Viện Giáo Lý
Bài học 18 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Tiếp Nhận Ân Tứ về Ân Điển của Đấng Cứu Rỗi


“Bài học 18 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Tiếp Nhận Ân Tứ về Ân Điển của Đấng Cứu Rỗi,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài học 18 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô đưa tay ra cho một người đàn ông

Bài học 18 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học

Tiếp Nhận Ân Tứ về Ân Điển của Đấng Cứu Rỗi

Anh chị em có từng cảm thấy chán nản vì tội lỗi, sai lầm, yếu kém, và khuyết điểm của mình không? Anh chị em có bao giờ tự nói với bản thân mình những điều như “tôi không đủ tốt” hoặc “tôi sẽ chẳng thể nào đủ tiêu chuẩn” không? Khi anh chị em học, hãy suy ngẫm cách mà ân điển của Chúa có thể giải cứu anh chị em khỏi việc chỉ trích bản thân, biến đổi những yếu kém của anh chị em thành sức mạnh (xin xem Ê The 12:27), và làm cho anh chị em có khả năng để trở nên tốt hơn và làm nhiều điều tốt hơn so với những gì anh chị em có thể tự mình làm.

Phần 1

Tại sao tôi cần ân điển của Đấng Cứu Rỗi?

Sứ Đồ Phao Lô đã làm chứng rằng: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng Ky Tô ban thêm sức cho tôi” (Phi Líp 4:13). Quyền năng củng cố hoặc làm cho có khả năng này được gọi là ân điển và được “ban cho chúng ta qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô” (Gospel Topics, “Grace,” topics.ChurchofJesusChrist.org).

Đấng Cứu Rỗi đã minh họa sự cần thiết của ân điển của Ngài đối với chúng ta trong chuyện ngụ ngôn về gốc nho thật.

Hình Ảnh
hình vẽ có chú thích một gốc nho, có cành và trái
Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc Giăng 15:1–8, và suy ngẫm xem các biểu tượng trong truyện ngụ ngôn này có thể dạy chúng ta điều gì về nhu cầu có được sự giúp đỡ từ Chúa của chúng ta. (Lưu ý: từ “tỉa sửa” trong câu 2 cũng có thể được dịch là “tỉa xén” hoặc “thanh tẩy.” Từ “ở” trong câu 4 có thể được dịch là “ở lại.”)

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói về chuyện ngụ ngôn này:

Hình Ảnh
Anh Cả Jeffrey R. Holland

Đấng Ky Tô là tất cả đối với chúng ta và chúng ta cần “ở” trong Ngài lâu dài, một cách cứng cỏi, một cách kiên định, mãi mãi. Để cho phúc âm kết trái và ban phước cho cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải gắn bó một cách vững vàng với Ngài. … Ngài là gốc nho tức là nguồn sức mạnh thật sự của chúng ta và là nguồn duy nhất mang lại cuộc sống vĩnh cửu. (“Hãy Ở trong Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2004, trang 32)

Việc ở trong Chúa Giê Su Ky Tô cho phép chúng ta nhận được ân điển của Ngài để có thể khắc phục tội lỗi và nhận ra tiềm năng trọn vẹn của mình. Lê Hi đã dạy: “Không một xác thịt nào có thể sống được trong sự hiện diện của Thượng Đế, trừ phi phải qua sự trung gian của công lao, lòng thương xót, và ân điển của Đấng Mê Si Thánh” (2 Nê Phi 2:8). Và Mô Rô Ni làm chứng rằng qua ân điển của Đấng Ky Tô, chúng ta có thể trở nên giống như Ngài—được thánh hóa, toàn hảo và thánh thiện (xin xem Mô Rô Ni 10:32–33).

Hình Ảnh
mặt trời chiếu rọi trên người thành niên trẻ tuổi

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy rằng ân điển có sẵn qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi “giúp chúng ta thấy và hành động và rồi trở thành người tốt theo những cách mà chúng ta không bao giờ có thể nhận ra hoặc thực hiện được bằng khả năng hạn chế của mình trên trần thế” (“In the Strength of the Lord,” Liahona, tháng Mười Một năm 2004, trang 77).

Hình Ảnh
biểu tượng, thảo luận

Thảo Luận để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy hỏi một người bạn hoặc một người trong gia đình cách người ấy giải thích ân điển của Chúa Giê Su Ky Tô và kinh nghiệm của người ấy với ân điển của Ngài.

Phần 2

Đức tin và sự vâng lời của tôi đóng vai trò gì trong việc tiếp nhận ân điển của Đấng Cứu Rỗi?

Hình Ảnh
một người đang cầm một món quà
Hình Ảnh
những đồng xu bị đổ ra từ một cái túi

Hãy xem xét hai hình ảnh kèm theo đây. Những hình ảnh này có thể tượng trưng cho hai quan điểm về ân điển thiêng liêng. Một số người xem ân điển như là một ân tứ được ban cho một cách tự do bất kể chúng ta làm điều gì trong cuộc sống. Những người khác tin rằng bằng cách nào đó chúng ta có thể nhận được ân điển của Thượng Đế qua những việc làm tốt lành của mình. Anh Cả Holland đã nói về hai quan điểm không trọn vẹn này:

Hình Ảnh
Anh Cả Jeffrey R. Holland

Một số ân tứ [đến] từ Sự Chuộc Tội … thì thật phổ quát, vô hạn và vô điều kiện. Các ân tứ này gồm có cái giá Ngài đền trả cho sự phạm giới nguyên thủy của A Đam … [và] Sự Phục Sinh. …

Những khía cạnh khác của ân tứ chuộc tội của Đấng Ky Tô thì có điều kiện. Chúng tùy thuộc vào sự siêng năng của một người trong việc tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế. Ví dụ, mặc dù tất cả những người trong gia đình nhân loại đều được ban cho rộng rãi sự xá miễn tội lỗi của A Đam tuy không có nỗ lực nào từ phía họ, nhưng họ không được ban cho sự xá miễn các tội lỗi của họ trừ phi họ cam kết có đức tin nơi Đấng Ky Tô, hối cải các tội lỗi đó. …

Hiển nhiên, các phước lành vô điều kiện của Sự Chuộc Tội đều [được ban cho một cách rông rãi] nhưng các phước lành có điều kiện thì [cũng không hoàn toàn đòi hỏi nỗ lực]. Bằng cách sống trung tín và tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế, một người có thể nhận được thêm các đặc ân, nhưng chúng vẫn được ban cho một cách rộng rãi chứ không phải [cứ] có công lao xứng đáng [thì mới] nhận được. (“Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô,” Liahona, tháng Ba năm 2008, trang 36–37)

Về ân điển là các ân tứ có điều kiện có được qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi, Nê Phi nói: “Chúng ta biết rằng nhờ ân điển mà chúng ta được cứu rỗi, sau khi chúng ta đã làm tất cả những gì chúng ta có thể làm” (2 Nê Phi 25:23). Một số người đã cảm thấy bối rối bởi cụm từ “sau khi chúng ta đã làm tất cả những gì chúng ta có thể làm.” Để giúp anh chị em hiểu rõ hơn lời của Nê Phi, hãy đọc những lời phát biểu sau đây của các vị lãnh đạo Giáo Hội:

Hình Ảnh
Anh Cả Dieter F. Uchtdorf

Tôi tự hỏi nếu đôi khi chúng ta giải thích sai cụm từ “sau khi chúng ta đã làm tất cả những gì chúng ta có thể làm.” Chúng ta phải hiểu rằng “sau khi” không có nghĩa là “bởi vì.”

Chúng ta không được cứu rỗi “bởi vì” tất cả những gì mình có thể làm. [Có bất] cứ ai trong chúng ta [đã] làm tất cả những gì mình có thể làm chưa? Thượng Đế có chờ đợi cho đến khi chúng ta đã tận dụng mọi nỗ lực trước khi Ngài can thiệp vào cuộc sống của chúng ta với ân điển cứu rỗi của Ngài không? …

Tôi chắc chắn rằng Nê Phi đã biết rằng ân điển của Đấng Cứu Rỗi cho phéplàm cho chúng ta có khả năng để khắc phục tội lỗi [xin xem 2 Nê Phi 4:19–35; An Ma 34:31]. Đây là lý do tại sao Nê Phi cần mẫn lao nhọc để thuyết phục con cái và anh em của mình phải “tin vào Đấng Ky Tô, và để được hòa hiệp với Thượng Đế” [2 Nê Phi 25:23]. (Dieter F. Uchtdorf, “Ân Tứ về Ân Điển,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 110)

Hình Ảnh
Anh Cả D. Todd Christofferson

Chúng ta không [cần phải] đạt được đến một mức độ tối thiểu nào đó về năng lực hay là sự tốt lành trước khi Thượng Đế giúp đỡ—chúng ta có thể có được sự giúp đỡ thiêng liêng mỗi giờ mỗi ngày, bất kể chúng ta đang ở đâu trên con đường vâng lời của mình. … Tôi khẩn nài anh chị em hãy chấp nhận trách nhiệm và đi làm việc để Thượng Đế có thể sử dụng ước muốn và nỗ lực của chúng ta để giúp đỡ chúng ta. (D. Todd Christofferson, “Được Tự Do Mãi Mãi, Tự Hành Động Lấy Một Mình,” Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 19)

Hình Ảnh
Anh Cả Bruce C. Hafen

Ân tứ về ân điển của Đấng Cứu Rỗi dành cho chúng ta không nhất thiết bị giới hạn bởi thời gian “sau khi” chúng ta đã làm tất cả những gì có thể làm. Chúng ta có thể nhận được ân điển của Ngài trước, trong, và sau thời gian mà chúng ta cho thấy nỗ lực của chính mình. (Xin xem Bruce C. Hafen, The Broken Heart: Applying the Atonement to Life’s Experiences [năm 1989], trang 155–156)

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Anh chị em đã nghe một số quan niệm sai lầm nào về ân điển của Đấng Cứu Rỗi? Làm thế nào điều anh chị em đang học về ân điển có thể ban phước cho anh chị em và những người anh chị em biết?

Phần 3

Ân điển của Đấng Cứu Rỗi có thể thay đổi cuộc sống của tôi như thế nào?

Chúa Giê Su Ky Tô đã trải qua tất cả những nỗi đau đớn, cám dỗ, yếu đuối và yếu kém của cuộc sống trần thế, vì vậy Ngài biết cách giúp đỡ chúng ta (xin xem Hê Bơ Rơ 2:18; 4:15; An Ma 7:11–12; Giáo Lý và Giao Ước 62:1). Bởi vì Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi sẵn lòng lẫn có khả năng, nên chúng ta có thể “vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng” (Hê Bơ Rơ 4:16).

Hình Ảnh
người thành niên trẻ tuổi cầu nguyện
Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy suy ngẫm điều anh chị em có thể học được về việc tìm kiếm hoặc nhận được ân điển của Chúa từ một hoặc nhiều câu chuyện thánh thư sau đây.

Trong khi anh chị em đọc, hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

  1. Ân điển đã được biểu hiện như thế nào?

  2. Người (hoặc những người) đó đã làm gì để mời gọi hoặc trông cậy vào ân điển của Chúa?

  3. Làm thế nào tôi có thể liên kết câu chuyện này với cuộc sống của mình?

Hình Ảnh
biểu tượng, ghi lại

Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em

Hãy nghĩ về và ghi lại một lần mà anh chị em cảm thấy mình đã nhận được ân điển của Chúa. Hãy nhớ rằng thường thì ân điển đến trong những cách thức nhỏ nhặt và tầm thường. Hãy chuẩn bị để chia sẻ một ví dụ trong lớp học.