Tự Lực Cánh Sinh
Học Tập


Học Tập—Thời Gian Tối Đa: 45 phút

Đọc:Trong buổi họp nhóm lần trước, anh chị em đã chia sẻ kế hoạch tự lực cánh sinh của mình với cả nhóm. Bây giờ anh chị em sẽ làm việc hướng đến mục tiêu hoàn thành kế hoạch của mình. Điều này đòi hỏi anh chị em cần:

  1. Chịu trách nhiệm cho học vấn của mình.

  2. Tạo ra nề nếp tốt.

  3. Không bỏ cuộc.

1. Chịu Trách Nhiệm cho Học Vấn của Mình

Đọc:“Vậy nên, Đức Chúa Trời đã cho loài người được hành động lấy một mình … chứ không bị tác động” (2 Nê Phi 2:16, 26).

Thảo Luận:Tại sao là điều quan trọng để anh chị em hành động lấy một mình trong kế hoạch học tập của anh chị em?

Đọc:Những người học hành thành công làm chủ học vấn của họ. Họ là những người:

  • Tích Cực

  • Có Tinh Thần Trách Nhiệm

  • Có Tính Kỷ Luật

2. Tạo Ra Nề Nếp Tốt

Đọc:Việc nói anh chị em sẽ trở nên tích cực, có tinh thần trách nhiệm, và có tính kỷ luật là một chuyện, nhưng làm được điều đó là một chuyện khác. Để thành công, anh chị em cần (1) sắp xếp thứ tự ưu tiên, (2) khắc phục tính trì hoãn, và (3) khắc phục những điều làm cho xao lãng.

Sắp Xếp Thứ Tự Ưu Tiên

Đọc:Anh chị em không thể làm tất cả mọi việc. Khi anh chị em đang tập trung vào học vấn của mình, những công việc liên quan đến việc học hành của anh chị em nên có ưu tiên cao.

Ví dụ, anh chị em muốn thăm một người bạn đã lâu không gặp (là điều tốt), nhưng anh chị em thật sự cần học cho bài thi ngày mai (là điều tốt hơn).

Thảo Luận:Anh chị em sẽ làm gì? Tại sao?

Đọc:Để sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc cần làm:

  • Hãy lập ra một bản liệt kê các công việc anh chị em cần hoặc muốn làm.

  • Viết lại bản liệt kê đó với những việc tốt nhất cần làm trên cùng, theo sau bởi những việc tốt hơn và rồi những việc tốt.

Đôi khi anh chị em sẽ cần lựa chọn giữa điều quan trọng nhất và điều cần làm gấp nhất. Đôi khi công việc trở nên gấp gáp bởi vì anh chị em trì hoãn hoàn thành chúng. Những khi khác, công việc trở nên gấp gáp bởi vì những người khác kỳ vọng anh chị em làm chúng ngay bây giờ.

Ví dụ, anh chị em cần học cho một bài thi sẽ đến trong hai tuần (quan trọng), nhưng anh chị em cũng cần ghi tên vào một lớp học trước khi hết hạn đăng ký ngày mai (gấp).

Thảo Luận:Anh chị em sẽ làm gì? Tại sao?

Khắc Phục Tính Trì Hoãn

Đọc:Học vấn chính thức (cũng giống như công việc của anh chị em) có những thời hạn. Các bài luận văn đến hạn thì phải được nộp; đề án thì có ngày hoàn thành rõ ràng. Việc thờ ơ những hạn nộp bài sẽ ảnh hưởng đến điểm số và thái độ của anh chị em, đến các học viên khác, và việc hoàn thành chương trình học một cách thành công. Các bài tập được chỉ định trở nên gấp gáp nếu anh chị em trì hoãn chúng cho đến hạn nộp bài.

Thảo Luận:Việc hoàn thành những bài tập được chỉ định sớm trước hạn cuối cùng sẽ giúp giảm căng thẳng như thế nào?

Khắc Phục Những Điều Xao Lãng

Đọc:Để đạt được các mục tiêu học vấn, anh chị em cần siêng năng, kiên nhẫn và tập trung. Những điều xao lãng và vấn đề cần giải quyết có thể khiến anh chị em rời khỏi con đường dẫn tới sự tự lực cánh sinh. Biết được mình có thể bị xao lãng như thế nào, hoặc ý thức được những vấn đề khác có thể phải đối phó, sẽ giúp anh chị em hoạch định những cách thức khắc phục các trở ngại này và tập trung vào nhiệm vụ của mình.

Hãy gặp Afu, 23 tuổi. Anh ấy sinh ra trong một gia đình rất nghèo ở nông thôn. Công việc truyền giáo đã giúp anh thấy được các khả năng để cấp dưỡng cho gia đình mình có một cuộc sống tốt hơn. Anh ấy muốn di chuyển đến thành phố để học nghề thợ điện, nhưng cha mẹ thì muốn anh ở nhà và cùng họ làm việc đồng áng giống như các thế hệ trước đây trong gia đình.

Đọc:Một số vấn đề không mong đợi có thể xuất hiện bất ngờ. Không ai hoạch định khi nào bị bệnh hoặc mất việc làm. Đức tin và sự tin cậy vào Cha Thiên Thượng và sự ủng hộ từ gia đình cùng bạn bè có thể giúp anh chị em vượt qua những thử thách đó.

Thảo Luận:Anh chị em làm gì khi đối mặt với những thử thách khó khăn và bất ngờ?

3. Không Bỏ Cuộc

Đọc:Nhiều người không hoàn tất việc học của họ. Thường có những vấn đề, tình thế khó khăn, và những người khác có thể lôi kéo anh chị em ra khỏi con đường của mình.

Ví dụ:

  • Tại nhiều khu vực trên thế giới, cha mẹ sẽ nói với con cái họ: “Nghỉ học đi. Về nhà làm ruộng. Gia đình mình không thể sống được nếu không có con ở đây làm việc.” Đó chính là vấn đề mà Afu đã gặp phải.

  • Một vài người bỏ học bởi vì người thân trong nhà bị bệnh hoặc qua đời, hoặc gia đình phải chịu đựng những khó khăn khác.

  • Một vài người bỏ học bởi vì họ xài tiền vào những thứ không cần thiết và không còn đủ tiền để đi học.

  • Một vài người không hoàn tất chương trình đào tạo bởi vì một người bạn nói: “Tôi có một cơ hội kinh doanh tuyệt vời dành cho bạn. Bạn sẽ kiếm được nhiều tiền với cơ hội đó hơn là với chương trình đào tạo của bạn.” Cơ hội đó hóa ra là một ngõ cụt. Stefano đã bị cám dỗ như vậy hai lần, và trong cả hai lần đó bạn bè anh bị mất nhiều tiền hơn số tiền họ kiếm được. Anh ấy mừng vì đã không tham gia vào.

  • Một vài người không hoàn tất học vấn của họ bởi vì họ cảm thấy nản lòng và tự nói với bản thân rằng: “Việc này khó hơn, kéo dài lâu hơn, và tốn kém hơn mình tưởng. Mình nghĩ rằng trường học không phải cho mình.”

Xem:“Good Things to Come,” có sẵn tại srs.lds.org/videos. (Nếu không có video này, hãy đọc các trang 145–146.)

Hình Ảnh
biểu tượng video

Đọc:Một phương pháp giúp anh chị em không bỏ cuộc gồm có:

  1. Hình dung cuộc sống của anh chị em và điều anh chị em sẽ cảm thấy khi trở nên tự lực cánh sinh.

  2. Lường trước người hoặc điều sẽ khiến anh chị em bỏ cuộc.

  3. Chuẩn bị điều anh chị em sẽ nói hoặc làm để có thể tiếp tục.

Suy ngẫm:Hãy nhìn vào cây cầu dưới đây. Nghĩ về điều đó sẽ như thế nào sau khi anh chị em bước qua cầu. Nghĩ về cảm giác sẽ có được khi trở nên tự lực cánh sinh.

Đọc:Những ví dụ sau đây là về những người đã nghĩ về điều có thể khiến họ bỏ học và điều họ sẽ làm.

Rachel đã viết:

Điều Đó Sẽ Như Thế Nào Khi Tôi Trở Nên Tự Lực Cánh Sinh

Ai hoặc Điều Gì Có Thể Khiến Tôi Bỏ Học

Tôi Sẽ Nói Gì Hoặc Làm Gì Để Tiếp Tục

Kể từ khi ly dị, là điều cực kỳ khó khăn để có đủ tiền cho những nhu cầu cơ bản. Việc làm của tôi tại siêu thị không được trả lương nhiều. Sau khi tôi có được bằng cấp và tìm được một việc làm có lương tốt, sẽ thật dễ chịu khi có thể thanh toán các hóa đơn và chu cấp cho gia đình tôi.

Tôi dễ nản lòng. Tôi chắc rằng sẽ có những lúc tôi nghĩ rằng việc học là quá khó và căng thẳng. Tôi đặc biệt lo lắng cho các con cái của mình sẽ đối xử như thế nào với việc tôi không dành nhiều thời gian cho chúng khi phải làm bài tập của trường. Tôi có lẽ sẽ tức giận và muốn bỏ cuộc.

Tôi sẽ lập một bản liệt kê những người trong gia đình và bạn bè là những người giỏi động viên tôi. Tôi sẽ gọi họ khi tôi nản lòng. Tôi sẽ cố gắng tìm một người bạn có thể dạy kèm cho tôi để việc học sẽ được dễ dàng hơn. Tôi cũng sẽ giữ một danh sách các bài nói chuyện đại hội và phim mà soi dẫn cho tôi. Tôi sẽ xem khi tôi cảm thấy như sắp bỏ cuộc.

Afu đã viết:

Điều Đó Sẽ Như Thế Nào Khi Tôi Trở Nên Tự Lực Cánh Sinh

Ai hoặc Điều Gì Có Thể Khiến Tôi Bỏ Học

Tôi Sẽ Nói Gì Hoặc Làm Gì Để Tiếp Tục

Khi tôi hoàn tất chứng chỉ, tôi sẽ có thể trở thành một người thợ điện tại thành phố và làm ra nhiều tiền hơn so với số tiền tôi kiếm được tại thị trấn nhỏ của mình. Tôi sẽ có thể chu cấp cho bản thân tốt hơn, và điều đó làm tôi vui.

Cha mẹ tôi đã không vui khi tôi rời nhà đi học. Tôi biết cha tôi sẽ sớm yêu cầu tôi trở về nhà làm ruộng và chu cấp cho cha mẹ và các anh chị em của tôi.

Tôi sẽ nói với ông rằng tôi yêu thương ông nhưng tôi phải hoàn thành học vấn của mình để có thể chuẩn bị tốt hơn trong việc tự nuôi sống bản thân và cho vợ cùng con cái trong tương lai. Tôi sẽ giải thích cách mà sự lựa chọn của tôi sẽ có ích lợi cho họ vì tôi sẽ có thể giúp đỡ họ tốt hơn. Tôi sẽ xin một phước lành chức tư tế để giúp tôi có can đảm nói với cha tôi những điều này.

Đọc:“Không có điều gì tốt cả trừ khi ta làm điều đó” (Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, “Ngài Sẽ Vác Ta Lên Vai Ngài và Mang Ta Về Nhà,” Liahona, tháng Năm năm 2016, 103, trích dẫn của Erich Kästner).

Thảo Luận:Những điều gì giá trị nhất anh chị em đã học được trong buổi họp nhóm hôm nay?