Giới Trẻ
Sự Lựa Chọn và Chịu Trách Nhiệm


Sự Lựa Chọn và Chịu Trách Nhiệm

Ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự; … nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê Hô Va. (Giô Suê 24:15).

Tôi sẽ chọn điều tốt hơn là điều xấu và sẽ chấp nhận trách nhiệm về những quyết định của mình.

Những Kinh Nghiệm Giá Trị Đạo Đức Đòi hỏi

Hoàn tất ba kinh nghiệm giá trị đạo đức đòi hỏi sau đây. Yêu cầu cha mẹ hoặc người lãnh đạo của em ký tên và đề ngày vào mỗi kinh nghiệm sau khi em làm xong.

  1. Một người con gái của Thượng Đế có thể chọn những quyết định sáng suốt và giải quyết những vấn đề. Hãy đọc 1 Nê Phi 15:8; 2 Nê Phi 32:3; An Ma 34:19–27; Ê The 2–3; và Giáo Lý và Giao Ước 9:7–9. Noi theo mẫu mực của việc học thánh thư và cầu nguyện thường xuyên để nhận được sự giúp đỡ trong việc đưa ra những quyết định cá nhân như chọn bạn tốt, tử tế với những người khác, thức dậy đúng giờ hoặc những quyết định khác. Hãy thảo luận với cha mẹ hoặc người lãnh đạo về việc học thánh thư và cầu nguyện thường xuyên đã giúp em đưa ra những quyết định đúng như thế nào.

  2. Đọc quyển sách nhỏ Cho Sức Mạnh của Giới Trẻ. Liệt kê vào nhật ký mỗi tiêu chuẩn của hành vi ngay chính được vạch ra trong quyển sách nhỏ và ghi lại lý do tại sao là điều quan trọng để chọn sống theo các tiêu chuẩn đó. Thực hành các tiêu chuẩn sống ngay chính bằng cách chọn ba tiêu chuẩn mà trong đó em cần phải cải tiến. Em có thể chọn chương trình truyền hình, âm nhạc, sách vở hoặc phương tiện truyền thông khác một cách cẩn thận hơn hay em có thể cải tiến sự trang nhã, lời lẽ và tính lương thiện của mình. Sau ba tuần lễ, hãy chia sẻ tiến bộ của em với gia đình, lớp học của mình hoặc một người lãnh đạo.

  3. Quyền tự quyết, hoặc khả năng chọn lựa, là một trong các ân tứ lớn lao nhất của Thượng Đế dành cho con cái của Ngài. Hãy đọc về quyền tự quyết trong Giô Suê 24:15; 2 Nê Phi 2; và Giáo Lý và Giao Ước 82:2–10. Hãy thảo luận với cha mẹ hoặc người lãnh đạo về các phước lành và trách nhiệm của quyền tự quyết. Ghi vào trong nhật ký sự hiểu biết của em về quyền tự quyết cũng như kết quả của sự lựa chọn và hành động.

Những Kinh Nghiệm Giá Trị Đạo Đức Khác

Hoàn tất thêm ba kinh nghiệm giá trị đạo đức khác. Em có thể chọn ra từ những điều sau đây hoặc viết tối đa hai kinh nghiệm của riêng mình. Cha mẹ hoặc người lãnh đạo của em cần phải chấp thuận những điều em tự viết trước khi em bắt đầu. Yêu cầu cha mẹ hoặc người lãnh đạo của em ký tên và đề ngày vào mỗi kinh nghiệm sau khi em làm xong.

  1. Đọc về sự hối cải trong Ê Sai 1:18; An Ma 26:22; 34:30–35; Mô Rô Ni 8:25–26; và Giáo Lý và Giao Ước 19:15–20; 58:42–43. Ghi vào trong nhật ký ý nghĩa của sự hối cải đối với em. Hãy nghiên cứu tiến trình hối cải, cầu nguyện xin sự hướng dẫn và áp dụng các nguyên tắc hối cải trong cuộc sống của em.

  2. Đức Thánh Linh sẽ giúp em chọn điều đúng. Hãy cùng với cha mẹ, người lãnh đạo hoặc một người bạn học thêm về Đức Thánh Linh bằng cách đọc và thảo luận Ê Xê Chi Ên 36:26–27; Giăng 14:26; 16:13; Ga La Ti 5:22–25; 2 Nê Phi 32:5; Mô Rô Ni 10:4–5; và Giáo Lý và Giao Ước 11:12–14. Rồi ghi vào nhật ký cách thức Đức Thánh Linh có thể giúp em chọn quyết định tốt trong cuộc sống hằng ngày của mình. Hãy cầu nguyện và sống xứng đáng với sự đồng hành thường xuyên của Đức Thánh Linh.

  3. Học chủ đề của Hội Thiếu Nữ và điều mà chủ đề này dạy em về việc em là ai, điều em phải làm và tại sao em phải làm điều đó. Hãy liệt kê trong nhật ký điều em sẽ làm mỗi ngày về sự trang nhã, việc hẹn hò và phương tiện truyền thông để được trong sạch cũng như xứng đáng về mặt đạo đức để vào đền thờ. Ghi vào nhật ký của em về những chọn lựa này sẽ giúp em được tự do và vui sướng như thế nào.

  4. Chọn lựa là một phần kế hoạch của Cha Thiên Thượng dành cho chúng ta. Hãy đọc Môi Se 4:1–4; 7:32; và 2 Nê Phi 9:51. Thiết lập một mẫu mực quản lý tiền bạc một cách khôn ngoan bằng cách lập một ngân sách để dành dụm và chi tiêu tiền bạc của mình, kể cả việc đóng tiền thập phân. Sống trong phạm vi ngân sách của mình cho phép trong ít nhất ba tháng. Đặt ra những ưu tiên mà cho phép em đáp ứng những nhu cầu quan trọng nhất của mình trước khi mua sắm những thứ mình muốn. Ghi vào nhật ký điều em học được và việc tuân theo những mẫu mực này sẽ tiếp tục ban phước cho cuộc sống của em như thế nào.

Những Kinh Nghiệm Giá Trị Đạo Đức Cá Nhân

Dự Án Giá Trị Đạo Đức

Sau khi em đã hoàn tất sáu kinh nghiệm giá trị đạo đức về sự lựa chọn và chịu trách nhiệm, hãy lập ra một dự án mà sẽ giúp em thực hành điều em học được. Dự án này cần phải là một nỗ lực đầy ý nghĩa mà sẽ mất ít nhất mười giờ đồng hồ để hoàn tất. Hãy thành tâm tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để chọn ra một dự án đầy ý nghĩa.

Yêu cầu cha mẹ hoặc người lãnh đạo của em chấp thuận dự án trước khi em bắt đầu. Viết xuống đánh giá của em sau khi làm xong. Dưới đây là một số ý kiến về một dự án giá trị đạo đức.

  • Bằng cách sử dụng sách Cho Sức Mạnh của Giới Trẻ và dưới sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc những người lãnh đạo của mình, hãy tổ chức hoặc tham dự một nhóm hội thảo, buổi trình diễn thời trang hoặc cuộc trình diễn nào khác để giúp em cùng các thanh thiếu niên khác chọn sống theo các tiêu chuẩn của Chúa.

  • Dưới sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc những người lãnh đạo của mình, hãy giúp hoạch định và hướng dẫn một buổi khiêu vũ hoặc buổi sinh hoạt khác của giới trẻ mà đề cao việc hướng dẫn khiêu vũ và âm nhạc thích hợp, hệ thống đèn và bầu không khí lành mạnh.

  • Đánh giá việc sử dụng phương tiện truyền thông và kỹ thuật của em. Lập ra và thực hiện một kế hoạch để ngăn giữ không cho phương tiện truyền thông không đứng đắn vào nhà của em. Hãy chắc chắn rằng kế hoạch của em phải khuyến khích việc sử dụng chương trình truyền hình, phim ảnh, âm nhạc, máy vi tính, mạng Internet, điện thoại di động và các hình thức truyền thông khác lành mạnh trong nhà. Chia sẻ ý kiến của em với gia đình của mình và những người khác.

  • Học cách cơ bản để sửa quần áo và kỹ thuật sửa chữa khi em làm cho tủ quần áo của mình thích nghi với các tiêu chuẩn quần áo trang nhã.

  • Chọn sống ngăn nắp gọn gàng hơn trong nhà của mình bằng cách hoàn tất một dự án dọn dẹp hoặc sắp xếp đồ đạc. Ghi vào nhật ký cách làm điều này đã giúp em trong những lãnh vực khác của cuộc sống mình như thế nào.

Dự án của tôi là:

Kế hoạch của tôi để thực hiện dự án này là:

Sự chấp thuận

Ngày dự định hoàn tất

Đánh giá của tôi về dự án là (kể cả cảm nghĩ và sự hiểu biết của em về đức tin đã gia tăng như thế nào):

Chữ ký của cha mẹ hoặc người lãnh đạo

Ngày

Số giờ bỏ ra