Những Giúp Đỡ Bổ Sung cho Sự Phát Triển của Giảng Viên
Kinh Nghiệm Học Tập 7: Nhận Ra Giáo Lý và Nguyên Tắc


Kinh Nghiệm Học Tập 7

Nhận Ra Giáo Lý và Nguyên Tắc

Khái Quát

Kinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

  • Nhận ra giáo lý và nguyên tắc đã được nói rõ ra

  • Nhận ra giáo lý và các nguyên tắc ngụ ý

  • Viết những lời phát biểu về nguyên tắc

Các Khái Niệm Chính Yếu

Khuôn mẫu học tập được giới thiệu trong kinh nghiệm học tập 5 cung cấp nguyên tắc cơ bản mà giúp thấm nhuần phúc âm vào tâm trí của chúng ta. Trong kinh nghiệm học tập này, chúng ta sẽ nói tới việc nhận ra giáo lý và nguyên tắc.

Mục đích của kinh nghiệm học tập này là cung cấp một lời giới thiệu ngắn gọn về các khía cạnh của khuôn mẫu học tập. Khi phục vụ với tư cách là một giảng viên lớp giáo lý hoặc viện giáo lý, các anh chị em sẽ có nhiều cơ hội hơn để tìm hiểu và thực tập các kỹ năng này.

Nhận Ra Giáo Lý và Nguyên Tắc

Hình Ảnh
bàn tay và viên ngọc

Trong truyện ngụ ngôn về những viên ngọc, một thiếu nữ nằm mơ khám phá ra các viên ngọc vô giá.

Hình Ảnh
thánh thư và bút chì

Tương tự như vậy, khi nghiên cứu thánh thư, chúng ta có thể khám phá ra các viên ngọc trong thánh thư mà có thể ban phước cho cuộc sống của chúng ta.

Anh Cả Neal A. Maxwell (1926–2004) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Anh Cả Neal A. Maxwell

Thưa các anh chị em, thánh thư mang đến cho chúng ta rất nhiều giáo lý quý báu. Và khi ánh sáng của Thánh Linh lấp lánh trên một vài mặt của viên kim cương thì chúng chiếu sáng rực rỡ một cách thiêng liêng và soi sáng con đường chúng ta phải đi theo” (“According to the Desires of [Our] Hearts,” Ensign, tháng Mười Một năm 1996, 21).

Các viên ngọc trong cát tượng trưng cho giáo lý thiết yếu và nguyên tắc quan trọng của lẽ thật mà đã được tìm thấy trong thánh thư và những lời của các vị tiên tri.

Sinh Hoạt trong Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm

Hình Ảnh
bìa sách hướng dẫn

Nghiên cứu bốn đoạn đầu tiên của mục 1.3.1 (“Giảng Dạy”) ở trang 5 và bốn đoạn đầu tiên của mục 2.5 (“Nhận ra, Hiểu Biết, Cảm Nhận Lẽ Thật và Tầm Quan Trọng, và Áp Dụng Các Giáo Lý và Nguyên Tắc Phúc Âm”) ở trang 30 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm của các anh chị em. Gạch dưới những từ hoặc cụm từ giúp trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Giáo lý là gì?

  • Một nguyên tắc là gì? 

  • Tại sao giáo lý và các nguyên tắc là quan trọng?

Ghi lại những hiểu biết sâu sắc và các ấn tượng của các anh chị em về lý do tại sao giáo lý và các nguyên tắc là quan trọng trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc vào một chỗ khác mà các anh chị em có thể giở đến và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện tại chức hoặc nhóm của mình.

Giáo Lý và Các Nguyên Tắc: Được Nói Rõ Ra so với Được Ngụ Ý

Trong truyện ngụ ngôn về các viên ngọc, người thiếu nữ tìm cách khám phá ra các viên ngọc quý. Trong khi tìm kiếm, cô ấy tìm thấy một số viên ngọc nằm gần bề mặt còn các viên khác thì nằm sâu trong cát. Tương tự như vậy, các anh chị em sẽ thấy rằng một số giáo lý và nguyên tắc được nói ra rõ ràng trong thánh thư và được nhận ra dễ dàng. Nhiều nguyên tắc khác không được nói thẳng ra trong thánh thư mà thay vì thế được ngụ ý. Các nguyên tắc này đòi hỏi thêm nỗ lực để khám phá.

Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Đã Được Nói Rõ Ra

Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Được Ngụ Ý

Giáo lý và các nguyên tắc mà đã được nói rõ ra và minh bạch trong văn bản thánh thư.

Giáo lý và các nguyên tắc mà không được tác giả thánh thư nói thẳng mà thay vì thế được ngụ ý trong văn bản.

Khi nói về việc nhận ra giáo lý và nguyên tắc, Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Anh Cả Richard G. Scott

“Hãy tra cứu các nguyên tắc. Hãy cẩn thận tách rời các nguyên tắc này ra khỏi chi tiết được dùng để giải thích các nguyên tắc đó” (“Acquiring Spiritual Knowledge,” Ensign, tháng Mười Một năm 1993, 86).

Phần còn lại của kinh nghiệm học tập này sẽ phụ giúp trong việc phát triển khả năng của các anh chị em để nhận ra cả giáo lý và các nguyên tắc được nói rõ ra và ngụ ý trong việc nghiên cứu của các anh chị em. (Xin xem thêm Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Các Giảng Viên và Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo [2012], 27.)

Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Được Nói Rõ Ra

Giáo lý và các nguyên tắc được nói rõ ra là giáo lý và các nguyên tắc được nói rõ ràng và minh bạch trong văn bản thánh thư.

Đọc các câu thánh thư sau đây để xem các ví dụ về giáo lý và các nguyên tắc được nói rõ ra (chỗ in đậm được nhấn mạnh).

  • Giăng 15:10—“Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta; cũng như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương Ngài.”

  • Sáng Thế Ký 1:27—“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.”

  • Giáo Lý và Giao Ước 59:23—“Nhưng phải biết rằng kẻ nào làm những việc làm ngay chính thì sẽ nhận được phần thưởng của mình, đó là sự bình an trong đời này và cuộc sống vĩnh cửu trong thế giới mai sau.

  • Hê La Man 3:27—“Do đó chúng ta có thể thấy rằng Chúa thương xót tất cả những ai sẽ khẩn cầu đến thánh danh của Ngài với một tấm lòng chân thành.

  • Gióp 36:5—“Kìa, Đức Chúa Trời có quyền năng, không khinh bỉ ai; Trí huệ Ngài rất rộng lớn.

Sinh Hoạt với Thánh Thư: Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Được Nói Rõ

Đọc những đoạn thánh thư sau đây, và tô đậm hoặc ghi chú trong thánh thư của các anh chị em mỗi giáo lý hoặc nguyên tắc được nói rõ.

Ghi lại những hiểu biết sâu sắc và các ấn tượng của các anh chị em về mỗi giáo lý và nguyên tắc các anh chị em tô đậm trong những câu này trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc một nơi khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của mình.

Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Ngụ Ý

Hình Ảnh
người thiếu nữ phủi cát ra khỏi viên ngọc

Trong truyện ngụ ngôn về các viên ngọc, người thiếu nữ này đã không hài lòng khi chỉ khám phá ra các viên ngọc nằm ngay ở dưới bề mặt của cát. Cô ấy biết được rằng bằng cách đào sâu thêm vào trong cát và sàng lọc kỹ qua cát, cô ấy có thể khám phá ra các viên ngọc quý báu khác.

Hình Ảnh
đánh dấu thánh thư

Tương tự như vậy, khi học thánh thư, các anh chị em có thể học cách “đào sâu” và “sàng lọc” qua văn cảnh và nội dung của thánh thư để tìm ra giáo lý và các nguyên tắc ngụ ý. Đây thường là một số những khám phá quý giá và quan trọng nhất mà các anh chị em sẽ thực hiện trong khi nghiên cứu thánh thư. Việc khám phá ra giáo lý và các nguyên tắc được ngụ ý đòi hỏi thời giờ và suy nghĩ thận trọng.

Sinh Hoạt trong Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm

Hình Ảnh
bìa sách hướng dẫn

Đọc mục 2.5.1 (“Nhận Ra Các Giáo Lý và Nguyên Tắc”) ở trang 30 trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm, bắt đầu bằng đoạn thứ bảy mà bắt đầu “Nhiều nguyên tắc không được nói thẳng …” đến đoạn thứ hai ở trang 28. Gạch dưới các từ hoặc cụm từ giúp hiểu sâu hơn về giáo lý và các nguyên tắc được ngụ ý và cách nhận ra giáo lý và các nguyên tắc trong việc nghiên cứu của các anh chị em.

Dựa trên những điều các anh chị em đã gạch dưới, hãy ghi lại cách các anh chị em sẽ giải thích cho một người bạn hoặc người trong gia đình biết các lẽ thật ngụ ý là gì và làm thế nào để nhận ra các lẽ thật đó. Ghi lại những ý nghĩ và ấn tượng này trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc một nơi khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của mình.

Những Đề Nghị để Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Ngụ Ý

Sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm đưa ra những đề nghị sau đây để giúp giảng viên và học viên nhận ra giáo lý và các nguyên tắc được ngụ ý:

  1. Tìm kiếm mối quan hệ nguyên nhân kết quả

    “Bằng cách phân tích nguyên nhân của các hành động, thái độ và hành vi của các cá nhân hay nhóm người trong câu chuyện thánh thư, và nhận ra các phước lành hay hậu quả mà đến như là một kết quả, thì các nguyên tắc phúc âm trở nên rõ ràng hơn” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm, 27).

    Hình Ảnh
    người đàn ông đang đọc

    “Trong khi đọc Ma Thi Ơ 4:1–11, tôi bắt đầu tập trung vào các hành động của Đấng Cứu Rỗi và cách Ngài đã nhịn ăn và cầu nguyện trong một nỗ lực để ‘được ở với Thượng Đế.’ Sau đó tôi thấy cách Ngài đã sử dụng thánh thư để loại bỏ những cám dỗ nhắm vào Ngài bởi kẻ nghịch thù. Việc Ngài nhịn ăn, cầu nguyện, và sử dụng thánh thư (nguyên nhân) đã cung cấp đủ sức mạnh thuộc linh để vượt qua cám dỗ (kết quả). Khi khám phá ra điều này, tôi đã viết lời phát biểu giản dị này về nguyên tắc trong nhật ký của mình: Khi nhịn ăn, cầu nguyện, và hiểu thánh thư, chúng ta có thể có được nhiều sức mạnh thuộc linh hơn để khắc phục cám dỗ.

    Hình Ảnh
    người phụ nữ đang đọc

    “Tôi tìm thấy một nguyên tắc quan trọng được ngụ ý trong 1 Nê Phi 18:3. Nê Phi đi ‘lên núi, và thường cầu nguyện Chúa.’ Vậy nên, Chúa đã chỉ cho tôi biết nhiều điều vĩ đại. Khi suy ngẫm về sứ điệp này, tôi đã viết nguyên tắc sau đây ở ngoài lề của thánh thư tôi: Tôi càng tìm cách giao tiếp với Chúa trong lời cầu nguyện cá nhân, thì Ngài càng mặc khải cho tôi những điều vĩ đại.

  2. Đặt câu hỏi

    Các nguyên tắc ngụ ý cũng có thể được nhận ra bằng cách đặt những câu hỏi như sau:

    • Sứ điệp hay bài học của câu chuyện là gì?

    • Tại sao tác giả gồm vào những sự kiện hay những đoạn này?

    • Tác giả có ý cho chúng ta học điều gì?

    • Một số lẽ thật cơ bản nào được giảng dạy trong đoạn này?

    Hình Ảnh
    người đàn ông đang đọc

    “Trong khi đọc Giáo Lý và Giao Ước tiết 9, có chứa đựng lời dạy của Chúa dành cho Oliver Cowdery, là người đã thất bại trong một nỗ lực để giúp phiên dịch Sách Mặc Môn, tôi hỏi: ‘Sứ điệp hay bài học của câu chuyện là gì?’ Một nguyên tắc ngụ ý đến với tâm trí của tôi là Việc tiếp nhận và nhận ra sự mặc khải đòi hỏi nỗ lực từ phía chúng ta.

    Hình Ảnh
    người phụ nữ đang đọc

    “Trong An Ma 17–18, tôi đọc về việc Am Môn phục vụ Vua La Mô Ni mà không hề suy nghĩ đến phần thưởng và Vua La Mô Ni cảm kích trước lòng trung thành của dân Am Môn. Tôi thấy mình tự hỏi: ‘Tại sao tác giả bao gồm những chi tiết này trong các chương này?’ Để trả lời cho câu hỏi này, tôi đã viết nguyên tắc sau đây trong thánh thư của tôi: Khi phục vụ người khác một cách trung thành, chúng ta có thể giúp họ chuẩn bị tiếp nhận các lẽ thật của phúc âm.

  3. Nói về giáo lý và các nguyên tắc một cách rõ ràng và đơn giản

    Sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm dạy rằng “việc nhận ra [giáo lý và] các nguyên tắc ngụ ý gồm có việc nhận ra các lẽ thật được minh họa trong một câu chuyện của thánh thư và nói về giáo lý và các nguyên tắc một cách rõ ràng và ngắn gọn” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm, 27). Viết những lời phát biểu rõ ràng và đầy đủ về giáo lý và các nguyên tắc mà giúp chúng ta nói lên những ý nghĩ của mình và nhận được một sứ điệp trong thánh thư mà Chúa muốn ban cho chúng ta.

    Anh Cả B. H. Roberts (1857–1933) thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

    Hình Ảnh
    Anh Cả B. H. Roberts

    “Để được mọi người biết, lẽ thật cần phải được phát biểu và lời phát biểu đó càng rõ ràng và trọn vẹn thì Đức Thánh Linh càng có cơ hội tốt hơn để làm chứng với tâm hồn con người rằng công việc này là chân chính” (New Witnesses for God, 3 quyển [1909], 2:vii, được trích dẫn trong James E. Faust, “What I Want My Son to Know before He Leaves on His Mission,” Ensign, tháng Năm năm 1996, 41).

    Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nhấn mạnh:

    Hình Ảnh
    Anh Cả Richard G. Scott

    “Thật đáng bỏ ra nhiều nỗ lực để sắp xếp lẽ thật mà chúng ta thu thập thành những lời phát biểu đơn giản về nguyên tắc” (“Acquiring Spiritual Knowledge,” Ensign, tháng Mười Một năm 1993, 86).

Khi làm theo như Anh Cả Scott đề nghị---“sắp xếp lẽ thật [các anh chị em] thu thập thành những lời phát biểu giản dị về nguyên tắc”—các anh chị em sẽ thấy rằng những lời phát biểu hữu ích nhất về giáo lý hoặc nguyên tắc chia sẻ một số đặc điểm sau đây:

  • Những lời phát biểu này là đầy đủ.

  • Là đơn giản, rõ ràng và súc tích.

  • Các lẽ thật mà những lời phát biểu này chứa đựng là cơ bản, bất biến, và vô tận.

  • Những lời phát biểu này thường đề nghị hành động cũng như những kết quả liên quan.

  • Những lời phát biểu này liên quan đến từng cá nhân.

Các anh chị em có thể thấy đặc điểm nào trong số những đặc điểm này trong mỗi lời phát biểu sau đây về giáo lý hay nguyên tắc?

  • Tôi càng tìm cách giao tiếp với Chúa trong lời cầu nguyện cá nhân, thì Ngài càng mặc khải những điều vĩ đại cho tôi biết.

  • Khi nhịn ăn, cầu nguyện, và hiểu thánh thư, tôi có thể có được nhiều sức mạnh thuộc linh hơn để khắc phục cám dỗ.

  • Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đau khổ vì tội lỗi của tôi.

  • Việc tiếp nhận và nhận ra sự mặc khải đòi hỏi nỗ lực từ phía tôi.

  • Khi phục vụ người khác một cách trung thành, tôi có thể giúp họ chuẩn bị tiếp nhận các lẽ thật của phúc âm.

Hãy xem video “Identifying Doctrine and Principles” (7:09), có sẵn trên mạng LDS.org. Trong video này, ba giảng viên thảo luận về những nỗ lực của họ để nhận ra giáo lý và các nguyên tắc trong Lu Ca 5:1–11 bằng cách sử dụng ba đề nghị được phác họa ở trên.

Ghi lại hai hoặc ba ý nghĩ quan trọng đối với các anh chị em từ video trong nhật ký ghi chép việc học tập hoặc một nơi khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những ý nghĩ này với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Sinh Hoạt Được Thánh Thư Hướng Dẫn: Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Ngụ Ý

Chúng ta hãy tập nhận ra giáo lý và các nguyên tắc. Nghiên cứu Ê Nót 1:1–8, bằng cách tra cứu giáo lý hoặc các nguyên tắc về giá trị vĩnh cửu.

  1. Hiểu văn cảnh và nội dung

    Trước khi tra cứu giáo lý và các nguyên tắc, trước hết hãy cố gắng hiểu văn cảnh và nội dung của đoạn thánh thư đó. Các câu hỏi như sau đây có thể giúp các anh chị em làm điều này:

    • “Sự phấn đấu” là gì? (Xin xem câu 2).

    • Điều gì đã in sâu vào tim của Ê Nót một cách cụ thể? (Xin xem câu 3).

    • Ê Nót đã làm gì, và trong bao lâu? (Xin xem câu 4).

    • Cụm từ khẩn cầu mãnh liệt có nghĩa là gì? (Xin xem câu 4).

    • Cuộc đối thoại giữa Chúa và Ê Nót trong những câu này là gì? (Xin xem các câu 5–8).

  2. Nhận ra giáo lý hoặc các nguyên tắc ngụ ý

    Trong khi các anh chị em tìm cách nhận ra giáo lý hay các nguyên tắc trong Ê Nót 1:1–8, hãy cân nhắc việc hỏi một hoặc nhiều câu hỏi hơn sau đây:

    • Mối liên hệ nhân quả nào được tìm thấy trong những câu này?

    • Bài học về câu chuyện này là gì?

    • Tác giả có ý cho chúng ta học điều gì?

    • Một số lẽ thật cơ bản nào được giảng dạy trong đoạn này?

  3. Nói về giáo lý và các nguyên tắc một cách rõ ràng và đơn giản

    Khi các anh chị em nhận ra giáo lý hay các nguyên tắc trong Ê Nót 1:1–8, hãy cố gắng nói về giáo lý hay các nguyên tắc này một cách rõ ràng và đơn giản. Nếu các anh chị em cần giúp đỡ để làm điều này, hãy cố gắng sử dụng một trong những gợi ý sau đây:

    • Nếu (nguyên nhân), thì (kết quả).

    • và do đó, chúng tôi thấy được rằng.

Ghi lại những lời phát biểu của các anh chị em về giáo lý hoặc các nguyên tắc trong nhật ký ghi chép việc học tập hoặc một nơi khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những lời phát biểu này với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Sinh Hoạt với Thánh Thư: Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Ngụ Ý

Bây giờ, hãy tự tập theo kỹ năng mà các anh chị em đã học được cho đến nay trong kinh nghiệm học tập này.

Đọc Lu Ca 5:12–26 và làm điều sau đây:

  • Xem lại văn cảnh và nội dung của đoạn thánh thư đó.

  • Nhận ra bất cứ giáo lý và các nguyên tắc nào đã được giảng dạy trong các câu này.

  • Viết những lời phát biểu rõ ràng và đơn giản cho mỗi giáo lý hay nguyên tắc mà các anh chị em nhận ra.

Ghi lại những lời phát biểu của các anh chị em về giáo lý hoặc các nguyên tắc trong nhật ký ghi chép việc học tập hoặc một nơi khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những lời phát biểu này với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Ảnh Hưởng của Việc Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc

Hãy xem video “Identifying Doctrine and Principles: Students’ Testimonies” (2:39), có sẵn trên mạng LDS.org. Trong video này, một vài học viên lớp giáo lý và viện giáo lý chia sẻ ảnh hưởng mà việc học cách nhận ra giáo lý và các nguyên tắc đã có trong việc nghiên cứu thánh thư của họ. Trong khi các anh chị em xem hãy suy ngẫm về ảnh hưởng mà kỹ năng này có thể có đối với việc học thánh thư riêng của các anh chị em và việc giảng dạy và học tập mà sẽ xảy ra trong lớp học của các anh chị em.

Tóm Lược và Áp Dụng

Các Nguyên Tắc Cần Nhớ

  • Một mục đích chính yếu của thánh thư là giảng dạy giáo lý và các nguyên tắc phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Giáo lý bao gồm các lẽ thật cơ bản, bất biến của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Một nguyên tắc là một lẽ thật hoặc quy luật bền bỉ mà các cá nhân có thể chấp nhận để hướng dẫn họ trong việc đưa ra các quyết định.

  • Một số giáo lý và nguyên tắc được nói ra rõ ràng và minh bạch trong thánh thư trong khi các giáo lý và nguyên tắc khác chỉ ngụ ý mà thôi.

  • Việc nhận ra giáo lý và các nguyên tắc ngụ ý gồm có việc nói về giáo lý và các nguyên tắc này một cách rõ ràng và ngắn gọn

  • Việc nhận ra giáo lý và các nguyên tắc trong thánh thư đòi hỏi phải có nỗ lực và sự thực hành một cách chín chắn.

Hình Ảnh
Chủ Tịch Marion G. Romney

“Một người không thể thật sự nghiên cứu thánh thư mà không học hỏi các nguyên tắc phúc âm vì các thánh thư đã được viết ra để bảo tồn các nguyên tắc vì lợi ích của chúng ta” (Marion G. Romney, “The Message of the Old Testament” [Hội nghị của Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội về Kinh Tân Ước, ngày 17 tháng Tám năm 1979], 3, si.lds.org).

Rồi sao nữa?

Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽ làm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.