Các Tài Liệu và Giờ Chia Sẻ dành cho Hội Thiếu Nhi
Tháng Mười: Sự Cầu Nguyện Là Việc Giao Tiếp Nghiêm Trang giữa Thượng Đế và Tôi


Tháng Mười

Sự Cầu Nguyện Là Việc Giao Tiếp Nghiêm Trang giữa Thượng Đế và Tôi

“Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho” (Gia Cơ 1:5).

Hãy bổ sung những ý kiến đã được đưa ra ở đây với một số ý kiến riêng của các chị em. Hãy hoạch định những cách để giới thiệu giáo lý với các em và giúp các em hiểu và áp dụng giáo lý đó trong cuộc sống của các em. Hãy tự hỏi: “Các em sẽ làm gì để học hỏi, và làm thế nào tôi có thể giúp các em cảm nhận được Thánh Linh?”

Tuần Lễ thứ Nhất: Tôi có thể cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng.

Giới thiệu giáo lý: Yêu cầu một người cha hay mẹ và một đứa con đến đứng trước các em thiếu nhi. Mời đứa con hỏi cha hoặc mẹ của nó một câu hỏi và yêu cầu người cha hay mẹ trả lời. Rồi yêu cầu người cha hoặc mẹ rời khỏi căn phòng và đóng cửa lại. Hỏi các em làm thế nào chúng có thể giao tiếp với cha mẹ của chúng khi chúng không ở với họ (ví dụ, viết thư hoặc nói chuyện trên điện thoại). Giải thích rằng Thượng Đế là Đức Chúa Cha của chúng ta và chúng ta là con cái của Ngài; vì chúng ta không ở nơi hiện diện của Ngài nên Ngài đã ban cho chúng ta một cách để nói chuyện với Ngài. Hỏi các em xem chúng có biết cách chúng ta nói chuyện cùng Thượng Đế không. Bảo các em nói theo các chị em: “Tôi có thể cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng.”

Chia sẻ với các em sinh hoạt ở trang 16 trong sách học lớp ấu nhi, Behold Your Little Ones. Làm một bản sao chụp quyển sách hình ở trang 19 của sách học lớp ấu nhi, Behold Your Little Ones cho mỗi em. Mời các em tô màu các tấm hình. (Các em lớn tuổi hơn có thể viết lên trên bìa sách một số điều nào đó mà các em biết ơn và một số điều chúng có thể cầu xin Cha Thiên Thượng. Rồi các chị em có thể mời chúng chia sẻ ý nghĩ của chúng với toàn thể Hội Thiếu Nhi.) Bảo các em hát bài ca một lần nữa trong khi xem lại các quyển sách hình của chúng.

Hình Ảnh
A woman leading music in Primary. A boy in a wheelchair is sitting in the foreground.

Việc hoạch định các sinh hoạt có các em thiếu nhi tham dự trong nhiều cách khác nhau làm gia tăng sự hiểu biết và áp dụng. Ví dụ, trong sinh hoạt này các em quan sát, hát, tô màu, viết, nghe và chia sẻ.

Hình Ảnh
2016 Outline for Sharing Time/Children's Sacrament Meeting Program

Có sẵn sách hình tại sharingtime.lds.org

Tôi Có Thể Cầu Nguyện lên Cha Thiên Thượng

Tôi bắt đầu bằng cách nói “Thưa Cha Thiên Thượng. ”

Tôi cảm tạ Ngài về các phước lành.

Tôi cầu xin Ngài ban cho các phước lành.

Trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.

Tuần Lễ thứ 2: Thánh thư dạy cho tôi cách thức và khi nào cầu nguyện.

Giới thiệu giáo lý: Giúp các em học thuộc lòng câu sau đây từ An Ma 13:28: “Phải biết hạ mình trước mặt Chúa, cầu gọi đến thánh danh Ngài, cảnh tỉnh và cầu nguyện luôn luôn.” Thảo luận điều thánh thư giảng dạy về cách thức và khi nào chúng ta nên cầu nguyện.

Khuyến khích sự hiểu biết: Giúp các em hiểu rằng chúng ta có thể cầu nguyện thầm trong lòng mình lên Cha Thiên Thượng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu và chúng ta nên cảm tạ Ngài về các phước lành cũng như cầu xin Ngài giúp đỡ. Viết những câu tham khảo thánh thư sau đây lên trên bảng: 3 Nê Phi 18:19; 3 Nê Phi 19:6–8; 3 Nê Phi 18:15. Cũng viết những từ làm thế nào/cách thứckhi nào lên trên bảng. Mời các em tra tìm mỗi câu thánh thư và thảo luận câu thánh thư đó giảng dạy cho chúng ta điều gì về cách thức hoặc khi nào chúng ta nên cầu nguyện. Nói về An Ma và Am Mu Léc đang giảng dạy dân Giô Ram cách cầu nguyện (xin xem An Ma 31; 34:17 –27; xin xem thêm sách Hội Thiếu Nhi 4, bài học 21). Các chị em có thể muốn yêu cầu môt vài em đóng diễn câu chuyện trong khi các chị em kể câu chuyện đó.

Khuyến khích áp dụng: Mời vài em chia sẻ cảm nghĩ của chúng khi chúng cầu nguyện. Yêu cầu các em đề nghị một số bài ca Hội Thiếu Nhi giảng dạy về sự cầu nguyện. Hát một vài bài ca và mời các em đề nghị các động tác đơn giản để thay thế một hoặc hai từ trong mỗi bài ca. Ví dụ, thay vì hát những từ “cầu nguyện” hoặc “sự cầu nguyện,” chúng có thể khoanh tay lại.

Tuần lễ thứ 3 và 4: Cha Thiên Thượng nghe và đáp ứng những lời cầu nguyện của tôi.

Giới thiệu giáo lý: Bảo các em tra tìm 3 Nê Phi 14:7Gia Cơ 1:5. Mời các em tìm kiếm những điều thánh thư nào giảng dạy về sự cầu nguyện. Cùng đọc lớn các câu thánh thư với nhau và để cho các em chia sẻ điều chúng học được. Mời các em cùng nói với các chị em “Cha Thiên Thượng nghe và đáp ứng những lời cầu nguyện của tôi.”

Khuyến khích sự hiểu biết và áp dụng: (Chia các em thành các nhóm và bảo chúng lần lượt đến thăm các trạm giảng dạy sau đây (xin xem TNGC, 179). Tại mỗi trạm giảng dạy, yêu cầu một giảng viên giải thích cách Cha Thiên Thượng đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng ta và để cho các em chia sẻ những lời cầu nguyện của chúng đã được đáp ứng như thế nào. Các chị em có thể muốn hoạch định hai trong số các trạm giảng dạy cho một tuần lễ và hai trạm kia cho tuần lễ kế tiếp.

  • Trạm giảng dạy 1: Đôi khi những lời cầu nguyện được đáp ứng bằng tư tưởng hoặc ý nghĩ mà có thể đến với tâm trí chúng ta (xin xem GLGƯ 8:2). Chia sẻ một kinh nghiệm khi điều này xảy ra trong cuộc sống của các anh chị em hoặc câu chuyện về Ê Nót (xin xem Ê Nót 1:4–5, 10; xin xem thêm Behold Your Little Ones, 17).

  • Trạm Giảng Dạy 2: Cha Thiên Thượng có thể sử dụng những người khác để đáp ứng những lời cầu nguyện. Chia sẻ một kinh nghiệm khi một người nào khác đã đáp ứng những lời cầu nguyện của các chị em hoặc kể câu chuyện về Chủ Tịch Thomas S. Monson đáp ứng lời cầu nguyện của Ben và Emily Fullmer (xin xem Conference Report, tháng Mười năm. 2003, 63; hoặc Ensign, tháng Mười Một năm 2003, 58–59).

  • Trạm giảng dạy 3: Sự đáp ứng cho lời cầu nguyện có thể đến từ những lời của Đấng Ky Tô, là những lời được tìm thấy trong thánh thư (xin xem 2 Nê Phi 32:3). Chia sẻ một kinh nghiệm về lời cầu nguyện của các chị em đã được đáp ứng khi các chị em đọc thánh thư của mình.

  • Trạm giảng dạy 4: Sự đáp ứng cho lời cầu nguyện có thể đến từ những lời giảng dạy của các vị tiên tri ngày sau (xin xem GLGƯ 1:38). Cho các em thấy một tờ tạp chí Liahona hoặc Friend, và nói cho các em biết rằng chúng có thể tìm ra những lời giảng dạy của các vị tiên tri trong các tạp chí Giáo Hội. Chia sẻ một kinh nghiệm về một lời cầu nguyện của các chị em đã được đáp ứng khi các chị em lắng nghe đại hội trung ương hoặc đọc những lời nói của các vị tiên tri ngày sau.

Hình Ảnh
Primary children gathered in groups in a large room. They are each being taught by a different teacher.

Các trạm giảng dạy là nơi mà những nhóm gồm ít trẻ em hơn tham gia vào những kinh nghiệm học hỏi khác nhau (xin xem TNGC, 179). Trong các Hội Thiếu Nhi đông trẻ em, các trạm giảng dạy có thể đơn giản như các giảng viên đi từ nhóm này qua nhóm khác.