Giới Trẻ
Đức Tin


Đức Tin

Đức tin không phải là sự hiểu biết hoàn toàn về những sự việc; vậy nên, nếu các người có đức tin, các người hy vọng những gì không trông thấy được mà có thật (An Ma 32:21).

Tôi là con gái của Cha Thiên Thượng là Đấng yêu thương tôi. Tôi có đức tin nơi kế hoạch vĩnh cửu của Ngài mà tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Cứu Rỗi của tôi.

Những Kinh Nghiệm Giá Trị Đạo Đức Cần Thiết

Hoàn tất ba kinh nghiệm giá trị đạo đức đòi hỏi sau đây. Yêu cầu cha mẹ hoặc người lãnh đạo của em ký tên và đề ngày vào mỗi kinh nghiệm sau khi em làm xong.

  1. Nguyên tắc đầu tiên của phúc âm là đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Học hỏi về đức tin từ thánh thư và các vị tiên tri tại thế. Đọc Hê Bơ Rơ 11; An Ma 32:17–43; Ê The 12:6–22; và Joseph Smith—Lịch Sử 1:11–20. Đọc hai bài nói chuyện đại hội trung ương về đức tin. Sử dụng đức tin của em bằng cách tạo ra một thói quen cầu nguyện trong cuộc sống của mình. Bắt đầu bằng cách cầu nguyện buổi sáng và buổi tối. Sau ba tuần theo mẫu mực này, hãy thảo luận với cha mẹ, hoặc người lãnh đạo về điều em đã học được về đức tin và sự cầu nguyện cá nhân hằng ngày đã củng cố đức tin của em như thế nào. Trong nhật ký của mình, hãy bày tỏ những cảm nghĩ của em về đức tin và sự cầu nguyện.

  2. Khám phá ra những nguyên tắc của đức tin đã được những người mẹ của các chiến sĩ trẻ tuổi của Hê La Man giảng dạy. Đọc An Ma 56:45–48 và 57:21. Ôn lại điều mà “Gia Đình: Bản tuyên Ngôn cùng Thế Giới” (xin xem trang 101) nói về vai trò của người mẹ. Hãy thảo luận với một người mẹ, người bà hoặc người lãnh đạo về những đức tính mà một phụ nữ cần để dạy dỗ con cái phải có đức tin và đặt những quyết định của họ lên trên các lẽ thật phúc âm. Làm thế nào những nguyên tắc này có thể giúp em trong cuộc sống ngày nay và giúp em chuẩn bị làm người phụ nữ, người vợ và người mẹ trung tín? Hãy ghi xuống những ý nghĩ và cảm nghĩ của em vào nhật ký.

  3. Việc sống theo các nguyên tắc phúc âm đòi hỏi đức tin. Hãy đọc lớn đức tin trong Sách Hướng Dẫn Thánh thư hoặc Trung Thành cùng Đức Tin. Đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi Giê Su Ky Tô đưa đến hành động. Hãy chọn một nguyên tắc như cầu nguyện, tiền thập phân, nhịn ăn, hối cải hoặc giữ ngày Sa Bát được thánh. Trong nhà của em hoặc trong một bối cảnh khác, hãy hoạch định và trình bày một bài học cho buổi họp tối gia đình về cách đức tin giúp em sống theo nguyên tắc phúc âm đó. Nếu có thể được, yêu cầu một người trong gia đình chia sẻ một kinh nghiệm mà đã củng cố đức tin của người ấy. Cũng hãy chia sẻ kinh nghiệm của em. Trong nhật ký của em, hãy viết xuống một trong số các kinh nghiệm đó và mô tả cảm nghĩ của em về đức tin.

Những Kinh Nghiệm Bổ Sung về Giá Trị Đạo Đức

Hoàn tất ba kinh nghiệm bổ sung về giá trị đạo đức. Em có thể chọn ra từ những điều sau đây hoặc viết tối đa hai kinh nghiệm của mình. Cha mẹ hoặc người lãnh đạo cần phải chấp thuận những kinh nghiệm em tự viết trước khi bắt đầu. Yêu cầu cha mẹ hoặc người lãnh đạo của em ký tên và đề ngày vào mỗi kinh nghiệm sau khi em làm xong.

  1. Học thêm về Tiệc Thánh. Đọc đoạn nói về Bữa Ăn Tối Cuối Cùng trong Ma Thi Ơ 26:26–28; Mác 14:22–24; và Lu Ca 22:17–20. Thiết lập một mẫu mực suy ngẫm trong lúc lễ Tiệc Thánh bằng cách lắng nghe kỹ bài ca Tiệc Thánh và những lời cầu nguyện Tiệc Thánh. Hãy nghĩ về lý do tại sao chúng ta dự phần bánh và nước. Sau ba tuần lễ noi theo mẫu mực này, hãy viết vào nhật ký của em một số lời hứa em lập khi dự phần Tiệc Thánh và nhớ đến các giao ước báp têm của em và điều mà em làm để giữ các lời hứa đó. Hãy ghi vào nhật ký sự hiểu biết về những lời hứa này đã củng cố đức tin của em nơi Đấng Ky Tô như thế nào.

  2. Hãy gia tăng sự hiểu biết của mình về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách đọc Ê Sai 53:3–12; Giăng 3:16–17; Rô Ma 5; 2 Nê Phi 9:6–7, 21–26; An Ma 7:11–13; 34:8–17; và Giáo Lý và Giao Ước 19:15–20. Trong nhật ký, hãy viết những cảm nghĩ của em về Đấng Cứu Rỗi và điều mà Ngài đã làm cho em. Hãy chia sẻ những cảm nghĩ của em trong một buổi họp chứng ngôn.

  3. Hãy gia tăng sự hiểu biết của mình về kế hoạch cứu rỗi. Những nguồn tài liệu để nghiên cứu gồm có 1 Cô Rinh Tô 15:22; Khải Huyền 12:7–9; 2 Nê Phi 9:1–28; 11:4–7; Giáo Lý và Giao Ước 76:50–113; 93:33–34; Môi Se 4:1–4; và Áp Ra Ham 3:24–27. Vẽ hình hoặc tìm một tấm hình mô tả kế hoạch cứu rỗi, bao gồm tiền dương thế, sự sinh ra đời, cuộc sống hữu diệt, cái chết, sự phán xét và cuộc sống sau ngày phán xét. Bằng cách sử dụng tấm hình này, hãy giải thích kế hoạch cứu rỗi cho lớp học, gia đình của em hay một người bạn. Thảo luận việc sự hiểu biết về kế hoạch này ảnh huởng đến hành động của em, giúp em hiểu nguồn gốc lai lịch và đã củng cố đức tin của em như thế nào.

  4. Chúa đã truyền lệnh cho chúng ta phải đóng tiền thập phân. Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 119Ma La Chi 3:8–12. Vì việc tuân theo luật thập phân là một bằng chứng hiển nhiên về đức tin của em, nên hãy đóng tiền thập phân trọn vẹn. Sau ba tháng hãy ghi vào nhật ký của em việc đóng tiền thập phân đã giúp đức tin của em tăng trưởng như thế nào. Hãy liệt kê các phước lành trong cuộc sống của em, cả lớn lẫn nhỏ, nhận được nhờ vào đức tin của em nơi nguyên tắc đóng tiền thập phân.

Những Kinh Nghiệm Giá Trị Đạo Đức Cá Nhân

Dự Án Giá Trị Đạo Đức

Sau khi đã hoàn tất sáu kinh nghiệm giá trị về đức tin, hãy lập ra một dự án mà sẽ giúp em thực hành điều đã học được. Dự án này cần phải là một nỗ lực đầy ý nghĩa mà sẽ mất ít nhất là mười tiếng đồng hồ để hoàn tất. Hãy thành tâm tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để chọn ra một dự án có ý nghĩa.

Yêu cầu cha mẹ hoặc người lãnh đạo của em chấp thuận dự án này trước khi em bắt đầu. Hãy viết xuống đánh giá của em sau khi làm xong. Dưới đây là một vài ý kiến về một dự án giá trị đạo đức.

  • Học thuộc lòng “Đấng Ky Tô Hằng Sống” (xin xem trang 102). Khi làm như vậy, hãy suy ngẫm về ảnh hưởng của Đấng Cứu Rỗi trong cuộc sống của em và đức tin của em nơi Ngài đã gia tăng như thế nào. Hãy thực hành theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi.

  • Đọc An Ma 32:28–43. Hãy nghĩ về đức tin như là một hạt giống khi em giúp trồng, chăm sóc và thu hoạch một vườn rau. Hãy ghi vào nhật ký của em cách em có thể nuôi dưỡng, chăm sóc và củng cố đức tin của mình.

  • Học lớp lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu hoặc chi nhánh của em. Thu góp các câu chuyện có thật của thân quyến của em hay của những người đã cho thấy đức tin, hoặc phỏng vấn những người trong gia đình hoặc những người khác và chép lại câu chuyện của họ.

  • Mô tả phước lành của đức tin bằng cách viết một câu chuyện, bài thơ hoặc bài hát hay bằng cách hoàn tất một dự án nghệ thuật trực quan minh họa đức tin của em nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Dự án của tôi là:

Kế hoạch của tôi để thực hiện dự án này là:

Sự chấp thuận

Ngày dự định hoàn tất

Đánh giá của tôi về dự án là (kể cả cảm nghĩ và sự hiểu biết của em về đức tin đã gia tăng như thế nào):

Chữ ký của cha mẹ hoặc người lãnh đạo

Ngày

Số giờ bỏ ra