Các Tài Liệu và Giờ Chia Sẻ dành cho Hội Thiếu Nhi
Tháng Sáu: Tôi Sẽ Tuân Theo Kế Hoạch của Cha Thiên Thượng bằng cách Chịu Phép Báp Têm và Được Làm Lễ Xác Nhận


Tháng Sáu

Tôi Sẽ Tuân Theo Kế Hoạch của Cha Thiên Thượng bằng cách Chịu Phép Báp Têm và Được Làm Lễ Xác Nhận

“Các ngươi hãy đến cùng ta và chịu phép báp têm trong danh ta, để các ngươi có thể nhận được sự xá miễn tội lỗi của mình và được dẫy đầy Đức Thánh Linh” (3 Nê Phi 30:2).

Hãy bổ sung những ý kiến đã được đưa ra ở đây với một số ý kiến riêng của các anh chị em. Mỗi tuần, hãy hoạch định những cách để (1) nhận ra giáo lý, (2) giúp các em hiểu giáo lý đó, và (3) giúp chúng áp dụng giáo lý đó vào cuộc sống của chúng. Hãy tự hỏi: “Các em trong lớp học của mình sẽ làm gì để học hỏi và làm thế nào tôi có thể giúp chúng cảm nhận được Thánh Linh?”

Tuần Lễ thứ nhất: Tôi sẽ noi theo Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách chịu phép báp têm và được làm lễ xác nhận cùng tuân giữ các giao ước báp têm của mình.

Trước khi Hội Thiếu Nhi nhóm họp, hãy cắt ra hai hình dấu chân to từ giấy có màu khác nhau. Viết lên trên một hình dấu chân “chịu phép báp têm và được làm lễ xác nhận” và trên hình kia “và tuân giữ các giao ước báp têm.” Chuẩn bị vài hình dấu chân nhỏ hơn trong cả hai màu. Viết một câu sau đây lên mỗi hình dấu chân có màu thứ nhất: 8 tuổi, hối cải, phỏng vấn với vị giám trợ, dìm mình xuống nước, thẩm quyền chức tư tế, giao ước, quần áo trắng, Đức Thánh Linh. Trên mỗi hình dấu chân nhỏ của màu thứ hai, hãy viết một trong số các tiêu chuẩn từ “Các Tiêu Chuẩn Phúc Âm của Tôi.” Đặt tất cả các hình dấu chân nhỏ không theo thứ tự nào cả xung quanh phòng.

Nhận ra giáo lý: Viết lên trên bảng “Tôi sẽ noi theo Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách …” Đặt các hình dấu chân to lên trên bảng, từng cái một, và cùng đọc các câu viết trên đó. Giải thích rằng đây là những bước cần thiết trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng. Nếu cần, hãy giúp các em hiểu một giao ước báp têm là gì.

Hình Ảnh
bảng phấn

Hình dấu chân có sẵn tại trang mạng sharingtime.lds.org

Khuyến khích sự hiểu biết và việc áp dụng (chơi trò chơi so sao cho tương xứng): Yêu cầu một đứa trẻ tìm ra một trong các dấu chân của màu đầu tiên. Bảo em ấy đọc từ hay cụm từ trên dấu chân và đặt nó lên trên bảng dưới dấu chân to nào tương xứng với dấu chân đó. Bảo các em điều này có liên hệ gì với phép báp têm và lễ xác nhận. Lặp lại với tất cả các dấu chân có màu đầu tiên.

Bảo một đứa trẻ tìm ra một dấu chân của màu thứ hai. Bảo em ấy đọc từ hay cụm từ ở trên dấu chân và đặt nó lên trên bảng dưới dấu chân to nào tương xứng với dấu chân đó. Thảo luận cách sống theo tiêu chuẩn phúc âm được liệt kê trên hình dấu chân sẽ giúp các em giữ các giao ước báp têm của các em như thế nào. Lặp lại với các hình dấu chân khác.

Tuần Lễ thứ 2: Nếu tôi sống xứng đáng, Đức Thánh Linh sẽ giúp tôi chọn điều đúng.

Nhận ra giáo lý (hát một bài ca): Hỏi các em là chúng ta được ban cho ân tứ nào sau khi chúng ta được báp têm. Trước khi các anh chị em hát, hãy bảo các em lắng nghe câu trả lời cho câu hỏi sau đây: Đức Thánh Linh giúp chúng ta làm gì? Giúp các em hiểu rằng tiếng nói êm nhẹ là Đức Thánh Linh và Ngài giúp chúng ta chọn điều đúng.

Khuyến khích sự hiểu biết (thấy một bài học với đồ vật): Giải thích rằng chúng ta phải học cách lắng nghe những thúc giục của Đức Thánh Linh bằng cách lưu ý đến những ý nghĩ trong trí mình và những cảm nghĩ trong lòng mình (xin xem GLGƯ 8:2). Bảo một đứa trẻ đặt một đồng tiền vào một cái lọ bằng thủy tinh và lắc cái lọ đó. Hãy để cho các em quan sát việc chúng có thể nghe rõ tiếng lắc như thế nào. Bảo các em cho những cái muỗng đầy đất, gạo, cát hay bông gòn vào cái lọ đó. Sau khi cho mỗi muỗng vào lọ xong, bảo một em lắc cái lọ đó một lần nữa, và để cho các em góp ý về điều này đã ảnh hưởng đến tiếng lắc như thế nào. Tiếp tục múc thêm vào lọ cho đến khi các em không thể nghe tiếng đồng tiền nữa. So sánh điều này với việc khó lắng nghe Đức Thánh Linh khi cuộc sống của chúng ta đầy dẫy những điều xao lãng hay tội lỗi. Đổ hết các thứ trong cái lọ ra và cho thấy tiếng các đồng tiền có thể được nghe rõ lại như thế nào. Làm chứng rằng việc tuân theo các lệnh truyền và hối cải các tội lỗi của chúng ta giúp chúng ta nghe được Đức Thánh Linh.

Hình Ảnh
đứa trẻ lắc một cái lọ đầy đất

Liên kết một giáo lý với một vật để nhìn sẽ giúp các em ghi nhớ bài học đã được giảng dạy.

Khuyến khích sự áp dụng (chia sẻ ý kiến): Hỏi các em chúng ta được ban cho ân tứ nào sau khi chúng ta chịu phép báp têm. Đức Thánh Linh giúp chúng ta làm điều gì? Giúp các em hiểu rằng Đức Thánh Linh giúp chúng ta chọn điều đúng.

Tuần Lễ thứ 3: Khi dự phần Tiệc Thánh, tôi tái lập các giao ước báp têm của mình.

Nhận ra giáo lý (nhìn vào hình): Hãy cho thấy một hình lễ báp têm và một hình Tiệc Thánh và hỏi hai tấm hình này liên hệ với nhau như thế nào. Nhắc các em nhớ rằng chúng ta lập giao ước với Cha Thiên Thượng khi chúng ta chịu phép báp têm, và giải thích rằng khi dự phần Tiệc Thánh, chúng ta tái lập giao ước báp têm của mình.

Khuyến khích sự hiểu biết (lắng nghe và thảo luận): Mời các em chỉ vào chúng hoặc chỉ lên trời để nhận ra ai đang lập lời hứa trong khi các anh chị em đọc những câu sau đây từ lời cầu nguyện Tiệc Thánh (xin xem GLGƯ 20:77): “họ tình nguyện mang danh Con của Cha”; “luôn luôn tưởng nhớ tới Ngài”; “tuân giữ các giáo lệnh [của] Ngài”; “luôn được Thánh Linh của Ngài ở cùng họ.” Thảo luận ý nghĩa của mỗi cụm từ này.

Khuyến khích sự áp dụng (làm những động tác): Yêu cầu các em nghĩ về một động tác để nhắc chúng nhớ về mỗi phần giao ước chúng nghe trong lời cầu nguyện Tiệc Thánh, chẳng hạn như đặt tay của chúng lên trên tim chúng (họ tình nguyện mang danh Con của Cha); chỉ vào trán của chúng (luôn luôn tưởng nhớ tới Ngài); mở hai bàn tay của chúng ra giống như mở một quyển sách (tuân giữ các giáo lệnh [của] Ngài); và tự ôm choàng lấy mình (luôn được Thánh Linh của Ngài ở cùng họ). Lặp lại vài lần tất cả bốn lời hứa với những động tác đó. Khuyến khích các em duyệt lại những động tác này trong tâm trí chúng khi chúng nghe lời cầu nguyện Tiệc Thánh.

Hình Ảnh
các trẻ em làm những động tác

Tuần Lễ thứ 4: Khi hối cải, tôi có thể được tha thứ.

Nhận ra giáo lý (sắp xếp những từ lại theo thứ tự): Yêu cầu các em giải thích ý nghĩa của những từ hối cảitha thứ. Đưa cho mỗi lớp học một bao thư với những từ ở bên trong, mỗi từ ở trên một mảnh giấy rời: Khi, tôi, hối cải, tôi, có thể, được, tha thứ các tội lỗi. Mời mỗi lớp học sắp xết những từ của chúng theo đúng thứ tự. Khi chúng đã làm xong, bảo tất cả các em cùng nhau lặp lại câu đó.

Khuyến khích sự hiểu biết (đóng diễn theo một câu chuyện thánh thư): Kể câu chuyện về đứa con trai hoang phí (xin xem Lu Ca 15:11–24) bằng lời riêng của các anh chị em, sử dụng càng nhiều động tác càng tốt (chẳng hạn, giơ hai ngón tay lên để tượng trưng cho hai đứa con trai, và xoa bụng các anh chị em để tượng trưng cho sự đói khát). Mời các em lắng nghe câu chuyện đó và im lặng bắt chước các động tác của các anh chị em. Cho thấy một tấm hình về đứa con trai hoang phí và hỏi người cha trong câu chuyện giống như Cha Thiên Thượng như thế nào. Giải thích rằng cũng giống như người cha đó, Cha Thiên Thượng yêu thương chúng ta và muốn chúng ta trở lại cùng Ngài; Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta về tất cả những gì chúng ta làm sai nếu chúng ta hối cải.

Khuyến khích sự áp dụng (đọc một câu thánh thư): Mời các em đọc Mô Si A 26:30. Yêu cầu các em lắng nghe về việc một người nào đó có thể được tha thứ bao nhiêu lần. Mời chúng suy nghĩ thầm về điều chúng sẽ làm lần tới nếu chúng làm một điều gì sai.