Những Giúp Đỡ Bổ Sung cho Sự Phát Triển của Giảng Viên
Kinh Nghiệm Học Tập 13: Quyết Định Cách Giảng Dạy: Thực Hành Đức Tin


Kinh Nghiệm Học Tập 13

Quyết Định Cách Giảng Dạy: Thực Hành Đức Tin

Khái Quát

Kinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

  • Tin tưởng vào quyền năng của lời Thượng Đế.

  • Thực hành đức tin nơi Chúa và nơi Thánh Linh.

  • Tin cậy vào các học viên của các anh chị em

Các Khái Niệm Chính Yếu

Ba Sự Tin Tưởng Nòng Cốt

Đoạn “giảng dạy” về Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo có ghi rằng: “Chúng ta giảng dạy cho học viên các giáo lý và nguyên tắc của phúc âm như được tìm thấy trong thánh thư và những lời của các vị tiên tri. Các giáo lý và nguyên tắc này của phúc âm được giảng dạy theo cách thức nhằm dẫn đến sự hiểu biết và gây dựng. Chúng ta giúp học viên làm tròn vai trò của họ trong tiến trình học tập và chuẩn bị cho họ để giảng dạy phúc âm cho những người khác” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Các Giảng Viên và Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo [2012], x).

Đoạn này ngụ ý rằng các hành động của các giảng viên có hiệu quả đều phản ảnh ba sự tin tưởng nòng cốt quan trọng:

  1. Chúng ta có sự tin tưởng nơi quyền năng của lời nói

  2. Chúng ta có thể thực hành đức tin nơi Chúa và nơi Thánh Linh

  3. Chúng ta có thể tin cậy vào học viên

Theo kinh nghiệm học tập này, các anh chị em sẽ khám phá ra các khái niệm chính yếu được tạo ra nhằm gia tăng sự hiểu biết của các anh chị em và sự tin tưởng nơi mỗi yếu tố trong ba yếu tố này.

Hình Ảnh
cái ghế 3 chân

Giống như mỗi cái chân của một cái ghế ba chân, mỗi sự tin tưởng trong số ba sự tin tưởng nòng cốt đều là thiết yếu. Giảng viên sẽ có nhiều khả năng hơn để được thành công khi các phương pháp của họ phù hợp với tất cả ba sự tin tưởng nòng cốt này.

Hình Ảnh
cái ghế 2 chân

Tuy nhiên, đôi khi các phương pháp của giảng viên không phù hợp với điều họ tin tưởng trong lòng họ. Cũng giống như một cái ghế ba chân không thể dễ dàng đứng thẳng nếu một cái chân bị gãy hoặc bị mất, sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm) đề nghị rằng khi giảng viên không thành công thì thường là vì thiếu một trong các yếu tố sau đây:

  1. Sự tin tưởng vào quyền năng của lời nói.

  2. Đức tin nơi Chúa và nơi Thánh Linh

  3. Tin cậy nơi học viên

Hãy xem video “Ba Sự Tin Tưởng Nòng Cốt” (1:47), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Chad Webb, quản trị viên của Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo, nói về một thời gian ông cảm thấy phương pháp giảng dạy của ông không phù hợp với những sự tin tưởng nòng cốt của ông. Xin lưu ý điều gì ông đã quyết tâm phải làm nhờ vào kinh nghiệm này.

Sự tin tưởng nơi quyền năng của lời nói.

Đọc hai đoạn văn dưới tiêu đề “Sự tin tưởng nơi quyền năng của lời nói” trong phần 4.1.3 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm (trang 47–48). Rồi đọc các đoạn thánh thư sau đây:

Trong khi đọc từ sách hướng dẫn và thánh thư, hãy làm điều sau đây:

  • Tìm kiếm các từ hoặc cụm từ cho thấy các phước lành thánh thư có thể mang vào cuộc sống của các anh chị em và cuộc sống của học viên của các anh chị em.

  • Suy ngẫm về những kinh nghiệm mà thánh thư đã ban phước cho cuộc sống của các anh chị em hoặc cuộc sống của những người khác. Suy xét việc ghi lại những ý nghĩ và các ấn tượng của các anh chị em.

Trong lớp học nơi mà giảng viên và học viên tin tưởng vào quyền năng của lời nói thì thánh thư chiếm một vai trò chính yếu trong việc giảng dạy và học tập. Hãy xem video “Việc Giảng Dạy Đặt Trọng Tâm vào Thánh Thư” (3:20), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Anh Webb giải thích việc một lớp học có thể như thế nào và tại sao điều này là quan trọng. Trong khi các anh chị em xem video, hãy ghi nhớ những câu hỏi sau đây:

  • Các anh chị em sẽ thấy điều gì trong một lớp học nơi mà thánh thư là trọng tâm của việc giảng dạy và học tập?

  • Tại sao là điều quan trọng đối với giảng viên để làm cho thánh thư thành trọng tâm của những kinh nghiệm của lớp học của học viên?

Hãy ghi lại những câu trả lời của các anh chị em cho những câu hỏi này trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trong một chỗ khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Đức Tin nơi Chúa và nơi Thánh Linh

Đọc hai đoạn văn dưới tiêu đề “Đức tin nơi Chúa và nơi Thánh Linh” trong phần 4.1.3 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm) (trang 48). Trong khi đọc, hãy tìm kiếm cách làm thế nào việc thực hành đức tin nơi Chúa và nơi Thánh Linh có thể tạo ra một sự khác biệt trong cuộc sống của học viên.

Hãy xem video “Chúa Biết Mọi Nhu Cầu” (0:45), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Video này sẽ giúp làm gia tăng sự hiểu biết của các anh chị em về cách làm thế nào việc thực hành đức tin nơi Chúa và nơi Thánh Linh có thể ban phước cho các anh chị em lẫn học viên của các anh chị em. Trong khi các anh chị em xem video này, hãy ghi nhớ những câu hỏi sau đây:

  • Là giảng viên, các anh chị em có thể cho thấy đức tin nơi Chúa và nơi Thánh Linh bằng một số cách nào?

  • Làm thế nào sự tin cậy của các anh chị em nơi Chúa và nơi Thánh Linh sẽ là một phước lành cho học viên của các anh chị em?

Hãy ghi lại những câu trả lời của các anh chị em cho những câu hỏi này trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trong một chỗ khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Tin Cậy vào Học Viên

Đọc bốn đoạn văn đầu tiên dưới tiêu đề “Tin cậy vào các học viên” trong phần 4.1.3 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm (trang 54). Trong khi đọc, hãy tìm kiếm những từ hoặc cụm từ mà cho thấy lý do tại sao các anh chị em có thể tin cậy khả năng của học viên để học hỏi, giảng dạy và áp dụng giáo lý và các nguyên tắc phúc âm.

Hãy xem video “Kỳ Vọng Nhiều Hơn từ Học Viên của Các Anh Chị Em” (2:21), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Video này minh họa cách mà những kỳ vọng và sự tin cậy của một giảng viên nơi học viên của mình đã giúp họ “cảm nhận được những thúc giục của Thánh Linh” (Bonnie L. Oscarson, “Greater Expectations” [Buổi phát sóng qua hệ thống vệ tinh Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo, ngày 5 tháng Tám năm 2014], lds.org/broadcasts) và ảnh hưởng đến sự cải đạo của họ. Trong khi các anh chị em xem video này, hãy ghi nhớ câu hỏi sau đây:

  • Một lớp học có giảng viên tin cậy nơi khả năng của học viên để học tập, giảng dạy, và sống theo phúc âm thì khác như thế nào với một lớp học mà giảng viên kỳ vọng ít hoặc không tin tưởng nhiều vào học viên?

Ghi lại những ý nghĩ về câu hỏi này trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc một nơi khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Tóm Lược và Áp Dụng

Các Nguyên Tắc Cần Nhớ

Để giảng dạy một cách hiệu quả, các phương pháp giảng dạy của các anh chị em phải phù hợp với ba sự tin tưởng nòng cốt sau đây:

  1. Chúng ta có thể tin tưởng nơi quyền năng của lời Thượng Đế.

  2. Chúng ta có thể thực hành đức tin nơi Chúa và nơi Thánh Linh.

  3. Chúng ta có thể tin cậy vào các học viên.

Thỉnh thoảng có thể là điều hữu ích để tự hỏi làm thế nào những phương pháp và hành động trong lớp học phản ảnh sự áp dụng của những sự tin tưởng nòng cốt này.

Hình Ảnh
Anh Cả Henry B. Eyring

“Tôi khẩn nài các anh chị em, vì bản thân mình và vì các học viên, hãy có đức tin rằng họ sẽ muốn đọc [Sách Mặc Môn], không phải vì các anh chị em phải bắt buộc họ làm điều đó, mà vì sách đó sẽ thu hút họ” (Henry B Eyring, “The Book of Mormon Will Change Your Life” [Hội nghị HTGDCGH về Sách Mặc Môn, ngày 17 tháng Tám năm 1990], 2, si.lds.org).

“Rồi sao nữa?”

Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽ làm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.