Viện Giáo Lý
Bài Học 3 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Tin Cậy Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Cứu Rỗi và Vị Lãnh Đạo Tiền Dương Thế của Chúng Ta


“Bài Học 3 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Tin Cậy Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Cứu Rỗi và Vị Lãnh Đạo Tiền Dương Thế của Chúng Ta,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài Học 3 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Hình Ảnh
Chúa Giê Su giảng dạy trong Đại Hội Đồng

Bài Học 3 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học

Tin Cậy Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Cứu Rỗi và Vị Lãnh Đạo Tiền Dương Thế của Chúng Ta

Mặc dù anh chị em không nhớ, nhưng kinh nghiệm của anh chị em với Chúa Giê Su Ky Tô bắt đầu từ lâu trước khi anh chị em được sinh ra. Mối quan hệ đó và sự hiểu biết về kế hoạch của Cha Thiên Thượng có thể mang lại mục đích và ý nghĩa cho cuộc sống của anh chị em trên thế gian. Đơn vị 2 sẽ giúp anh chị em hiểu rõ hơn vai trò then chốt của Đấng Cứu Rỗi trong Đại Hội Đồng trên Thiên Thượng, trong kế hoạch hạnh phúc của Đức Chúa Cha, trong Sự Sáng Tạo, và trong các câu chuyện khác được chia sẻ trong Kinh Cựu Ước. Khi anh chị em học tài liệu từ bài học này, hãy nghĩ về cách mà những lẽ thật này có thể xây đắp sự tin cậy của anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Phần 1

Kế hoạch cứu rỗi mang lại mục đích và sự bình an cho cuộc sống của tôi như thế nào?

Có bao giờ anh chị em bị lạc trong một khu rừng, một đám đông, hoặc một thành phố lớn không? Kinh nghiệm đó của anh chị em như thế nào?

Hình Ảnh
một người đi bộ đường dài bị lạc

Cũng giống như việc anh chị em có thể đã bị lạc trong rừng hoặc một thành phố lớn, thì việc anh chị em đã cảm thấy hoặc một ngày nào đó có thể cảm thấy mất đi ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống của mình. Khi anh chị em nghĩ về những cảm giác này, hãy suy ngẫm những lời sau đây của Anh Cả Robert D. Hales thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Hình Ảnh
Anh Cả Robert D. Hales

Tôi đã thường suy ngẫm về nỗi tuyệt vọng của con cái Thượng Đế đang đi chệch hướng, họ không biết mình là ai, từ đâu đến, tại sao họ có mặt trên thế gian, hoặc họ sẽ đi về đâu sau cuộc sống trần thế.

Chúng ta không cần phải đi chệch đường. Thượng Đế đã mặc khải các lẽ thật vĩnh cửu để trả lời những câu hỏi này. …

… Kế hoạch cứu rỗi là một trong số các kho báu hiểu biết quý giá nhất đã được ban cho nhân loại vì kế hoạch này giải thích mục đích vĩnh cửu của cuộc sống. (“Kế Hoạch Cứu Rỗi: Một Kho Báu Thiêng Liêng về Sự Hiểu Biết để Hướng Dẫn Chúng Ta,” Liahona, tháng Mười năm 2015 trang 25–26)

Cha Thiên Thượng đã trình bày kế hoạch cứu rỗi của Ngài trong Đại Hội Đồng trên Thiên Thượng. Ở đó chúng ta học được rằng nếu chúng ta tuân theo kế hoạch của Ngài, chúng ta có thể trở nên giống như Ngài, trở về nơi hiện diện của Ngài và nhận được cuộc sống vĩnh cửu, là “ân tứ lớn lao nhất trong tất cả mọi ân tứ của Thượng Đế” (Giáo Lý và Giao Ước 14:7).

Chúng ta cũng học được rằng kế hoạch của Cha Thiên Thượng sẽ cần một Đấng Cứu Rỗi, là Đấng giúp chúng ta có khả năng vượt qua cái chết thuộc linh và thuộc thể. Cha Thiên Thượng đã chọn Chúa Giê Su làm Đấng Cứu Rỗi đó (xin xem Áp Ra Ham 3:27).

Chủ Tịch Thomas S. Monson đã làm chứng:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Thomas S. Monson

Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô là thiết yếu trong kế hoạch [cứu rỗi]. Nếu không có sự hy sinh chuộc tội của Ngài, thì mọi người sẽ chết phần thuộc linh. (“Con Đường Hoàn Hảo Dẫn đến Hạnh Phúc,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 80.)

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Sự hiểu biết của anh chị em về kế hoạch cứu rỗi đã mang lại ý nghĩa hoặc mục đích cho cuộc sống của anh chị em như thế nào? Nếu anh chị em cảm thấy mông lung về mục đích của cuộc sống, thì việc học hỏi về kế hoạch cứu rỗi và vai trò của Đấng Cứu Rỗi trong kế hoạch đó giúp đỡ như thế nào?

Phần 2

Tại sao trong cuộc sống tiền dương thế chúng ta chấp nhận Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của mình?

Sách Trân Châu Vô Giá mang đến một câu chuyện thú vị về việc Áp Ra Ham tìm hiểu về các hành tinh và các vì sao. Áp Ra Ham thấy rằng ngôi sao cai quản và sáng nhất được gọi là Cô Lốp và ở gần nơi hiện diện của Thượng Đế nhất (xin xem Áp Ra Ham 3:2–17).

Áp Ra Ham cũng học được rằng giống như sự khác nhau giữa các ngôi sao, cũng có sự khác nhau giữa các con cái linh hồn của Thượng Đế. Một số linh hồn “thông minh” hơn những linh hồn khác, trong khi Chúa Trời “thông minh hơn tất cả những linh hồn ấy” (Áp Ra Ham 3:18–19). (Lưu ý: Sự thông minh trong đoạn này đề cập đến ánh sáng và lẽ thật mà một người đạt được [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 93:28, 36].)

Trong văn cảnh này, ngôi sao Cô Lốp tượng trưng cho Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Áp Ra Ham 3:3, 16), điều đó dạy cho chúng ta điều gì về Ngài?

Hình Ảnh
miêu tả sao Cô Lốp
Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc Áp Ra Ham 3:22–24, và tìm kiếm những điều chúng ta có thể học hỏi về mối quan hệ của chúng ta với Chúa Giê Su Ky Tô ở cuộc sống tiền dương thế. (Lưu ý: Thực thể tri thức trong đoạn này đề cập đến con cái linh hồn của Cha Thiên Thượng.)

Hình Ảnh
Đại Hội Đồng

Áp Ra Ham học được rằng sự gần gũi của Cô Lốp với Thượng Đế đã làm cho nó “lớn hơn hết mọi [ngôi sao] … vì nó ở gần [Ngài] nhất” (Áp Ra Ham 3:16). Chúng ta, là con cái của Thượng Đế, thì cũng giống như vậy. Tri thức, ánh sáng và vinh quang của chúng ta sẽ tùy thuộc vào sự gần gũi của chúng ta với Đấng Sáng Tạo, Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng “gần ngai của Thượng Đế nhất” và được “lập ra … để cai quản tất cả các ngôi sao cùng một hệ thống” (Áp Ra Ham 3:2, 3).

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Việc biết được sự vĩ đại của Chúa Giê Su Ky Tô ở tiền dương thế có thể soi dẫn anh chị em tin cậy nơi Ngài và đến gần Ngài hơn như thế nào?

Phần 3

Bằng cách nào Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp tôi vượt qua những ảnh hưởng xấu xung quanh?

Đôi khi, anh chị em có thể cảm thấy choáng ngợp trước sự chống đối của Sa Tan khi chúng ta cố gắng noi theo Chúa Giê Su Ky Tô và sống theo phúc âm của Ngài. Có thể là điều hữu ích để nhớ rằng đây không phải là lần đầu tiên anh chị em chứng kiến hoặc trải qua ảnh hưởng xấu của Sa Tan.

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc Môi Se 4:1–4, và tìm kiếm sự khác biệt giữa Sa Tan và Đấng Cứu Rỗi.

Sự phản nghịch của Sa Tan đã bắt đầu điều mà trong sách Khải Huyền gọi là Trận Chiến trên Thiên Thượng (xin xem Khải Huyền 12:7). Đó là cuộc chiến giữa những người đứng về phía Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô với những người chống đối hai Ngài và chọn đi theo Sa Tan.

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc Khải Huyền 12:7–11, và cân nhắc đánh dấu trong thánh thư cách anh chị em đã chiến thắng Sa Tan và những kẻ theo nó trong cuộc sống tiền dương thế. (Lưu ý: A Đam được gọi là Mi Chen trong cuộc sống tiền dương thế [xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Mi Chen,” ChurchofJesusChrist.org].) Những điều anh chị em đã đánh dấu hoặc suy nghĩ trong khi đọc có thể áp dụng cho trận chiến tiếp tục của anh chị em với Sa Tan trên thế gian này như thế nào?

Chủ Gordon B. Hinckley đã nói về cuộc xung đột này:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Gordon B. Hinckley

Trận chiến đó thật là quyết liệt, dữ dội, và không bao giờ chấm dứt. Đó là trận chiến giữa lẽ thật và sự sai lạc, giữa quyền tự quyết và sự ép buộc, giữa các tín đồ của Đấng Ky Tô và những kẻ đã khước từ Ngài. …

… Nó diễn ra trong cuộc sống của chúng ta, ngày này qua ngày khác, trong nhà của chúng ta, trong công việc của chúng ta, trong những sự giao tiếp của chúng ta ở trường học. … Tất cả chúng ta đều tham gia vào trận chiến này—trẻ em, giới trẻ hay người lớn, mỗi người chúng ta. (“An Unending Conflict, a Victory Assured,” Ensign, tháng Sáu năm 2007, trang 6, 9)

Anh Ahmad S. Corbitt thuộc Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Niên đã đưa ra một sứ điệp về niềm hy vọng trong trận chiến tiếp tục của chúng ta với điều ác:

Hình Ảnh
Anh Ahmad S. Corbitt

Sa Tan đã xảo quyệt lừa dối một phần ba trong số con cái linh hồn của Cha Thiên Thượng để cho hắn ngự trị thay vì Thượng Đế ngự trị. Nhưng [anh chị em] thì không! Sứ Đồ Giăng đã thấy anh chị em chiến thắng Sa Tan “bởi lời làm chứng của [anh chị em]” [Khải Huyền 12:11]. …

… Việc biết rằng [anh chị em] đã chiến thắng Sa Tan bởi chứng ngôn của mình trước đây sẽ giúp [anh chị em] yêu thương, chia sẻ, và mời gọi bây giờ và mãi mãi—để mời người khác đến xem, đến giúp đỡ, và đến để thuộc về, trong khi cuộc chiến vì các linh hồn con cái của Thượng Đế vẫn tiếp diễn ác liệt. (“Các Em Có Thể Quy Tụ Y Sơ Ra Ên!”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 61)

Hình Ảnh
biểu tượng, hành động

Hành Động

Hãy thành tâm suy ngẫm về việc củng cố đức tin của anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài có thể giúp anh chị em chiến thắng Sa Tan và “chống lại” những cám dỗ của nó như thế nào (An Ma 37:33). Anh chị em cũng có thể nhận ra một hành động mình đã làm (hoặc có thể làm) để giúp anh chị em chiến thắng ảnh hưởng của Sa Tan trong cuộc sống.