Các Tài Liệu và Giờ Chia Sẻ dành cho Hội Thiếu Nhi
Tháng Mười Một: Tôi Có Thể Chọn Làm Người Truyền Giáo Từ Bây Giờ


Tháng Mười Một

Tôi Có Thể Chọn Làm Người Truyền Giáo Từ Bây Giờ

“Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người.” (Mác 16:15).

Hãy bổ sung những ý kiến đã được đưa ra ở đây với một số ý kiến riêng của các anh chị em. Mỗi tuần, hãy hoạch định những cách để (1) nhận biết giáo lý, (2) giúp các em hiểu giáo lý đó, và (3) giúp chúng áp dụng giáo lý đó vào cuộc sống của chúng. Hãy tự hỏi: “Các em trong lớp học của mình sẽ làm gì để học hỏi và làm thế nào tôi có thể giúp chúng cảm nhận được Thánh Linh?”

Tuần Lễ thứ Nhất: Tôi có thể là một người truyền giáo bằng cách phục vụ những người khác.

Khuyến khích sự hiểu biết (đóng diễn vai): Đọc Ma Thi Ơ 25:34–40, và giải thích rằng khi phục vụ những người khác tức là chúng ta cũng đang phục vụ Cha Thiên Thượng (xin xem Mô Si A 2:17) và sự phục vụ sẽ mang hạnh phúc đến cho chúng ta và giúp chúng ta có thể sống với Thượng Đế một lần nữa. Bảo vài em đóng diễn một số động tác phục vụ, như biếu thức ăn cho một người đang đói, kết bạn với một người đang cô đơn, hay đi thăm một người bị bệnh. Để các em khác đoán điều gì đang xảy ra trong mỗi vai trò được đóng diễn. Cho thấy một tấm hình của những người truyền giáo. Hỏi lớp học những người truyền giáo đang phục vụ Thượng Đế bằng cách nào. Giải thích rằng khi phục vụ những người khác thì chúng ta cũng là người truyền giáo.

Khuyến khích việc áp dụng (chơi một trò chơi): Làm một bảng trò chơi với một con đường làm bằng sáu màu sắc khác nhau dẫn đến hình Chúa Giê Su. Chuẩn bị một dụng cụ quay tròn với sáu phần tô màu để giống với các màu trên bảng trò chơi. Viết lên trên mỗi màu tên của người mà các em có thể phục vụ như cha, mẹ, người bạn và người láng giềng. Chọn một đứa trẻ để quay dụng cụ quay tròn và nói cho biết cách em ấy có thể phục vụ người mà dụng cụ quay tròn sẽ chỉ vào. Rồi bảo đứa trẻ di chuyển một mẩu trò chơi đến ô kế tiếp giống với màu trên dụng cụ quay tròn. Lặp lại với các em khác cho đến khi mẩu trò chơi đi tới hình của Đấng Cứu Rỗi. Nhắc cho các em nhớ rằng khi chúng ta phục vụ những người khác tức là chúng ta phục vụ Thượng Đế.

Hình Ảnh
game board
Hình Ảnh
games

Có sẵn bảng trò chơi và dụng cụ quay tại sharingtime.lds.org

Tuần Lễ thứ 2: Tôi có thể là một người truyền giáo bằng cách nêu gương tốt.

Nhận biết giáo lý (thấy một bài học với đồ vật): Trước khi đến Hội Thiếu Nhi, hãy làm một cấu trúc với những khối gỗ nhỏ và che lại để các em không thể thấy nó. (Nếu không có sẵn những khối gỗ nhỏ, các anh chị em có thể vẽ hình lên trên bảng và che hình vẽ với một tờ giấy.) Mô tả cấu trúc đang được che lại và cách các anh chị em làm ra cấu trúc đó. Rồi đưa cho một vài em một số khối gỗ nhỏ và yêu cầu các em cố gắng làm một cấu trúc giống như cái cấu trúc của các anh chị em. Khi chúng làm xong, hãy giở ra cấu trúc của các anh chị em, và cho biết những điểm khác biệt giữa hai cấu trúc. Yêu cầu các em làm lại cấu trúc của chúng trong khi chúng nhìn vào mẫu của các anh chị em. Giải thích rằng khi ta làm theo mẫu thì sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Hình Ảnh
building with blocks

Tận dụng các cơ hội để khuyến khích các em suy nghĩ. Việc thách thức trí óc của các em với những câu hỏi hoặc tình huống thích hợp với tuổi tác đẩy mạnh việc học hỏi.

Hình Ảnh
Daniel Refusing the King’s Meat and Wine
Hình Ảnh
Three Men in the Fiery Furnace
Hình Ảnh
Daniel in the Lions’ Den

Khuyến khích sự hiểu biết và áp dụng (nghe câu chuyện và hát bài ca): Trưng ra các tấm hình và vắn tắt kể lại một vài câu chuyện trong thánh thư mà những người trẻ tuổi là các tấm gương tốt (ví dụ, Đa Ni Ên và những người bạn của ông từ chối không uống rượu của vua ban cho [xin xem Đa Ni Ên 1:5–16]; Sa Đơ Rắc, Mê Sác và A Bết Nê Gô [xin xem Đa Ni Ên 3:4–29]; và Đa Ni Ên trong chuồng sư tử [xin xem Đa Ni Ên 6]). Cho thấy một hình của những người truyền giáo và yêu cầu các em cho biết cách những người truyền giáo nêu gương tốt như thế nào. Giải thích rằng khi nêu gương tốt, chúng ta đã là những người truyền giáo vì tấm gương của chúng ta có thể giúp những người khác muốn học hỏi thêm về Chúa Giê Su Ky Tô. Chia sẻ một vài lúc các anh chị em đã thấy các trẻ em trong tiểu giáo khu hay chi nhánh của mình nêu gương tốt.

Hình Ảnh
missionaries tracting

Yêu cầu các em hát bài ca “Lòng Nhân Nên Khởi Từ Tôi” (TCVCBCTN, 63). Trong khi chúng hát, hãy cho chúng chuyền xung quanh phòng hình mặt trời làm bằng giấy. Mỗi lần nhạc ngừng, yêu cầu đứa trẻ đang cầm hình mặt trời nói cho biết cách em ấy có thể nêu gương tốt như thế nào (ví dụ, luôn tử tế, nói sự thật hoặc mời bạn bè đến Hội Thiếu Nhi).

Bảo mỗi em làm hình mặt trời bằng giấy với câu “Tôi Có Thể Là một Tấm Gương Sáng” viết trên hình đó. Bảo các em giơ hình mặt trời của chúng lên khi hát bài “Lòng Nhân Nên Khởi Từ Tôi” (TCVCBCTN, 63), “Tôi Là Con Đức Chúa Cha” (TCVCBCTN, 58).

Tuần Lễ thứ 3: Tôi có thể giảng dạy những người bạn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô và Giáo Hội của Ngài.

Nhận biết giáo lý (xem phần trình bày): Bắt tay với một đứa trẻ hoặc nhiều hơn và giả vờ mời chúng đến Hội Thiếu Nhi và học về Chúa Giê Su. Chỉ dẫn các em nhận được lời mời cách mời những em khác cho đến khi tất cả các em đều được mời. Giải thích rằng Chúa muốn tất cả chúng ta làm những người truyền giáo bằng cách giảng dạy những người bạn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô và Giáo Hội của Ngài.

Khuyến khích sự hiểu biết (nghe một câu chuyện): Chia sẻ câu chuyện mà Chủ Tịch Spencer W. Kimball kể về một đứa bé trai trong Hội Thiếu Nhi làm một người truyền giáo giỏi: Một người đàn ông trên xe lửa hỏi đứa bé ấy về Giáo Hội Mặc Môn. Đứa bé đọc thuộc lòng tất cả Những Tín Điều. Người đàn ông đó rất cảm kích khi thấy đứa bé này đã biết điều nó tin đến nỗi người ấy đã đi đến Salt Lake City để biết thêm về Giáo Hội (xin xem Conference Report, tháng Mười năm 1975, 117–19; hoặc Ensign, tháng Mười Một năm 1975, 77–79). Giải thích rằng việc học Những Tín Điều có thể giúp chúng ta làm những người truyền giáo từ bây giờ.

Khuyến khích việc áp dụng (xem lại Những Tín Điều): Chuẩn bị 13 tờ giấy với một con số từ 1 đến 13 trên mỗi tờ giấy đó. Chia các em ra thành nhóm. Bảo mỗi nhóm chọn một tờ giấy và cùng nhau học hỏi tín điều tương ứng với con số đó. Khi mỗi nhóm đã sẵn sàng, bảo chúng đọc tín điều đó cho các em khác nghe và rồi lấy một tờ giấy khác. Tiếp tục nếu thời giờ cho phép.

Tuần Lễ thứ 4: Tôi có thể chuẩn bị từ bây giờ để phục vụ truyền giáo toàn thời gian.

Nhận biết giáo lý (thấy các đồ vật liên quan đến công việc truyền giáo): Chuẩn bị một cái bao hoặc cái va li nhỏ đựng những món đồ mà những người truyền giáo toàn thời gian sử dụng, như giày để mang vào ngày Chúa Nhật, một cái cà vạt và thánh thư. Bảo một vài em lấy các món đồ đó ra khỏi bao và cho các em khác thấy các món đồ đó. Hỏi các em tại sao việc chỉ có những món đồ này thôi không làm cho một người nào đó sẵn sàng để làm một người truyền giáo. Đọc Giáo Lý và Giao Ước 84:62, và bảo các em lắng nghe một điều khác mà mọi người truyền giáo đều cần (chứng ngôn). Làm chứng về tầm quan trọng của việc đạt được một chứng ngôn riêng.

Hình Ảnh
suitcase activity

Hoạch định những cách để thu hút sự chú ý của các em vào lúc bắt đầu một sinh hoạt. Ví dụ, trong sinh hoạt này, các em sẽ thích thú nếu chúng biết trước thứ gì sẽ được lấy ra khỏi cái bao.

Khuyến khích sự hiểu biết (thấy các tấm hình và trả lời các câu hỏi): Giúp các em hiểu các phần chính yếu của một chứng ngôn. Trưng ra những tấm hình tượng trưng cho một số những phần đó (ví dụ, rằng Cha Thiên Thượng yêu thương chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi, Joseph Smith là vị tiên tri, rằng Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là Giáo Hội chân chính của Chúa, và chúng ta được một vị tiên tri tại thế hướng dẫn). Đặt ra vài câu hỏi về mỗi tấm hình, như: Cái gì đây hoặc ai đây? Các em biết gì về điều này? Làm thế nào các em có thể củng cố chứng ngôn của mình về điều này? Yêu cầu các em kể tên những người mà chúng có thể chia sẻ chứng ngôn với những người đó. Làm chứng rằng khi các em chia sẻ điều chúng biết với những người khác thì chứng ngôn của chúng sẽ tăng trưởng và chúng sẽ chuẩn bị phục vụ truyền giáo.