Các Tài Liệu và Giờ Chia Sẻ dành cho Hội Thiếu Nhi
Tháng Giêng: Tôi Là Con Đức Chúa Cha, và Ngài Có một Kế Hoạch cho Tôi


Tháng Giêng

Tôi Là Con Đức Chúa Cha, và Ngài Có một Kế Hoạch cho Tôi

“Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời” (Rô Ma 8:16).

Hãy bổ sung những ý kiến đã được đưa ra ở đây với một số ý kiến riêng của các anh chị em. Mỗi tuần, hãy hoạch định những cách để (1) nhận ra giáo lý, (2) giúp các em hiểu giáo lý đó, và (3) giúp chúng áp dụng giáo lý đó vào cuộc sống của chúng. Hãy tự hỏi: “Các em trong lớp học của mình sẽ làm gì để học hỏi và bằng cách nào tôi có thể giúp chúng cảm nhận được Thánh Linh?”

Hình Ảnh
đứa trẻ cho thấy phần sinh hoạt suốt năm

Sinh Hoạt Suốt Năm: Chia sẻ vắn tắt cách các anh chị em đã nhận ra rằng Thượng Đế yêu thương các anh chị em. Đặt một món đồ nhỏ (chẳng hạn như một cục bông gòn, một hạt đậu hay một viên sỏi) vào một cái lọ hay vật đựng trong suốt. Trong suốt năm, hãy để cho các em chia sẻ những cách thức chúng đã nhận ra rằng Thượng Đế biết và yêu thương chúng. Mỗi lần có một em chia sẻ một điều gì đó, thì hãy để cho em ấy đặt một vật khác nữa vào cái lọ đó. Thường xuyên nhắc đến cái lọ đó, và nêu lên rằng có bao nhiêu cách Cha Thiên Thượng cho thấy tình yêu thương của Ngài đối với chúng ta.

Tuần Lễ thứ nhất: Thượng Đế là Cha Thiên Thượng của tôi. Ngài biết và yêu thương tôi.

Nhận ra giáo lý (chơi trò chơi đoán): Nói cho các em biết rằng các anh chị em đang nghĩ về một Đấng yêu thương chúng ta, biết mỗi người chúng ta, giúp chúng ta và sống ở rất xa. Bảo chúng đoán ra các anh chị em đang nghĩ đến ai (Cha Thiên Thượng). Thảo luận mối quan hệ của chúng ta với Cha Thiên Thượng. Mời các em cùng nhau lặp lại “Thượng Đế là Cha Thiên Thượng của tôi. Ngài biết và yêu thương tôi.”

Khuyến khích sự hiểu biết (đọc thánh thư): Chia các em ra thành các nhóm. Bảo mỗi nhóm đọc Ê Nót 1:5, Môi Se 1:6, và Joseph Smith—Lịch Sử 1:17 cùng thảo luận cách Chúa phán bảo mỗi vị tiên tri. Hỏi các em: “Nếu Cha Thiên Thượng hiện đến cùng các em, Ngài sẽ gọi các em là gì?” Làm chứng rằng Thượng Đế biết tên của mỗi người chúng ta.

Khuyến khích việc áp dụng (hát các bài ca): Bảo các em đứng thành một vòng tròn và chuyền đi vài món đồ tiêu biểu cho tình yêu thương của Thượng Đế dành cho con cái của Ngài khi chúng hát bài “Tôi Là Con Đức Chúa Cha” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, 58) hoặc bài “Tôi Biết Rằng Cha Hằng Sống” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, 59). Các món đồ có thể gồm có thánh thư, một tấm hình Tiệc Thánh, một miếng trái cây, hay hình chụp một gia đình. Thỉnh thoảng ngừng hát và bảo các em nào đang cầm một món đồ hãy chia sẻ một cách mà các em biết Thượng Đế yêu thương chúng. Lặp lại nếu thời giờ cho phép.

Các tuần lễ thứ 2 và 3: Kế hoạch của Cha Thiên Thượng là một kế hoạch hạnh phúc.

Hình Ảnh
ân tứ/món quà

Kế hoạch của Cha Thiên Thượng là một kế hoạch hạnh phúc.

Nhận ra giáo lý: Viết “Kế hoạch của Cha Thiên Thượng là một kế hoạch hạnh phúc” lên trên một tờ giấy. Đặt tờ giấy đó vào một cái đồ đựng và bọc nó lại giống như một món quà. Giơ lên món quà đó và nói cho các em biết rằng ở bên trong là một vật gì đó mà sẽ mang đến hạnh phúc cho chúng. Để cho chúng đoán xem vật đó có thể là gì. Rồi mở món quà ra và bảo một em đọc câu đó cho lớp học nghe. Giải thích rằng Cha Thiên Thượng có một kế hoạch để chúng ta có thể được hạnh phúc và sống với Ngài lần nữa.

Khuyến khích sự hiểu biết (hát một bài ca và trả lời những câu hỏi): Đưa cho mỗi lớp một mảnh giấy có viết một trong những câu hỏi sau đây trên đó:

  • Cuộc sống của tôi có gì và bắt đầu từ đâu?

  • Sự lựa chọn của tôi là gì và tôi nên tìm kiếm điều gì?

  • Tôi nên tuân theo điều gì và tôi có thể bám chặt vào điều gì?

  • Tôi sẽ cảm thấy như thế nào nếu tôi tuân theo kế hoạch của Thượng Đế?

Hát hai dòng đầu tiên của bài “I Will Follow God’s Plan” (CS, 164–65), và thảo luận câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất. Lặp lại phần còn lại của bài ca và những câu hỏi khác.

Hình Ảnh
các hành tinh
Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô

Tiền dương thế

Hình Ảnh
phép báp têm
Hình Ảnh
gia đình

Trần thế

Hình Ảnh
Ngày Tái Lâm

Thế giới linh hồn

Khuyến khích sự hiểu biết (hoàn tất một câu nói): Đặt các tấm hình tượng trưng cho cuộc sống tiền dương thế, trần thế và thế giới linh hồn trong ba khu vực riêng biệt của căn phòng. Vẽ một gương mặt tươi cười trên một tờ giấy. Nói cho các em biết rằng mỗi lần các anh chị em giơ lên hình gương mặt tươi cười, thì chúng phải nói “Hạnh phúc. ” Đứng gần tấm hình cuộc sống tiền dương thế và mô tả Đại Hội trên Thiên Thượng. Bất cứ lúc nào có thể được, để cho các em kết thúc câu nói của các anh chị em với từ “hạnh phúc hay vui sướng” khi các anh chị em giơ lên hình gương mặt tươi cười. Ví dụ: “Cha Thiên Thượng muốn chúng ta được hạnh phúc. Ngài cho chúng ta biết về kế hoạch của Ngài để gửi chúng ta đến thế gian và tiếp nhận một thể xác. Ngài phán rằng chúng ta có thể được hạnh phúc nếu chúng ta tuân theo các giáo lệnh của Ngài. Ngài biết rằng chúng ta sẽ cần đến một Đấng Cứu Rỗi để giúp chúng ta được hạnh phúc, vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Khi nghe về kế hoạch của Cha Thiên Thượng, chúng ta đã vui sướng đến nỗi chúng ta reo mừng!” Tiếp tục sinh hoạt này khi các anh chị em đi đến những khu vực khác và mô tả kế hoạch hạnh phúc: “Các em đến với gia đình mình, và họ rất vui sướng khi các em ra đời.” “Chúng ta vui sướng khi chúng ta chọn điều ngay chính.” “Chúng ta sẽ vui sướng được ở với gia đình mình và Cha Thiên Thượng cùng Chúa Giê Su Ky Tô vĩnh viễn trong thượng thiên giới.” Thêm vào các chi tiết của kế hoạch nếu thấy thích hợp với lứa tuổi và sự hiểu biết của các em.

Khuyến khích sự áp dụng (vẽ hình): Đưa cho mỗi em một tờ giấy với hình gương mặt vui sướng và câu “Kế hoạch của Cha Thiên Thượng là một kế hoạch hạnh phúc” viết ở trên đó. Mời các em vẽ hình một điều gì đó trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng mà làm cho chúng vui sướng. Làm chứng rằng kế hoạch của Cha Thiên Thượng là nhằm mục đích mang đến hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta.

Tuần lễ thứ 4: Tôi có quyền tự quyết, và tôi có trách nhiệm đối với những sự lựa chọn của mình.

Nhận ra giáo lý: Chuẩn bị hai mảnh giấy có ghi chữ, một mảnh giấy viết rằng: “Tôi có quyền tự quyết” và mảnh giấy kia viết “Tôi có trách nhiệm đối với những lựa chọn của mình.” Chia các em ra thành hai nhóm. Yêu cầu hai em ra đứng trước phòng. Yêu cầu một trong hai em đó giơ lên mảnh giấy có ghi chữ đầu tiên, và bảo một trong các nhóm đứng lên và nói: “Tôi có quyền tự quyết.” Bảo em kia giơ lên mảnh giấy thứ hai, và bảo nhóm kia đứng lên và nói: “Tôi có trách nhiệm đối với những lựa chọn của mình.” Lặp lại vài lần, để cho mỗi nhóm nói mỗi câu.

Khuyến khích sự hiểu biết (thảo luận về những hậu quả): Hỏi các em sẽ có những hậu quả nào nếu chúng chọn không ăn, chạm tay vào một cái lò còn nóng, đi nhà thờ hay tử tế với những người khác. Giải thích rằng Cha Thiên Thượng yêu thương chúng ta và muốn chúng ta chọn những điều tốt và nhận được các phước lành của những điều lựa chọn đó.

Hình Ảnh
trẻ em nhìn vào một tấm hình

Cho tất cả các em tham dự tích cực vào một sinh hoạt mà giúp cho chúng tập trung chú ý và cho chúng cơ hội để tham gia vào kinh nghiệm học hỏi.

Khuyến khích sự áp dụng (chơi một trò chơi): Viết trên một mảnh giấy một số điều tốt và một số điều xấu mà một đứa trẻ có thể chọn. Đặt những mảnh giấy có ghi chữ vào trong một đồ đựng. Bảo các em sắp thành hai hàng, một hàng “lựa chọn” và một hàng “hậu quả”. Bảo đứa trẻ đầu tiên trong mỗi hàng bước ra trước phòng trong khi mọi người hát câu đầu của bài “Hãy Làm Điều Tốt” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 34). Bảo đứa trẻ trong hàng “lựa chọn” vẽ ra và đọc một điều lựa chọn. Bảo đứa trẻ khác đưa ra một hậu quả có thể xảy ra của điều lựa chọn đó. Bảo mấy em còn lại giơ ngón tay cái lên nếu đó là một điều lựa chọn tốt và chỉ ngón tay cái xuống nếu đó là một điều lựa chọn xấu. Tiếp tục nếu thời giờ cho phép.

Những giúp đỡ cho người hướng dẫn nhạc.

Bảo các em hát điệp khúc “Tôi Là Con Đức Chúa Cha” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, 58) với các anh chị em và lắng nghe những lời mô tả điều chúng muốn một người nào đó làm cho chúng. Liệt kê những câu trả lời của chúng (cầm tay, dìu, bước cận kề, giúp, dạy) lên trên bảng. Đặt ra một câu hỏi về mỗi từ. Ví dụ: “Ai cầm tay dìu chúng ta?” hoặc “Tại sao các em muốn một người nào đó bước cận kề mình?” Hãy làm chứng về các phước lành của việc có được cha mẹ, các giảng viên, các vị lãnh đạo, các vị tiên tri, thánh thư và Đức Thánh Linh để giúp chúng ta tìm ra con đường trở lại cùng Cha Thiên Thượng.