2017
Một Sứ Điệp trong Đại Hội Có Thể Thay Đổi Cuộc Sống của Các Em Như Thế Nào
October 2017


Một Sứ Điệp trong Đại Hội Có Thể Thay Đổi Cuộc Sống của Các Em Như Thế Nào

Tác giả hiện sống ở Utah, Hoa Kỳ.

Các em có thể trở thành giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Những công cụ này sẽ giúp các em thấy cách đó như thế nào.

Hình Ảnh
desk with laptop and general conference issue

Có cảm thấy phần thuộc linh cần phải được phục hồi một chút không? Có nghĩ rằng các em có thể sử dụng một chút sự hướng dẫn của Thánh Linh không? Vâng, các em đang được may mắn đấy, vì đại hội trung ương có thể đúng là điều mà các em đang tìm kiếm đó! Anh Cả Robert D. Hales thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói: “Tôi hứa với các tín hữu trẻ tuổi của Giáo Hội rằng nếu các em chịu nghe [đại hội trung ương] thì các em sẽ cảm nhận được Thánh Linh tăng trưởng bên trong các em. Chúa sẽ cho các em biết điều Ngài muốn các em làm với cuộc đời của các em.”1

Và điều đó không kết thúc vào ngày cuối tuần của đại hội—các em có thể tiếp tục cảm nhận được Thánh Linh bằng cách nghiên cứu các bài nói chuyện sau đó nữa!

Đại hội giúp chúng ta bằng nhiều cách. Có thể quan trọng nhất là đại hội cho phép chúng ta đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn bằng cách dạy cho chúng ta cách trở nên giống như Ngài hơn. Một cách tuyệt vời để tận dụng tối đa đại hội là đặc biệt chú ý đến những lời giảng dạy về các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô—cho dù trong khi đang phát sóng hay trong khi các em đang nghiên cứu các bài nói chuyện sau đó. Khi các em nghe hoặc đọc với vài thuộc tính giống như Đấng Ky Tô trong tâm trí, thì những lời và Thánh Linh có thể giúp các em học cách trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn.

Các em có thể làm bài kiểm tra thật ngắn này để xem một hoặc hai thuộc tính nào các em có thể muốn tập trung vào khi nghiên cứu các sứ điệp trong đại hội. (Để có được một bài kiểm tra chuyên sâu hơn, hãy đọc New Era hoặc chương 6 sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta.)

Đối với mỗi thuộc tính trong số chín thuộc tính giống như Đấng Ky Tô dưới đây, hãy chọn câu nói mô tả đúng nhất về các em.

  1. Đức Tin:

    1. Tôi không chắc rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của tôi.

    2. Tôi tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và chấp nhận Ngài là Đấng Cứu Rỗi của tôi.

    3. Tôi hy vọng rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của tôi.

  2. Hy Vọng:

    Hình Ảnh
    young man
    1. Tôi cảm thấy bình an và lạc quan về tương lai.

    2. Tương lai sẽ làm tôi khiếp sợ!

    3. Tôi thường lơ là với tương lai—nếu không nghĩ về tương lai thì tôi không phải lo lắng về nó.

  3. Lòng Bác Ái và Tình Yêu Thương:

    1. Tôi cố gắng yêu thương người khác, nhưng có một số người dường như luôn luôn làm cho tôi khó chịu.

    2. Tôi rất bận rộn cố gắng sống cuộc sống của mình nên tôi khó có thời giờ nghĩ về bất cứ ai khác.

    3. Tôi mong muốn sự an lạc và hạnh phúc vĩnh cửu của người khác.

  4. Đức Hạnh:

    1. “Trở nên thanh khiết trong suy nghĩ và hành động.” Điều đó không lấy làm thú vị lắm!

    2. Tôi trong sạch và có tấm lòng thanh khiết.

    3. Có một thời gian tôi gặp khó khăn để được trong sạch và thanh khiết.

  5. Sự Hiểu Biết:

    Hình Ảnh
    young woman reading scriptures with younger sister
    1. Tôi có quá nhiều việc phải bận tâm nên tôi không thể thực sự tìm ra thời gian để giải đáp các câu hỏi của tôi.

    2. Hừm. Học hỏi à? Đôi khi tôi cảm thấy thật là nhàm chán khi cố gắng học hỏi mọi điều.

    3. Tôi thiết tha tìm cách hiểu biết về lẽ thật và tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi của tôi.

  6. Lòng Kiên Nhẫn:

    1. Tôi có thể chờ đợi mọi điều mà không cảm thấy khó chịu hoặc bực mình.

    2. Tôi đoán là tôi có thể chờ đợi mọi điều, nhưng tôi có thể cảm thấy phần nào khó chịu về điều đó.

    3. Chờ đợi là điều tệ hại nhất. Tôi muốn mọi thứ bây giờ.

  7. Lòng khiêm nhường:

    1. Tôi muốn chắc chắn là tôi tự mình làm tất cả mọi thứ.

    2. Tôi trông cậy vào Chúa để được giúp đỡ.

    3. Khi làm một việc nào đó, tôi thường quên rằng tôi có thể cầu xin Cha Thiên Thượng để được giúp đỡ.

  8. Sự chuyên cần:

    1. Tôi dành khá nhiều thời giờ của mình để xem TV, đi chơi với bạn bè và tránh trách nhiệm!

    2. Tôi thường vất vả để tập trung vào những điều quan trọng trong cuộc đời mình, nhưng tôi thật sự cố gắng.

    3. Tôi dành thời giờ và nghị lực của mình vào những điều quan trọng nhất.

  9. Sự Vâng Lời:

    1. Tôi sẵn lòng tuân theo lời khuyên dạy của các vị lãnh đạo và cha mẹ tôi.

    2. Tôi thường làm chủ lấy mình—thường là khó cho tôi để nghe theo bất cứ ai khác.

    3. Tôi tuân theo lời khuyên dạy của các vị lãnh đạo và cha mẹ của tôi, nhưng đôi khi tôi càu nhàu về điều đó.

Hình Ảnh
young woman

Bây giờ hãy nhìn vào các câu trả lời của các em. Các em sẽ muốn cố gắng trau dồi thuộc tính nào? Để học cách phát triển các thuộc tính này, các em có thể chọn một hoặc hai thuộc tính và chú ý đến chúng khi các em nghe đại hội.

Và nếu các em đã trả lời rằng mình đang thực hành xuất sắc mỗi một thuộc tính đó thì hãy giữ luôn được như vậy nhé! Các em vẫn có thể chọn một hoặc hai thuộc tính nổi bật đối với các em trong suốt bài kiểm tra và tập trung vào các thuộc tính đó trong khi nghiên cứu các bài nói chuyện trong đại hội. Cho dù các em đang ở nơi nào trên cuộc hành trình của mình để trở nên giống như Đấng Ky Tô, thì các em có thể luôn luôn dựa vào những lời giảng dạy của các vị lãnh đạo của chúng ta để giúp đỡ các em trên con đường của các em.

Nếu bây giờ các em không thể quyết định về một thuộc tính nào thì cũng đừng lo lắng! Các em có thể luôn luôn nghe đại hội và xem thuộc tính nào nổi bật đối với mình lúc đó.

Một khi các em đã chọn thuộc tính mà các em muốn tập trung vào thì các em có thể muốn viết nó xuống để các em sẵn sàng tiếp nhận được sự mặc khải về thuộc tính đó trong khi các em nghe đại hội hoặc khi các em nghiên cứu các bài nói chuyện sau đó. Khi các em nghe và nghiên cứu, thì hãy để Thánh Linh hướng dẫn các em qua một số cách cụ thể mà các em có thể trau dồi thuộc tính đó. Hãy soát xem ví dụ dưới đây!

Ghi Chú

  1. Robert D. Hales, “Đại Hội Trung Ương: Củng Cố Đức Tin và Chứng Ngôn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, 6.

In