Các Tài Liệu và Giờ Chia Sẻ dành cho Hội Thiếu Nhi
Tháng Năm: Tôi Chọn Điều Đúng Khi Tôi Chịu Phép Báp Têm và Làm Lễ Xác Nhận là Tín Hữu của Giáo Hội


Tháng Năm

Tôi Chọn Điều Đúng Khi Tôi Chịu Phép Báp Têm và Làm Lễ Xác Nhận là Tín Hữu của Giáo Hội

“Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Giê Su chịu phép báp têm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh” (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38).

Bài ca: “Chúa Ban Tôi Một Đền Tạm”

(CS, 103)

Hãy bổ sung những ý kiến đã được đưa ra ở đây với một số ý kiến riêng của các chị em. Mỗi tuần, hãy hoạch định những cách để (1) nhận ra giáo lý, (2) giúp các em hiểu giáo lý đó, và (3) giúp chúng áp dụng giáo lý đó vào cuộc sống của chúng. Hãy tự hỏi: “Các em trong lớp học của mình sẽ làm gì để học hỏi và làm thế nào tôi có thể giúp chúng cảm nhận được Thánh Linh?”

Tuần Lễ thứ Nhất: Khi hối cải, tôi có thể được tha thứ.

Khuyến khích sự hiểu biết (tham gia vào một bài học với đồ vật): Đưa cho mỗi đứa trẻ một viên sỏi. Bảo các em đặt viên sỏi vào trong giày của chúng, rồi bảo chúng đứng lên và bước đi. Hỏi các em cảm thấy như thế nào khi bước đi với viên sỏi nằm trong giày của chúng. Hỏi tội lỗi giống với viên sỏi như thế nào. (Chúng ta không cảm thấy thoải mái; nó làm cho chúng ta khổ sở.) Bảo chúng lấy viên sỏi ra, và hỏi việc hối cải và nhận được sự tha thứ của Cha Thiên Thượng giống như việc lấy viên sỏi ra khỏi giày của chúng ta như thế nào. Giải thích rằng nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể hối cải và nhận được sự tha thứ các tội lỗi của mình. Làm chứng rằng sự hối cải là một phước lành tuyệt diệu từ Cha Thiên Thượng và mang đến cho chúng ta hạnh phúc.

Tuần Lễ thứ 2: Khi chịu phép báp têm và làm lễ xác nhận, tôi đang noi theo gương của Chúa Giê Su.

Khuyến khích sự hiểu biết (chơi trò chơi ghi nhớ và đọc thánh thư): Trưng bày hình Giăng Báp Tít làm phép báp têm cho Chúa Giê Su và hình một đứa trẻ chịu phép báp têm. Cho các em nhìn vào các tấm hình này trong 20 giây. Rồi che các tấm hình lại và bảo các em nói cho các anh chị em biết những điều giống nhau, càng nhiều điều càng tốt, trong hai tấm hình này. Các anh chị em có thể muốn liệt kê những câu trả lời của chúng lên trên bảng.

Hình Ảnh
John Baptizing Jesus
Hình Ảnh
father baptizing child

Yêu cầu các em đọc Giáo Lý và Giao Ước 20:72–74 để khám phá ra ai có thể làm phép báp têm cho một người nào đó và phép báp têm cần phải được thực hiện như thế nào. Bảo các em chia sẻ điều chúng đã tìm ra. Nhấn mạnh rằng người làm phép báp têm phải có thẩm quyền chức tư tế và người chịu phép báp têm phải được dìm mình xuống nước, hay là hoàn toàn ở dưới nước. Cho thấy cả hai tấm hình một lần nữa. Nêu lên rằng cả Chúa Giê Su lẫn đứa trẻ đều được làm phép báp têm bằng cách dìm mình xuống nước, bởi một người có thẩm quyền chức tư tế.

Khuyến khích việc áp dụng (tô màu và hát một bài ca): Sao chụp trang 111 trong sách học của lớp ấu nhi, Behold Your Little Ones, cho mỗi đứa trẻ để tô màu. Hát bài ca “Chúa Ban Tôi Một Đền Tạm” (TCVCBCTN, 62–), và khuyến khích các em chịu phép báp têm giống như Chúa Giê Su đã làm. Yêu cầu một đứa trẻ mới vừa chịu phép báp têm kể cho các đứa trẻ khác nghe về phép báp têm của em ấy.

Hình Ảnh
nursery manual page

Sách học lớp ấu nhi có sẵn tại: sharingtime.lds.org

Tuần Lễ thứ 3: Đức Thánh Linh có thể giúp đỡ tôi.

Nhận ra giáo lý (thấy một bài học với đồ vật): Bảo một đứa trẻ đứng bên cửa. Bịt mắt đứa trẻ ấy, và bảo nó cố gắng tìm ra cái ghế của nó và ngồi xuống mà không cần sự giúp đỡ nào cả. Lặp lại sinh hoạt đó, nhưng lần này, bảo một đứa trẻ khác hướng dẫn đứa trẻ bị bịt mắt bằng cách chạm vào cánh tay của nó và dẫn đường. Thảo luận với các em lý do tại sao lại dễ dàng hơn cho đứa trẻ tìm ra cái ghế vào lần thứ hai. Giải thích rằng Đức Thánh Linh có thể giúp chúng ta bằng cách ban cho chúng ta sự hướng dẫn trong cuộc sống của chúng ta. Bảo các em nói: “Đức Thánh Linh có thể giúp đỡ tôi.”

Hình Ảnh
blindfolded child

Việc dùng các em trong phần trình bày đồ vật để nhìn sẽ làm cho chúng chú ý và khuyến khích việc học hỏi.

Khuyến khích sự hiểu biết (hát một bài ca và chơi trò chơi so sao cho giống): Viết từ giúp đỡ lên trên bảng.

Hình Ảnh
CTR shield

Có sẵn biểu tượng CĐĐ tại sharingtime.lds.org

Trước buổi họp của Hội Thiếu Nhi, hãy chuẩn bị 10 tờ giấy với hình cái khiên che CĐĐ vẽ ở mặt trước. Ở mặt sau của mỗi tờ giấy, hãy viết một trong 5 cụm từ sau đây mô tả cách Đức Thánh Linh giúp đỡ chúng ta như thế nào: Đức Thánh Linh an ủi chúng ta, Đức Thánh Linh làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô, Đức Thánh Linh giảng dạy chúng ta, Đức Thánh Linh phán bảo chúng ta điều phải làm hoặc không được làm,Đức Thánh Linh giúp chúng ta làm điều thiện (mỗi cụm từ sẽ ở trên hai tờ giấy khác nhau). Dán các tờ giấy lên trên bảng không theo thứ tự với hình cái khiên che CĐĐ đối diện với các em. Bảo một đứa trẻ lật lên một tờ giấy. Cùng nhau nói những lời ở mặt sau. Chọn một đứa trẻ khác giở một tờ giấy khác và cố gắng so sao cho giống. Cùng nhau nói những lời ở mặt sau. Nếu các tờ giấy so giống nhau, thì lấy chúng xuống khỏi tấm bảng. Nếu các tờ giấy so không giống nhau, lật úp chúng lại. Lặp lại cho đến khi tất cả những tờ giấy đã được so giống nhau.

Khuyến khích việc áp dụng (thảo luận thánh thư): Chia các em ra thành các nhóm. Đưa cho mỗi nhóm một trong số các câu thánh thư tham khảo sau đây: Giăng 14:26; Giăng 15:26; 2 Nê Phi 32:5; GLGƯ 11:12. Yêu cầu mỗi nhóm đọc câu thánh thư của mình và thảo luận ý nghĩa của câu thánh thư đó. Mời các em và các giảng viên của chúng chia sẻ những ví dụ về việc chúng đã cảm thấy ảnh hưởng của Đức Thánh Linh như thế nào.

Tuần Lễ thứ 4: Khi dự phần Tiệc Thánh, tôi tái lập các giao ước báp têm của mình.

Khuyến khích sự hiểu biết (thảo luận về các giao ước và đọc thánh thư): Giải thích rằng giao ước là một lời hứa thiêng liêng hai chiều giữa chúng ta và Cha Thiên Thượng; chúng ta hứa làm một số điều nào đó, và khi chúng ta làm thì Ngài hứa sẽ ban phước cho chúng ta. Nhắc các em nhớ rằng chúng ta lập giao ước với Cha Thiên Thượng khi chúng ta chịu phép báp têm, và giải thích rằng chúng ta tái lập giao ước đó khi dự phần Tiệc Thánh. Làm những mảnh giấy có ghi các cụm từ của những lời cầu nguyện Tiệc Thánh có giải thích về điều chúng ta hứa khi dự phần Tiệc Thánh và điều Cha Thiên Thượng hứa với chúng ta (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 20:77, 79). Đưa những mảnh giấy có ghi chữ cho một vài đứa trẻ, và bảo chúng đứng theo đúng thứ tự trong khi các anh chị em đọc lớn tiếng các câu thánh thư.