Các Tài Liệu và Giờ Chia Sẻ dành cho Hội Thiếu Nhi
Tháng Mười Hai: Tôi Biết Rằng Chúa Giê Su Ky Tô Sẽ Tái Lâm


Tháng Mười Hai

Tôi Biết Rằng Chúa Giê Su Ky Tô Sẽ Tái Lâm

“Tôi biết rằng Đấng cứu chuộc tôi vẫn sống, đến lúc cuối cùng Ngài sẽ đứng trên đất” (Gióp 19:25).

Hãy bổ sung những ý kiến đã được đưa ra ở đây với một số ý kiến riêng của các anh chị em. Mỗi tuần, hãy hoạch định những cách để (1) nhận ra giáo lý, (2) giúp các em hiểu giáo lý đó, và (3) giúp chúng áp dụng giáo lý đó vào cuộc sống của chúng. Hãy tự hỏi: “Các em trong lớp học của mình sẽ làm gì để học hỏi và làm thế nào tôi có thể giúp chúng cảm nhận được Thánh Linh?”

Tuần lễ thứ nhất: Các vị tiên tri báo trước rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẽ đến thế gian.

Khuyến khích sự hiểu biết (đọc thánh thư): Trưng ra hình Ê Sai, Nê Phi, Vua Bên Gia Min, A Bi Na Đi, An Ma và Sa Mu Ên người La Man từ Sách Họa Phẩm Phúc Âm và bao đựng hình Primary 4. Chia các em ra thành nhóm và đưa cho mỗi nhóm một trong số các câu thánh thư sau đây để tra tìm: (1) Ê Sai 7:14; 9:6; (2) 1 Nê Phi 11:14–15, 20–21; (3) Mô Si A 3:5–8; (4) Mô Si A 15:1; (5) An Ma 7:10–12; và (6) Hê La Man 14:1–3. Bảo các em tìm ra vị tiên tri nào đang nói và ông đang tiên tri về ai. Bảo mỗi nhóm cho thấy hình của vị tiên tri và nói cho các em khác biết vị tiên tri đó là ai và điều ông nói. (Đối với các em nhỏ hơn, hãy giúp sáu em mặc trang phục giản dị để mô tả sáu vị tiên tri. Kể vắn tắt về mỗi vị tiên tri và điều mỗi vị ấy nói về sự giáng sinh và sứ mệnh của Chúa Giê Su Ky Tô). Giải thích rằng mỗi vị tiên tri này báo trước rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẽ đến thế gian. Làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô đến thế gian như các vị tiên tri đã báo trước.

Tuần Lễ thứ 2: Chúa Giê Su Ky Tô sẽ đến thế gian một lần nữa.

Nhận ra giáo lý: Trưng ra hình Ngày Tái Lâm (SHPPA, số 66). Nhắc các em nhớ rằng Chúa Giê Su Ky Tô đến thế gian lần đầu tiên với tư cách là một hài đồng ở Bết Lê Hem. Giải thích rằng chúng ta học được trong thánh thư rằng Ngài sẽ đến thế gian một lần nữa.

Khuyến khích sự hiểu biết (chơi trò chơi so sao cho tương xứng): Làm hai bộ tham khảo thánh thư giống nhau, với mỗi câu tham khảo ở trên một tờ giấy rời: Ma Thi Ơ 16:27; Ma Thi Ơ 24:30, 36, 42; Công Vụ Các Sứ Đồ 1:9–11; GLGƯ 36:8; GLGƯ 45:57–59; GLGƯ 88:95–98. Úp mặt các tờ giấy vào bảng. Bảo các em thay phiên nhau chọn hai tờ giấy. Lật các tờ giấy lên để xem chúng có tương xứng với nhau không. Nếu các tờ giấy so không tương xứng với nhau, lật úp chúng lại. Nếu chúng tương xứng với nhau, thì hãy để cho thấy câu thánh thư và bảo các em tra tìm câu tham khảo để nhận ra điều câu đó dạy về việc Đấng Ky Tô tái lâm. Lặp lại cho đến khi tất cả những tờ giấy đã được so tương xứng với nhau.

Tuần Lễ thứ 3: Tôi sẽ chuẩn bị để sống với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô một lần nữa.

Nhận ra giáo lý (chơi một trò chơi đoán): Mời hai hoặc ba đứa trẻ đóng kịch câm việc chuẩn bị đi ngủ, đi nhà thờ hoặc đi chơi xa. Bảo các em khác đoán việc mà các em kia đang làm. Thảo luận với các em điều sẽ xảy ra nếu chúng ta không chuẩn bị để làm những việc này. Giải thích rằng một điều quan trọng chúng ta cần phải chuẩn bị là sống với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô một lần nữa.

Hình Ảnh
đứa trẻ đóng kịch câm việc đi ngủ

Các sinh hoạt gây chú ý, chẳng hạn như đóng kịch câm, có thể được sử dụng để tạo ra sự thích thú và giúp các em tập trung sự chú ý của mình vào đề tài của bài học. Các em không tham gia sẽ tham gia khi chúng nhìn các em khác.

Khuyến khích sự hiểu biết (hát bài ca): Hát câu thứ ba của bài “Tôi Là Con Đức Chúa Cha” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, 58), và mời các em lắng nghe cách chúng ta có thể chuẩn bị để sống với Cha Thiên Thượng một lần nữa. Mời các em đứng lên và hát câu “Chúa giúp ngày ngày hiểu Phúc Âm Cha” một lần nữa. Giải thích rằng một số bài ca Thiếu Nhi nhắc chúng ta nhớ về những điều chúng ta có thể làm để chuẩn bị sống với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô một lần nữa (ví dụ: “Hãy Làm Điều Tốt” [TCVCBCTN, 34], “Lòng Nhân Nên Khởi Từ Tôi” [TCVCBCTN, 63], và “Dám Làm Điều Tốt” [TCVCBCTN, 64]). Nhờ người đánh đàn đánh một vài nốt nhạc từ một trong số các bài ca này, và bảo các em đoán bài ca đó là bài ca gì. Mời các em hát bài ca đó và đứng lên khi chúng hát về cách chúng có thể chuẩn bị để sống với Cha Thiên Thượng. Lặp lại với các bài ca khác.

Khuyến khích sự áp dụng (vẽ): Bảo các em nghĩ về những cách chúng có thể chuẩn bị để sống với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Đưa cho mỗi em một tờ giấy, và mời chúng phác họa bàn tay của chúng. Rồi bảo chúng viết hay vẽ lên trên mỗi ngón tay của nét vẽ phác một điều chúng có thể làm để chuẩn bị. Bảo các em chọn ra một trong những điều đó để làm trong tuần lễ. Nói cho chúng biết rằng các anh chị em sẽ yêu cầu chúng chia sẻ điều chúng đã làm vào ngày Chủ Nhật tới.

Hình Ảnh
các trẻ em đứng hát xung quanh một cây đàn piano

Tuần Lễ thứ 4: Tôi có một chứng ngôn rằng tôi là con của Thượng Đế.

Nhận ra giáo lý (chơi một trò chơi đoán): Viết lên trên bảng, “Tôi có một ______________.” Nói cho các em biết phải lắng nghe những manh mối sau đây và khoanh tay lại cùng đứng lên khi chúng nghĩ rằng chúng có thể điền vào chỗ trống:

  • Điều này làm cho chúng ta cảm thấy vui lòng, vui vẻ hay ấm lòng.

  • Đức Thánh Linh ban điều này cho chúng ta.

  • Điều này giúp chúng ta muốn chọn điều đúng.

  • Chúng ta có thể chia sẻ điều này với những người khác khi chúng ta đưa ra bài nói chuyện trong Hội Thiếu Nhi, trong buổi họp tối gia đình, và trong buổi họp nhịn ăn và chứng ngôn.

Hỏi: “Điều kỳ diệu này là điều gì?” Điền vào chỗ trống từ chứng ngôn, và nói cho các em biết rằng chúng có thể có một chứng ngôn rằng chúng là con của Thượng Đế.

Viết một nguyên tắc phúc âm mà sẽ giúp các em nhớ nguyên tắc ấy.

Khuyến khích sự hiểu biết (hát một bài ca): Mời các em hát bài “Tôi Là Con Đức Chúa Cha” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, 58) và bảo chúng suy nghĩ về cảm tưởng trong lòng trong khi chúng hát. Bảo một vài em chia sẻ cảm nghĩ của chúng. Giải thích rằng những cảm nghĩ tốt chúng có thể có chính là từ Đức Thánh Linh, nói cho chúng biết rằng chúng thật sự là con của Thượng Đế. Giải thích rằng việc biết được đây là điều chân chính là ý nghĩa của việc có được một chứng ngôn. Giải thích rằng có nhiều cách để biết rằng chúng ta là con của Thượng Đế. Hỏi: “Làm thế nào em biết rằng mình là con của Thượng Đế?”

Khuyến khích sự áp dụng (nghe chứng ngôn): Hỏi các em: “Tại sao là điều quan trọng để có được một chứng ngôn rằng chúng ta là con của Thượng Đế? Việc có được một chứng ngôn giúp chúng ta chọn điều đúng như thế nào?” Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em và mời một vài em và những người lớn chia sẻ chứng ngôn của họ rằng chúng ta đều là con cái của Thượng Đế.