Viện Giáo Lý
Bài học 14 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Chúa Mặc Khải Thêm Thánh Thư


“Bài học 14 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Chúa Mặc Khải Thêm Thánh Thư,” Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên (Năm 2019)

“Bài học 14 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Các Nền Tảng của Sự Phục Hồi, Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Bài học 14 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Chúa Mặc Khải Thêm Thánh Thư

Như trong các gian kỳ trước, Chúa tiếp tục mặc khải thêm thánh thư qua các vị tiên tri tại thế của Ngài. Bài học này mang đến cho học viên một cơ hội để chia sẻ về cách thánh thư ngày sau phục hồi và giúp làm sáng tỏ các lẽ thật phúc âm. Học viên cũng sẽ được chuẩn bị tốt hơn để trả lời các câu hỏi liên quan đến sách Áp Ra Ham.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Chúa đã mặc khải thêm thánh thư qua Tiên Tri Joseph Smith.

Hình Ảnh
Kinh Thánh

Mời học viên tưởng tượng ra rằng một người bạn thành thật hỏi: “Tại sao giáo hội của bạn lại có nhiều thánh thư khác ngoài Kinh Thánh? Tôi nghĩ Kinh Thánh có mọi lời của Thượng Đế rồi.” Hãy yêu cầu học viên giơ tay lên nếu họ đã từng được hỏi một câu hỏi giống như vậy. Mời một vài học viên chia sẻ cách họ đã trả lời (hoặc cách họ sẽ trả lời).

Giải thích rằng Sách Mặc Môn chứa đựng một biên sử do Nê Phi ghi chép về một khải tượng mà ông nhìn thấy những lời của Kinh Thánh đi ra khắp thế gian. Ông cũng nhìn thấy rằng nhiều phần “minh bạch” và “quý giá” (1 Nê Phi 13:26) trong phúc âm của Đấng Cứu Rỗi bị lấy đi khỏi Kinh Thánh (xin xem 1 Nê Phi 13:24–26).

Cho cả lớp đọc 1 Nê Phi 13:38–41 và tìm kiếm xem các biên sử nào mà Nê Phi đã nhìn thấy sẽ có sẵn cho mọi người trong những ngày sau. Anh chị em có thể tạm dừng sau mỗi câu và cho học viên giải thích xem Nê Phi muốn nói đến biên sử nào. Ví dụ: “các sách khác” được đề cập đến trong câu 39 gồm có Sách Mặc Môn, Giáo Lý và Giao Ước, Trân Châu Vô Giá và Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith.

  • Theo như các câu 4041, mục đích của các thánh thư được mặc khải thêm qua Joseph Smith là gì? (Sử dụng các câu trả lời của học viên, hãy nhận ra một lẽ thật tương tự như sau: Qua Joseph Smith, Chúa đã mặc khải thêm thánh thư xác nhận các lẽ thật của Kinh Thánh, phục hồi những lẽ thật minh bạch và quý giá và giúp mang mọi người đến với Chúa Giê Su Ky Tô.)

Để giúp học viên hiểu rõ hơn về lẽ thật này, hãy cân nhắc sử dụng một số ý kiến giảng dạy sau đây để giúp điều phối phần chia sẻ và thảo luận của học viên.

Sách Giáo Lý và Giao Ước

Nhắc nhở học viên rằng tại một cuộc họp năm 1831, Joseph Smith và một vài anh cả đã quyết định xuất bản những điều mặc khải nhận được cho đến thời điểm đó. Trong buổi họp, Chúa đã mặc khải lời nói đầu của chính Ngài cho Sách Giáo Lệnh (nay là sách Giáo Lý và Giao Ước) qua Joseph Smith. Lời nói đầu này là Giáo Lý và Giao Ước 1.

Cho học viên một phút để xem lại Giáo Lý và Giao Ước 1:17, 21–23, 37 từ tài liệu chuẩn bị. Mời học viên tìm kiếm những điều Chúa đã dạy về sự mặc khải (được gọi là “các giáo lệnh” trong bản văn này). Mời học viên chia sẻ điều họ đã tìm được.

Trong tiết 2 của tài liệu chuẩn bị, học viên được yêu cầu xác định một đoạn thánh thư từ Giáo Lý và Giao Ước mà đã củng cố đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Cho học viên thời gian để chia sẻ các đoạn thánh thư với nhau. Anh chị em có thể thực hiện sinh hoạt này theo các nhóm nhỏ hoặc chung với cả lớp. Họ cũng có thể chia sẻ với nhau câu trả lời cho câu hỏi sau đây:

  • Trong những phương diện nào, các đoạn này xác nhận lẽ thật của Kinh Thánh, phục hồi các lẽ thật minh bạch và quý báu hoặc mang chúng ta đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

Bản Dịch Kinh Thánh của Joseph Smith và Trân Châu Vô Giá

Mời một học viên đọc to lời phát biểu của Joseph Smith về Kinh Thánh trong tiết 3 của tài liệu chuẩn bị. Giải thích rằng qua bản dịch Kinh Thánh của Joseph Smith, Chúa đã phục hồi nhiều lẽ thật minh bạch và quý báu đã bị mất.

Là một phần chuẩn bị cho buổi học, học viên đã nghiên cứu về các lời giải thích Bản Dịch của Joseph Smith và Trân Châu Vô Giá là gì. Mời một vài học viên tóm tắt những điều họ học được về mỗi sách.

Nếu cần, nhắc học viên nhớ rằng những phần trong Bản Dịch của Joseph Smith đều nằm trong sách Trân Châu Vô Giá là sách Môi Se và Joseph Smith—Ma Thi Ơ. Các phiên bản hiệu đính khác được soi dẫn có trong trong phần cước chú và bản phụ lục của một số ấn bản của Kinh Thánh, trong phần Sách Hướng Dẫn Thánh Thư và trên trang scriptures.ChurchofJesusChrist.org. Cân nhắc yêu cầu học viên mở ra bất kỳ nguồn tài liệu nào có sẵn cho họ để đảm bảo rằng họ quen thuộc với cách tiếp cận các thánh thư này.

Cho học viên xem bản liệt kê các đoạn thánh thư từ các sách Môi Se và Áp Ra Ham và Bản Dịch của Joseph Smith trong tiết 3 của tài liệu chuẩn bị. Yêu cầu học viên xem lại vắn tắt các đoạn thánh thư mà họ đã tự chọn hoặc chọn từ bản liệt kê.

Sau khi anh chị em dành cho họ một phút để xem lại, mời học viên chia sẻ với người bạn cùng nhóm về những lẽ thật minh bạch và quý báu mà các thánh thư này dạy hoặc cách thức để gia tăng hiểu biết của họ về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ với cả lớp chứng ngôn của anh chị em về thánh thư trong những ngày sau và tác động của thánh thư đó trong cuộc sống của anh chị em.

Chúng ta cũng có thể hành động theo đức tin khi chúng ta trả lời các câu hỏi liên quan đến bản dịch sách Áp Ra Ham.

CẢI THIỆN VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC HỎI CỦA CHÚNG TA

Củng cố đức tin khi giảng dạy lịch sử Giáo Hội. Khi anh chị em dạy lịch sử Giáo Hội, hãy làm theo cách mà có thể củng cố đức tin của học viên rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã phục hồi Giáo Hội của Ngài cho thế gian trong những ngày sau cùng. Giúp học viên nhận thấy Joseph Smith đã làm tròn sứ mệnh của ông một cách trung tín như thế nào với tư cách là vị tiên tri của thời kỳ Sự Phục Hồi. Sử dụng các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa chỉ định (ví dụ như thánh thư và lời của các vị tiên tri), tài liệu của khóa học được cung cấp và các nguồn tài liệu đáng tin cậy khác để giúp học viên nhìn thấy được tiến trình liên tục của Sự Phục Hồi từ quan điểm đức tin.

Cho học viên xem hình ảnh sau đây và giải thích rằng đó là một mảnh giấy cói Ai Cập mà Joseph Smith đã từng có.

Hình Ảnh
Giấy cói Ai Cập

Mời học viên giải thích những điều họ biết về việc thu thập và lịch sử của giấy cói (xin xem tiết 3tiết 4 của tài liệu chuẩn bị).

  • Những câu hỏi nào được đặt ra từ việc nghiên cứu các mảnh giấy cói hiện có? (Mời học viên nhớ lại những điều họ đã học được từ tiết 4 của tài liệu chuẩn bị.)

  • Anh chị em sẽ chia sẻ gì với một người nào đó có mối quan tâm chung liên quan đến bản dịch sách Áp Ra Ham?

Khi học viên trả lời câu hỏi trước đó, anh chị em có thể sử dụng một hoặc nhiều câu hỏi theo dõi sau đây để tiếp tục cuộc thảo luận. Là một phần của cuộc thảo luận, hãy tạo cơ hội cho học viên xem xét những gì đã đọc trong tài liệu chuẩn bị và họ có thể đặt bất kỳ câu hỏi nào về sách Áp Ra Ham.

  • Anh chị em sẽ làm gì khi không thể tìm thấy câu trả lời cụ thể cho các câu hỏi về phúc âm, ví dụ như những câu hỏi về sách Áp Ra Ham?

  • Một số bằng chứng xuất hiện kể từ khi xuất bản sách Áp Ra Ham mà hỗ trợ tính xác thật của sách đó là gì? (Xin xem “Sách Áp Ra Ham và Thế Gian Cổ Xưa” trong tiết 4 của tài liệu chuẩn bị.)

  • Anh chị em sẽ đề nghị với một người nào đó cách thức nào đáng tin cậy nhất để xác định tính trung thực của sách Áp Ra Ham? Tại sao?

Kết thúc bằng cách tạo cơ hội cho học viên chia sẻ các đoạn thánh thư yêu thích của họ từ sách Áp Ra Ham và làm chứng cho sách đó và thánh thư khác của Sự Phục Hồi.

Cho Buổi Học Lần Sau

Yêu cầu học viên cân nhắc cách họ thường suy nghĩ về bản thân. Ngoài ra, mời học viên cân nhắc ảnh hưởng tiềm năng của họ trong cuộc sống này và trong thời vĩnh cửu. Khuyến khích học viên chuẩn bị thảo luận các lẽ thật được phục hồi về kế hoạch của Thượng Đế dành cho họ và tương lai của họ trong buổi học lần sau.