Giới Trẻ
Sự Hiểu Biết


Sự Hiểu Biết

“Hãy tìm kiếm sự hiểu biết, ngay cả bằng cách học hỏi và cũng bằng đức tin” (GLGƯ 88:118).

Tôi sẽ luôn luôn tìm kiếm cơ hội học hỏi và tăng trưởng.

Những Kinh Nghiệm Giá Trị Đạo Đức Đòi Hỏi

Hoàn tất ba kinh nghiệm giá trị đạo đức đòi hỏi sau đây. Yêu cầu cha mẹ hoặc người lãnh đạo của em ký tên và đề ngày vào mỗi kinh nghiệm sau khi em làm xong.

  1. Học hỏi về tầm quan trọng của việc đạt được sự hiểu biết bằng cách đọc Châm Ngôn 1:5; 4:7; 2 Nê Phi 28:30; và Giáo Lý và Giao Ước 88:78–80, 118; 90:15; 130:18–19; 131:6. Hãy nghĩ về lý do tại sao em cần phải đạt được sự hiểu biết về cách áp dụng các nguyên tắc phúc âm vào nhà cửa và cuộc sống gia đình hiện tại và tương lai của em. Hãy viết vào nhật ký điều em học được về sự hiểu biết và thảo luận điều này với một người trong gia đình hoặc người lãnh đạo Hội Thiếu Nữ.

  2. Trong nhật ký của em, hãy liệt kê những tài năng em có và những tài năng khác mà em muốn phát huy. Hãy đọc Ma Thi Ơ 25:14–30. Hãy học hỏi một kỹ năng hoặc tài năng mới mà sẽ giúp em chăm sóc gia đình hoặc nhà cửa tương lai của mình (ví dụ, chơi dương cầm, ca hát, lập ngân sách, quản lý thời giờ, nấu nướng, may vá hoặc chăm sóc trẻ em). Chia sẻ với gia đình, lớp học hoặc người lãnh đạo Hội Thiếu Nữ của mình về điều em đã học được.

  3. Đọc thuộc lòng Tín Điều thứ mười ba và đọc thuộc lòng cho cha mẹ, người lãnh đạo hoặc một người lớn khác nghe. Rồi đi tham quan một viện bảo tàng hoặc cuộc triển lãm hay tham dự một buổi trình diễn nhảy múa, âm nhạc, diễn văn hay kịch nghệ. Bằng cách sử dụng tín điều này làm sự chỉ dẫn, hãy đánh giá điều em nghe thấy. Viết vào nhật ký những ý nghĩ của mình về cách mà em có thể sử dụng tín điều này làm sự hướng dẫn về tất cả những gì em làm để Đức Thánh Linh sẽ là người bạn đồng hành thường xuyên của em. Hãy chia sẻ những ý nghĩ đó với cha mẹ hoặc người lãnh đạo.

Những Kinh Nghiệm Giá Trị Đạo Đức Khác

Hoàn tất thêm ba kinh nghiệm giá trị đạo đức khác. Em có thể chọn ra từ những điều sau đây hoặc viết tối đa hai kinh nghiệm của riêng mình. Cha mẹ hoặc người lãnh đạo của em cần phải chấp thuận những điều em tự viết trước khi em bắt đầu. Yêu cầu cha mẹ hoặc người lãnh đạo của em ký tên và đề ngày vào mỗi kinh nghiệm sau khi em làm xong.

  1. Chọn ra một nguyên tắc phúc âm mà em muốn hiểu rõ hơn (ví dụ đức tin, sự hối cải, lòng bác ái, gia đình vĩnh cửu hoặc các giao ước báp têm). Đọc thánh thư và những lời của các vị tiên tri ngày sau liên quan đến nguyên tắc đó. Chuẩn bị một bài nói chuyện dài năm phút về đề tài đó và đưa ra bài nói chuyện trong một buổi lễ Tiệc Thánh, trong một buổi họp Hội Thiếu Nữ, cho gia đình hoặc cho lớp học của em. Ghi vào nhật ký cách mà em có thể áp dụng nguyên tắc phúc âm này vào cuộc sống của mình.

  2. Học về một lãnh vực nghề nghiệp hoặc phục vụ mà em thích. Nói chuyện với một người nào đó đang làm việc trong lãnh vực đó và tìm hiểu trách nhiệm công việc làm của người đó là gì, người đó nhận được loại huấn luyện và học vấn gì để làm công việc này và công việc này của người đó có đóng góp gì đối với xã hội. Ghi những kết quả tìm ra được vào nhật ký của em.

  3. Học thuộc lòng hai trong số các bài thánh ca ưa thích của em từ quyển thánh ca. Học cách thức đúng để điều khiển nhịp cho các bài thánh ca đó (xin xem Hymns, 383–85) và rồi điều khiển chúng ít nhất hai lần trong buổi họp tối gia đình, trong một buổi họp Hội Thiếu Nữ hoặc một buổi họp khác của Giáo Hội hay tại lớp giáo lý. Đọc những đoạn thánh thư liệt kê ở cuối mỗi bài thánh ca.

  4. Tại buổi cắm trại của Hội Thiếu Nữ, em học kỹ năng cấp cứu, an toàn, vệ sinh sức khỏe và sống còn. Xem lại những điều giảngdạy trong sách Young Women Camp Manual và ghi vào nhật ký cách em có thể áp dụng những điều giảng dạy này trong nhà của mình để giữ cho gia đình được an toàn. Hãy khai triển một bản liệt kê những đồ dùng cơ bản mà gia đình của em sẽ cần trong trường hợp khẩn cấp. Hãy giảng dạy một bài học trong buổi họp tối gia đình hoặc chia sẻ với người lãnh đạo của Hội Thiếu Nữ điều em học được và những kỹ năng bổ sung nào em muốn học để chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp khẩn cấp.

Những Kinh Nghiệm Giá Trị Đạo Đức Cá Nhân

Dự Án Giá Trị Đạo Đức

Sau khi đã hoàn tất sáu kinh nghiệm giá trị đạo đức về sự hiểu biết, hãy lập ra một dự án mà sẽ giúp em thực hành điều em đã học được. Dự án này cần phải là một nỗ lực đầy ý nghĩa mà sẽ mất ít nhất mười giờ đồng hồ để hoàn tất. Hãy thành tâm tìm kiếm hướng dẫn của Đức Thánh Linh để chọn ra một dự án đầy ý nghĩa.

Yêu cầu cha mẹ hoặc người lãnh đạo của em chấp thuận dự án trước khi em bắt đầu. Viết xuống đánh giá của em sau khi làm xong. Dưới đây là một số ý kiến về một dự án giá trị đạo đức.

  • Học cách tổ chức, dọn dẹp và duy trì một mái gia đình từ mẹ, bà của em hoặc một người phụ nữ khác mà em ngưỡng mộ. Rồi áp dụng điều em học được vào gia đình mình.

  • Chuẩn bị cho học vấn cao hơn và đạt được những kỹ năng cần thiết trong thị trường nghề nghiệp bằng cách tìm hiểu về những điều kiện học của trường đại học hoặc trường dạy nghề, học bổng và học phí cùng những chi phí khác. Làm đơn xin học khi nào thích hợp.

  • Đọc Giáo Lý và Giao Ước 8:2. Hãy xem xét điều mà em có thể làm để được mạnh khỏe về thể chất. Cải tiến sức khỏe của em bằng cách phát huy và thực hiện một chương trình thể dục đều đặn và học nấu nướng và ăn thức ăn thuộc vào chế độ ăn uống lành mạnh.

  • Học về việc chăm sóc giữ gìn quần áo đúng cách, kể cả giặt ủi và sửa chữa cơ bản. Áp dụng những kỹ năng em học được bằng cách giữ gìn chăm sóc quần áo của mình.

  • Làm việc với mẹ, bà của em hoặc một người phụ nữ trong tiểu giáo khu hay chi nhánh, thông thạo một kỹ năng nội trợ mà người ấy dạy cho em.

Dự án của tôi là:

Kế hoạch của tôi để thực hiện dự án này là:

Sự chấp thuận

Ngày dự định hoàn tất

Đánh giá của tôi về dự án là (kể cả cảm nghĩ và sự hiểu biết của em về kiến thức đã gia tăng như thế nào):

Chữ ký của cha mẹ hoặc người lãnh đạo

Ngày

Số giờ bỏ ra