Các Tài Liệu và Giờ Chia Sẻ dành cho Hội Thiếu Nhi
Tháng Mười Một: Chúng Ta Phải Cảm Tạ Thượng Đế trong Mọi Điều


Tháng Mười Một

Chúng Ta Phải Cảm Tạ Thượng Đế trong Mọi Điều

“Ông còn ra lệnh cho họ … hằng ngày phải tạ ơn Chúa, Thượng Đế của họ” (Mô Si A 18:23).

Hãy bổ sung những ý kiến đã được đưa ra ở đây với một số ý kiến riêng của các anh chị em. Mỗi tuần, hãy hoạch định những cách để (1) nhận ra giáo lý, (2) giúp các em hiểu giáo lý đó, và (3) giúp chúng áp dụng giáo lý đó vào cuộc sống của chúng. Hãy tự hỏi: “Các em trong lớp học của mình sẽ làm gì để học hỏi và làm thế nào tôi có thể giúp chúng cảm nhận được Thánh Linh?”

Tuần Lễ thứ nhất: Tôi biết ơn về thể xác của mình và tôi biết đó là một đền thờ.

Nhận ra giáo lý (xem hình và đọc một câu thánh thư): Trưng lên hình một đứa trẻ và hình một đền thờ. Đọc to 1 Cô Rinh Tô 3:16. Hỏi: “Chúng ta học biết được gì về thể xác của chúng ta từ câu thánh thư này?” Viết “Thể xác của tôi là một đền thờ” lên trên bảng.

Khuyến khích sự hiểu biết (đọc thánh thư): Thảo luận những cách thức chúng ta cho Cha Thiên Thượng thấy là chúng ta biết ơn về thể xác của mình; ví dụ, chúng ta chăm sóc và giữ cho thể xác của mình được sạch sẽ. Giải thích rằng các vị tiên tri đã khuyên bảo chúng ta phải chăm sóc thể xác của mình bằng cách không hút thuốc, không sử dụng rượu hoặc ma túy bất hợp pháp, hay xăm mình. Chia các em ra thành nhóm, và bảo mỗi nhóm đọc và thảo luận một hay nhiều thánh thư hơn sau đây: Giáo Lý và Giao Ước 88:124; 89:7, 8, 9, 10–11, 12, 16–17. Mời mỗi nhóm chia sẻ điều chúng đã học được từ các câu thánh thư này về cách chúng có thể chăm sóc thể xác của mình.

Khuyến khích sự áp dụng (đặt ra một mục tiêu): Bảo các em viết hay vẽ một điều gì chúng sẽ làm trong tuần để chăm sóc thân thể chúng.

Tuần Lễ thứ 2: Tôi biết ơn về các phước lành vật chất.

Nhận ra giáo lý: Viết lên trên bảng: “Tôi biết ơn về các phước lành vật chất.” Bảo các em lặp lại câu đó. Giải thích rằng các phước lành vật chất là các phước lành mà chúng ta có thể thấy, sờ tay vào, nghe, nếm hoặc ngửi.

Khuyến khích sự hiểu biết (chơi trò chơi đoán): Trưng ra các đồ vật hay hình tượng trưng cho một vài phước lành vật chất của chúng ta (ví dụ, thân thể, nhà cửa, thức ăn, nước, quần áo, sức khỏe, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, trái đất, các động vật, thảo mộc, gia đình, bạn bè, đồ chơi, sách vở, và trường học). Đưa ra các manh mối mô tả một trong số các phước lành, và bảo các em đoán phước lành nào các anh chị em đang mô tả. Đối với các em lớn hơn, hãy viết mỗi phước lành lên trên một tờ giấy rời và đặt những tờ giấy đó vào trong một cái vật đựng. Mời một em chọn một tờ giấy và đưa ra manh mối về phước lành đó cho các em khác. Khi các em đoán ra một phước lành, hãy viết phước lành đó lên trên bảng, và bảo một em chia sẻ lý do tại sao em ấy biết ơn về phước lành đó.

Khuyến khích sự áp dụng (chia sẻ ý kiến): Bảo các em nghĩ về điều chúng có thể làm để cho thấy lòng biết ơn về một trong số các phước lành các anh chị em đã thảo luận. Bảo một vài em chia sẻ những ý kiến của chúng.

Hình Ảnh
trẻ em chơi một trò chơi

Các em sẽ học một cách hữu hiệu hơn khi có nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau được sử dụng. Chọn những sinh hoạt và phương pháp giảng dạy mà có sự tham gia của tất cả các em.

Tuần Lễ thứ 3: Tôi biết ơn về các phước lành thuộc linh.

Nhận ra giáo lý và khuyến khích sự hiểu biết (đọc thánh thư): Chuẩn bị một món quà với hình Đấng Cứu Rỗi và câu tham khảo thánh thư sau đây ở bên trong món quà đó: Mô Rô Ni 10:8–17. Viết lên trên bảng: “Tôi biết ơn về các phước lành thuộc linh.” Giải thích rằng có nhiều phước lành thuộc linh mà Chúa có thể ban cho chúng ta; Ngài ban cho chúng ta các phước lành này qua quyền năng của Đức Thánh Linh. Bảo một đứa trẻ mở ra món quà và cho thấy bên trong của món quà đựng gì. Bảo các em tra tìm câu thánh thư đó và tìm ra các phước lành thuộc linh mà Chúa có thể ban cho chúng ta, và viết các phước lành đó lên trên bảng. Thảo luận một số các phước lành này và giải thích rằng chúng ta cần phải sử dụng các phước lành này để giúp những người khác.

Hình Ảnh
đứa trẻ mở một món quà

Tuần Lễ thứ 4: Chúng ta cần phải tạ ơn Cha Thiên Thượng về tất cả các phước lành của chúng ta.

Nhận ra giáo lý: Cho các em thấy một hoặc hai món đồ mà một người nào đó đã tặng cho các anh chị em. Giải thích rằng các món quà này là quan trọng đối với các anh chị em và các anh chị em đã nói “cám ơn” về các món quà này. Bảo các em chia sẻ những cách khác chúng ta có thể cho thấy lòng biết ơn của mình về các món quà mình nhận được. Hỏi các em là chúng ta cần phải cám ơn ai về tất cả những phước lành của mình. Thảo luận những lý do chúng ta cần phải cám ơn Cha Thiên Thượng về tất cả những phước lành của mình.

Hình Ảnh
các nhóm nhỏ

Việc mời các em chia sẻ trong các nhóm nhỏ cho nhiều em hơn cơ hội để tham gia. Các giảng viên có thể giúp bảo đảm sự tham gia và giữ nghiêm trang.

Khuyến khích sự hiểu biết (lập ra bản liệt kê): Trong mỗi bao riêng trong số năm cái bao, để vào một tờ giấy, một cây bút, và một trong số những món đồ sau đây: tấm hình một nhà hội của Giáo Hội, một cái quần hay cái áo, thánh thư, tấm hình một gia đình, và tấm hình Đấng Cứu Rỗi. Chia các em ra thành nhóm, và đưa cho mỗi nhóm một trong những cái bao đó. Bảo mỗi nhóm nhìn vào món đồ trong bao của chúng và viết lên trên tờ giấy một cách chúng có thể cho thấy lòng biết ơn về món đồ đó. Rồi bảo chúng để món đồ, tờ giấy, và cây bút vào cái bao lại và chuyền cái bao đó cho một nhóm khác. Để cho mỗi nhóm thay phiên nhau với mỗi cái bao, và rồi mời mỗi nhóm chia sẻ điều được viết lên trên bản liệt kê trong cái bao của chúng.

Khuyến khích sự áp dụng (chia sẻ ý kiến): Bảo một vài em chia sẻ điều chúng đã học được từ sinh hoạt này và điều chúng sẽ làm để áp dụng sinh hoạt này vào cuộc sống của chúng.