2017
Một Đặc Tính Giống như Đấng Ky Tô
October 2017


Một Đặc Tính Giống như Đấng Ky Tô

Từ một bài nói chuyện trong Hội Nghị Tôn Giáo tại trường Brigham Young University–Idaho được đưa ra vào ngày 25 tháng Giêng năm 2003.

Chúa Giê Su, là Đấng chịu đau khổ nhiều nhất, có lòng trắc ẩn nhiều nhất cho tất cả chúng ta, là những người chịu đau khổ ít hơn Ngài nhiều.

Hình Ảnh
image of Christ

ÁNH SÁNG CỦA THẾ GIAN, tranh do HOWARD LYON họa

Anh Cả Neal A. Maxwell (1926–2004) giảng dạy một nguyên tắc mà đã gây ấn tượng sâu đậm cho tôi và là trọng tâm của nhiều cuộc nghiên cứu, suy ngẫm và ngẫm nghĩ của tôi. Ông nói: “Có thể không có Sự Chuộc Tội nếu không có đặc tính của Đấng Ky Tô!”1 Kể từ khi nghe được lời phát biểu trung thực và sâu sắc này, tôi đã cố gắng tìm hiểu thêm để hiểu rõ hơn về từ “đặc tính.” Tôi cũng đã suy ngẫm về mối liên hệ giữa đặc tính của Đấng Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài—với những hàm ý của mối liên hệ đó đối với mỗi người chúng ta là các môn đồ.

Đặc tính của Chúa Giê Su Ky Tô

Có lẽ chỉ số quan trọng nhất của đặc tính là khả năng nhận ra và phản ứng một cách thích hợp với những người đang trải qua chính những thử thách và nghịch cảnh mà ảnh hưởng chúng ta ngay tức khắc và mạnh mẽ nhất. Ví dụ, đặc tính được cho thấy trong khả năng phân biệt nỗi đau khổ của người khác khi bản thân chúng ta cũng đang đau khổ; trong khả năng nhận biết sự đói khát của người khác khi chúng ta đói khát; và trong khả năng tiếp cận và mở rộng lòng trắc ẩn cho nỗi đau đớn về phần thuộc linh của người khác khi chúng ta đang ở giữa cơn đau đớn về phần thuộc linh của mình. Do đó, đặc tính được cho thấy bằng cách nhìn và hướng ra bên ngoài khi phản ứng tự nhiên và theo bản năng là chỉ nghĩ tới mình và hướng vào bên trong. Nếu khả năng đó thực sự là tiêu chuẩn tột bậc của đặc tính đạo đức, thì Đấng Cứu Rỗi của thế gian là tấm gương hoàn hảo về một đặc tính kiên định và bác ái như vậy.

Các Ví Dụ về Đặc Tính của Đấng Ky Tô

Hình Ảnh
Christ teaching

Chúa Giê Su Phái Đi Mười Hai Sứ Đồ Này, tranh do Walter Rane họa

Trong căn phòng trên lầu vào cái đêm của Bữa Ăn Tối Cuối Cùng, chính là trong đêm đó mà Ngài sẽ trải qua nỗi đau khổ cùng cực nhất chưa từng xảy ra trong tất cả các thế giới do Ngài tạo dựng, Đấng Ky Tô đã phán về Đấng An Ủi và sự bình an:

“Ta đã nói những điều đó với các ngươi đang khi ta còn ở cùng các ngươi.

“Nhưng Đấng Yên Ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi.

“Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta ban sự bình an ta cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi” (Giăng 14:25–27).

Khi nhận ra rằng đích thân Ngài sắp bị mất sự an ủi lẫn bình an một cách vô vọng, và trong khoảnh khắc mà lòng Ngài có lẽ đầy lo lắng và sợ hãi, thì Đức Thầy đã hướng ra bên ngoài và ban cho những người khác các phước lành mà có thể và sẽ thêm sức mạnh cho Ngài.

Trong Lời Cầu Nguyện tuyệt vời thay cho các môn đồ, mà được dâng lên ngay trước khi Chúa Giê Su đi với các môn đồ của Ngài sang bên kia khe Xết Rôn để đến Vườn Ghết Sê Ma Nê, Đức Thầy đã cầu nguyện cho các môn đồ của Ngài và cho tất cả những “kẻ sẽ nghe lời họ mà tin đến Con nữa;

“Để cho ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong Con. …

“… Để cho họ toàn vẹn hiệp làm một, và cho thế gian biết chính Cha đã sai Con đến, và Cha đã yêu thương Con. …

“Con đã tỏ danh Cha ra cho họ, Con lại sẽ tỏ ra nữa, để cho tình yêu thương của Cha dùng yêu thương Con ở trong họ, và chính mình Con cũng ở trong họ nữa” (Giăng 17:20, 21, 23, 26).

Tôi thấy mình liên tục tự hỏi những câu hỏi sau đây trong khi suy ngẫm sự kiện này và những sự kiện khác đã xảy ra rất gần với sự phản bội Ngài cùng với nỗi đau khổ của Ngài trong khu vườn: Làm thế nào Ngài đã có thể cầu nguyện cho sự an lạc và sự hiệp nhất của những người khác ngay trước khi phải chịu đựng nỗi đau khổ của chính Ngài? Điều gì đã làm cho Ngài tìm kiếm sự an ủi và bình an cho những người có nhu cầu còn ít hơn của Ngài nữa? Trong khi bản chất sa ngã của thế gian mà Ngài đã tạo dựng đè nặng trên Ngài, thì làm thế nào Ngài đã có thể tập trung một cách hoàn toàn và đặc biệt như vậy vào các tình trạng và nỗi lo âu của người khác chứ? Làm thế nào mà Đức Thầy đã có thể tiếp cận với người khác khi một người thấp hèn hơn có lẽ sẽ hướng vào nội tâm? Một lời tuyên bố của Anh Cả Maxwell mang đến câu trả lời cho mỗi câu hỏi sâu sắc này:

“Đặc tính của Chúa Giê Su đã bảo đảm một cách tất yếu cho sự chuộc tội phi thường của Ngài. Nếu không có đặc tính siêu phàm của Chúa Giê Su thì có lẽ đã không có sự chuộc tội siêu phàm rồi! Đặc tính của Ngài chính là Ngài ‘[chịu đựng] mọi cám dỗ’ (An Ma 7:11), nhưng Ngài ‘không nhượng bộ’ những cám dỗ đó (GLGƯ 20:22).”2

Chúa Giê Su, là Đấng chịu đau khổ nhiều nhất, có lòng trắc ẩn nhiều nhất cho tất cả chúng ta, là những người chịu đau khổ ít hơn Ngài nhiều. Quả thực, mức độ của nỗi đau khổ và lòng trắc ẩn liên kết chặt chẽ với chiều sâu của tình yêu thương mà người phục sự đã cảm nhận được.

Tích Cực Tìm Kiếm Lòng Bác Ái

Hình Ảnh
young women at church

Trên trần thế, chúng ta có thể tìm cách được ban phước với các yếu tố thiết yếu của một đặc tính giống như Đấng Ky Tô và phát triển các yếu tố đó. Quả thật, chúng ta với tư cách là con người có thể cố gắng trong sự ngay chính để nhận được những ân tứ thuộc linh liên quan đến khả năng tiếp cận và đáp ứng một cách thích hợp với những người cũng trải qua thử thách và nghịch cảnh như thế mà đè nặng ngay tức khắc lên chúng ta. Chúng ta không thể có được một khả năng như vậy nhờ vào sức mạnh ý chí hoặc quyết tâm cá nhân. Thay vì thế, chúng ta trông cậy và cần đến “công lao, lòng thương xót và ân điển của Đấng Mê Si Thánh” (2 Nê Phi 2:8). Nhưng “từng hàng chữ một, từng lời chỉ giáo một” (2 Nê Phi 28:30) và “ít lâu sau” (Môi Se 7:21), chúng ta có thể tiếp cận với người khác khi khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là hướng vào nội tâm.

Tôi xin đề nghị rằng anh chị em và tôi cần phải cầu nguyện, khao khát, cố gắng và làm việc để trau dồi một đặc tính giống như Đấng Ky Tô nếu chúng ta hy vọng nhận được ân tứ thuộc linh của lòng bác ái—tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô. Lòng bác ái không phải là một nét tiêu biểu hoặc đặc tính mà riêng chúng ta đạt được nhờ vào tính kiên trì và quyết tâm có chủ đích của chúng ta. Thật vậy, chúng ta phải tôn trọng các giao ước của mình và sống xứng đáng cùng làm hết khả năng của mình để hội đủ điều kiện cho ân tứ đó; nhưng cuối cùng ân tứ về lòng bác ái làm chủ chúng ta—chứ chúng ta không làm chủ ân tứ đó (xin xem Mô Rô Ni 7:47). Chúa quyết định là nếu và khi nào chúng ta nhận được tất cả các ân tứ thuộc linh, thì chúng ta cần phải làm hết khả năng của mình để ước muốn, khao khát, mời gọi, và hội đủ điều kiện để nhận được các ân tứ như vậy. Khi càng ngày càng hành động phù hợp với đặc tính của Đấng Ky Tô, thì có lẽ chúng ta đang cho thiên thượng thấy, trong một cách hùng hồn nhất, ước muốn của chúng ta để có được ân tứ thuộc linh thiêng liêng về lòng bác ái. Và rõ ràng là chúng ta được ban phước với ân tứ kỳ diệu này khi chúng ta càng ngày càng tiếp cận với người khác khi con người thiên nhiên trong chúng ta thường hướng vào nội tâm.

Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô, Con Độc Sinh của Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu. Tôi biết rằng Ngài hằng sống. Và tôi làm chứng rằng đặc tính của Ngài đã làm cho chúng ta có cơ hội nhận được cuộc sống bất diệt lẫn vĩnh cửu. Cầu xin cho chúng ta có thể tiếp cận với người khác khi khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là hướng vào nội tâm.

Ghi Chú

  1. Neal A. Maxwell, “The Holy Ghost: Glorifying Christ,” Ensign, tháng Bảy năm 2002, 58.

  2. Neal A. Maxwell, “O How Great the Plan of Our God!” (bài nói chuyện cùng các nhà sư phạm tôn giáo Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội, ngày 3 tháng Hai năm 1995), 6, si.lds.org.