tuần Lễ thứ 3: Tôi tuân theo Lời Thông Sáng bằng cách ăn uống thứ gì tốt cho sức khỏe và tránh thứ gì có hại cho sức khỏe.

Khuyến khích sự hiểu biết (đọc thánh thư và chơi một trò chơi): Cùng nhau đọc 1 Cô Rinh Tô 3:16–17. Bảo các em chia sẻ câu thánh thư này có ý nghĩa gì đối với chúng. Giải thích rằng Cha Thiên Thượng muốn chúng ta chăm sóc cơ thể của mình. Để vào một cái hộp hình ảnh một số loại thức ăn, thức uống và những thứ khác tốt hoặc xấu cho cơ thể (như trái cây, rau cải, bánh mì, rượu và thuốc lá). Sao chụp trang 43 sách học của lớp ấu nhi và cắt ra thành các mảnh ghép hình. Bảo các em thay phiên nhau lấy hình ra từ cái hộp đựng. Nếu thứ trong hình tốt cho chúng ta, bảo một đứa trẻ đặt một mảnh ghép hình lên trên bảng. Nếu thứ đó không tốt cho sức khỏe, hãy lấy mảnh ghép hình xuống. Tiếp tục chơi cho đến khi tấm hình đã được ráp hoàn toàn (các anh chị em sẽ cần có nhiều thứ tốt hơn là thứ xấu trong cái hộp đựng). Yêu cầu một người lớn hoặc một đứa trẻ chia sẻ một số phước lành mà họ đã nhận được qua việc tuân theo Lời Thông Sáng (xin xem GLGƯ 89:18–21).

Hình Ảnh
body puzzle

Sách học của lớp ấu nhi có sẵn tại sharingtime.lds.org

Tuần Lễ thứ 4: Khi ăn mặc trang nhã, tôi tôn trọng thân thể mình là món quà từ Thượng Đế.

Nhận biết giáo lý (xem một tấm hình và đọc thánh thư): Viết lên trên bảng như sau: “ của tôi là một .” Cho thấy một hình đền thờ. Hỏi: “Tại sao đền thờ lại đặc biệt như vậy?” Bảo các em giở đến 1 Cô Rinh Tô 6:19. Yêu cầu chúng tìm xem câu thánh thư nói gi về thân thể của chúng khi đọc to câu thánh thư đó với các anh chị em. Hỏi các em những từ nào sẽ điền vào câu ở trên bảng (thể xác, đền thờ). Bảo các em đứng dậy và cùng nhau nói câu đó.

Hình Ảnh
For the Strength of Youth pamphlet

Khuyến khích sự hiểu biết và áp dụng (hát một bài ca và thảo luận): Nói cho các em biết rằng thể xác của chúng ta là đền thờ nơi mà Đức Thánh Linh có thể ngự trong đó. Hát câu đầu của bài “Chúa Ban Tôi một Đền Tạm ” (TCVCBCTN, 62). Yêu cầu các em chia sẻ việc Cha Thiên Thượng muốn chúng ta ăn mặc như thế nào và lý do tại sao. Giải thích rằng các vị tiên tri của Thượng Đế luôn luôn khuyên bảo con cái của Ngài phải ăn mặc trang nhã. Bảo các em lắng nghe về những phần thân thể nào của chúng cần phải được che lại trong khi các anh chị em đọc phần “Cách Ăn Mặc và Diện Mạo” trong sách Cho Sức Mạnh của Giới Trẻ.Yêu cầu các em nghĩ về một cách chúng có thể ăn mặc trang nhã. Ném một đồ vật mềm cho một đứa trẻ và bảo đứa trẻ đó chia sẻ ý kiến của nó. Yêu cầu đứa trẻ đó ném vật đó cho một đứa khác, là đứa trẻ sẽ chia sẻ ý kiến của nó. Tiếp tục với các đứa trẻ khác.