Những Giúp Đỡ Bổ Sung cho Sự Phát Triển của Giảng Viên
Kinh Nghiệm Học Tập 3: Giảng Dạy và Học Hỏi bằng Thánh Linh


Kinh Nghiệm Học Tập 3

Giảng Dạy và Học Hỏi bằng Thánh Linh

Khái Quát

Kinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

  • Hiểu vai trò của Đức Thánh Linh trong việc giảng dạy và học hỏi

  • Đáp ứng nhu cầu thấy được và không thấy được của học viên

  • Mời ảnh hưởng của Đức Thánh Linh đến

Các Khái Niệm Chính Yếu

Vai Trò của Đức Thánh Linh trong Việc Giảng Dạy và Học Hỏi

“Việc giảng dạy và học hỏi phúc âm xảy ra nhờ vào quyền năng của Đức Thánh Linh. … Chỉ qua việc giảng dạy và học hỏi bằng Thánh Linh, các học viên mới đi đến việc hiểu và trông cậy vào những lời giảng dạy và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô theo một cách thức mà họ có thể hội đủ điều kiện cho cuộc sống vĩnh cửu” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Các Giảng Viên và Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo [2012], 10).

Tại Sao Giảng Dạy và Học Hỏi bằng Thánh Linh?

Chị Christine Park đã dạy lớp giáo lý hàng ngày ở Redding, California, trong năm năm và tiếp tục tìm cách đáp ứng nhu cầu và hoàn cảnh riêng của học viên của chị. Hãy xem video “Nhu Cầu của Học Viên” (1:35), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Chị Park chia sẻ hy vọng của chị đối với học viên của mình và mối quan tâm chị có khi chị tìm cách giúp học viên của chị có được kinh nghiệm cải đạo sâu đậm hơn theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Hình Ảnh
lớp giáo lý

Giống như Chị Park có các học viên với nhu cầu và thử thách khác nhau, các anh chị em cũng sẽ như vậy. Các ví dụ sau đây tượng trưng cho một số hoàn cảnh tiêu biểu của học viên. Hãy suy nghĩ về cách các hoàn cảnh của học viên của các anh chị em có thể ảnh hưởng đến cách Thánh Linh hướng dẫn sự giảng dạy của các anh chị em như thế nào.

  • “Đôi khi việc học hành làm cho tôi thật bận rộn. Tôi đã có rất nhiều việc phải làm trong các lớp học khác của mình.”

  • “Tôi hy vọng có thể tập trung trong lớp học ngày hôm nay. Tôi không đọc giỏi lắm, và tôi gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý.”

  • “Tôi được vây quanh bởi rất nhiều người, nhưng tôi vẫn cảm thấy cô đơn.”

  • “Tôi thích được ở đây trong lớp giáo lý---cuối cùng đã có một nơi mà tôi cảm thấy được chấp nhận.”

  • “Tôi không biết là mình có nên ở nơi đây ngày hôm nay không. Tôi đã làm một số việc mà tôi xấu hổ.”

  • “Tôi cảm thấy như mình là người duy nhất trong gia đình mà không có một chứng ngôn.”

Nếu chỉ dựa vào khả năng của mình, chúng ta sẽ không thể giải quyết tất cả các nhu cầu riêng của học viên chúng ta. Tuy nhiên, nếu đã chuẩn bị và tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh, thì chúng ta sẽ được hướng dẫn để giảng dạy theo một cách mà sẽ gia tăng sự cải đạo của học viên chúng ta và giúp đáp ứng nhu cầu thấy được và không thấy được của họ.

Hãy xem video “Giảng Dạy bằng Thánh Linh” (1:39), có sẵn trên mạng LDS.org. Trong video này, Chị Park chia sẻ tầm quan trọng của việc có được Thánh Linh hướng dẫn chị trong khi chị giảng dạy.

Tiếp theo, hãy xem video “Chúa Biết Mọi Nhu Cầu” (0:45), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Anh Cả Richard G. Scott (1928-2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ giải thích cách Đức Thánh Linh có thể hướng dẫn các anh chị em đáp ứng nhu cầu của học viên mình.

Sinh Hoạt trong Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm

Hình Ảnh
bìa sách hướng dẫn

“Việc giảng dạy và học hỏi bằng Thánh Linh xảy ra khi Đức Thánh Linh đang thực hiện vai trò hay chức năng của Ngài với giảng viên, với học viên hoặc với cả hai” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm, 10).

Sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm giúp làm sáng tỏ và gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về lý do tại sao các giảng viên và học viên cần phải giảng dạy và học hỏi bằng quyền năng của Đức Thánh Linh. Nghiên cứu mục 2.1 (“Giảng Dạy và Học Hỏi bằng Thánh Linh”) ở trang 13 đến cuối bản liệt kê có dấu tròn đậm ở trang 11.

Trong sách hướng dẫn của các anh chị em, hãy lưu ý đến các nguyên tắc và cách thực hành quan trọng mà sẽ giúp các anh chị em làm như sau:

  • Nhận ra rằng việc giảng dạy và học hỏi phúc âm chỉ xảy ra nhờ vào quyền năng của Đức Thánh Linh.

  • Làm gia tăng sự hiểu biết của các anh chị em về các vai trò và chức năng của Đức Thánh Linh trong việc giảng dạy và học hỏi phúc âm.

Trong nhật ký cá nhân của các anh chị em, hãy giải thích việc hiểu và tin vào vai trò của Đức Thánh Linh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cách các anh chị em chuẩn bị các bài học và giảng dạy học viên của mình.

Mời Thánh Linh Làm Tròn Vai Trò của Ngài

Khi hiểu rõ vai trò của Đức Thánh Linh trong việc giảng dạy và học hỏi phúc âm, chúng ta sẽ làm hết sức mình để mời Ngài làm tròn vai trò của Ngài trong cuộc sống của chúng ta và trong cuộc sống của học viên của chúng ta (xin xem Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm, mục 2.1 [“Giảng Dạy và Học Hỏi bằng Thánh Linh”], trang 13).

Giảng viên có thể làm như sau để mời Thánh Linh làm tròn vai trò của Ngài:

  • Cố gắng để có được sự ngay chính cá nhân

  • Dâng lên một “lời cầu nguyện bởi đức tin” (GLGƯ 42:14).

  • Tìm cách để được chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi bài học.

  • Tìm cách tập trung vào kinh nghiệm học hỏi của học viên.

  • Tìm kiếm sự bình an hơn là cảm thấy khó chịu và lo lắng về những điều khác.

  • Có được một tinh thần học hỏi đầy khiêm nhường.

  • Khuyến khích học viên mời Đức Thánh Linh vào kinh nghiệm học hỏi của họ.

Xem video “Inviting the Spirit: Teachers” (2:47), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, các giảng viên chia sẻ điều họ có thể làm để mời Thánh Linh vào tâm hồn của họ và vào lớp học. Khi các anh chị em xem video, hãy ghi chú trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm về những thực hành quan trọng mà các anh chị em muốn ghi nhớ.

Giảng viên và học viên có thể làm như sau để mời Thánh Linh làm tròn vai trò của Ngài:

  • Đọc và giảng dạy từ thánh thư và những lời của các vị tiên tri.

  • Tập trung các ví dụ và những cuộc thảo luận vào Đấng Cứu Rỗi và chia sẻ chứng ngôn về Ngài.

  • Nói về giáo lý và các nguyên tắc phúc âm một cách giản dị và rõ ràng.

  • Dành ra thời giờ để suy ngẫm một cách thấu đáo trong những giây phút im lặng đầy soi dẫn.

  • Chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân thích hợp và làm chứng về giáo lý và các nguyên tắc.

  • Bày tỏ tình yêu thương và lòng biết ơn lẫn nhau và đối với Chúa.

Hãy xem video “Inviting the Spirit: Teachers and Students” (2:23), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, giảng viên và học viên chia sẻ điều họ có thể làm để mời Thánh Linh vào tâm hồn của họ và vào lớp học. Khi các anh chị em xem video, hãy ghi chú trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm về những cách thực hành quan trọng mà các anh chị em muốn ghi nhớ.

Trong nhật ký cá nhân của các anh chị em, hãy ghi lại một vài ấn tượng hoặc các hành động mà đã đến với tâm trí của các anh chị em khi các anh chị em suy ngẫm cách các anh chị em và học viên của mình có thể mời Đức Thánh Linh để làm tròn vai trò của Ngài trong việc giảng dạy và học hỏi phúc âm.

Hãy xem phần phụ lục của sách học này cho tờ giấy phát tay có tựa đề “Inviting the Holy Ghost to Fulfill His Role in Gospel Teaching and Learning,” mà liệt kê những cách giảng viên và học viên có thể mời Thánh Linh để làm tròn vai trò của Ngài.

Tóm Lược và Áp Dụng

Các Nguyên Tắc Cần Nhớ

  • “Việc giảng dạy và học hỏi bằng Thánh Linh xảy ra khi Đức Thánh Linh đang thực hiện vai trò hay chức năng của Ngài với giảng viên, với học viên hoặc với cả hai” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm, 10).

  • Nếu chú tâm tới những lời thúc giục nhỏ nhẹ của Thánh Linh, thì các anh chị em sẽ được dẫn dắt để đáp ứng được các nhu cầu thấy được và không thấy được của học viên.

  • Một khi các anh chị em và học viên của mình hiểu được vai trò thiết yếu mà Đức Thánh Linh thực hiện trong việc học hỏi thuộc linh, thì các anh chị em sẽ làm hết sức mình để mời Thánh Linh làm tròn những chức năng này.

Hình Ảnh
Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf

“Không có việc học hỏi những điều vĩnh cửu nào có thể diễn ra mà không có sự thúc đẩy đó của Thánh Linh từ thiên thượng. … Vì lý do này, các anh chị em phải giảng dạy phúc âm ‘qua Thánh Linh, là Đấng An Ủi được phái xuống để giảng dạy lẽ thật’ [GLGƯ 50:14]” (Dieter F. Uchtdorf, “A Teacher of God’s Children” [một buổI tối với Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, ngày 28 tháng Giêng năm 2011], 7, si.lds.org).

“Rồi sao nữa?”

Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽ làm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.