2011
Câu Chuyện về Sách Mặc Môn
Tháng Mười năm 2011


Câu Chuyện về Sách Mặc Môn

Điều gì xảy ra trong Sách Mặc Môn? Sử dụng những tấm hình này để học về các vị tiên tri và các câu chuyện trong quyển thánh thư kỳ diệu này.

  1. Sách Mặc Môn bắt đầu với một vị tiên tri tên Lê Hi. Ông cảnh cáo những người tà ác ở Giê Ru Sa Lem phải hối cải, nhưng họ không nghe. Chúa phán bảo Lê Hi phải mang gia đình ông, gồm có vợ ông, Sa Ri A, và các con trai của ông —La Man, Lê Mu Ên, Sam và Nê Phi—vào vùng hoang dã. (Xin xem 1 Nê Phi 1–2.)

  2. Lê Hi sai các con trai của mình trở lại để lấy thánh thư được viết trên các bảng khắc bằng đồng. Các bảng khắc này ghi lại lịch sử của các tổ tiên của họ và những điều khác mà Chúa đã phán bảo họ viết xuống. Lê Hi và Nê Phi gìn giữ cẩn thận các bảng khắc này. Họ cũng viết lên trên các bảng khắc bằng kim loại những điều đã xảy ra cho gia đình họ. (Xin xem 1 Nê Phi 3–5.)

  3. Chúa ban cho Lê Hi một cái la bàn gọi là Liahona để hướng dẫn gia đình ông ngang qua vùng hoang dã đến đất hứa. (Xin xem 1 Nê Phi 16.)

  4. Chúa phán bảo Nê Phi phải đóng một chiếc tàu để mang gia đình Lê Hi đến vùng đất hứa. Nê Phi vâng lời cha mình và Chúa, nhưng La Man và Lê Mu Ên thì không vâng lời. (Xin xem 1 Nê Phi 17.)

  5. Lê Hi và gia đình ông đi đến vùng đất hứa trên chiếc tàu họ đã đóng. (Xin xem 1 Nê Phi 18.)

  6. La Man và Lê Mu Ên tiếp tục không vâng lời cha họ và Chúa. Con cháu của họ được biết là dân La Man. Nê Phi tiếp tục vâng lời cha mình và Chúa. Con cháu của ông được gọi là dân Nê Phi. (Xin xem 2 Nê Phi 4–5.)

  7. Sau khi Lê Hi và Nê Phi qua đời, những người khác, như em trai Gia Cốp của Nê Phi, phụ trách viết những điều giảng dạy và sự kiện quan trọng lên trên các bảng khắc. (Xin xem Gia Cốp 1.)

  8. Ế Nót cầu nguyện để được tha thứ các tội lỗi của mình và ông đã được tha thứ. (Xin xem Ê Nót 1.)

  9. Vua Bên Gia Min xây lên một cái tháp để giảng dạy phúc âm cho dân ông. (Xin xem Mô Si A 2–6.)

  10. Một nhà vua tà ác tên là Nô Ê đã cho giết chết tiên tri A Bi Na Đi. Nhưng lời giảng dạy của A Bi Na Đi đã cải đạo một trong số các thầy tư tế của Nô Ê tên là An Ma. (Xin xem Mô Si A 11–17.)

  11. An Ma trốn ra khỏi cung Vua Nô Ê, giảng dạy những người khác về phúc âm, và làm phép báp têm cho họ. (Xin xem Mô Si A 18.)

  12. Con trai của An Ma là An Ma Con không biết vâng lời. Ông và những người bạn của ông, các con trai của Mô Si A, đều tà ác. Rồi một thiên sứ bảo họ phải hối cải. An Ma và các con trai của Mô Si A hối cải và dành suốt cuộc đời còn lại của họ để thuyết giảng phúc âm. (Xin xem Mô Si A–28.)

  13. Con trai của Mô Si A là Am Môn cải đạo nhiều người dân La Man sau khi Am Môn bảo vệ đàn gia súc của Vua La Mô Ni và chiếm được lòng tin cậy của nhà vua. (Xin xem An Ma 17–19.)

  14. Lãnh Binh Mô Rô Ni viết lá cờ tự do và chiến đấu để bảo vệ nền tự do của dân ông. (Xin xem An Ma 46, 48.)

  15. Hê La Man dẫn một đạo quân gồm 2.000 thanh niên ngay chính. (Xin xem An Ma 53, 56–58.)

  16. Một vị tiên tri người La Man tên là Sa Mu Ên đã tiên tri rằng chẳng bao lâu nữa Chúa Giê Su Ky Tô sẽ giáng sinh. (Xin xem Hê La Man 13–16.)

  17. Ở thật xa tại Bết Lê Hem, Chúa Giê Su Ky Tô giáng sinh. Ngài giảng dạy phúc âm của Ngài, chữa lành và ban phước cho dân chúng, cùng thiết lập Giáo Hội của Ngài. Rồi Ngài bị đóng đinh và phục sinh. (Xin xem 3 Nê Phi 1, 8–10.)

  18. Sau khi phục sinh, Ngài hiện đến cùng dân Nê Phi và dân La Man ngay chính. Ngài giảng dạy họ phúc âm của Ngài, chữa lành và ban phước cho họ, cũng giống như Ngài đã làm ở khắp xứ Giê Ru Sa Lem. (Xin xem 3 Nê Phi 11–28.)

  19. Một thiếu niên 10 tuổi tên là Mặc Môn được chọn để viết lên trên các bảng khắc khi lớn lên. Vào lúc 24 tuổi, ông bắt đầu gộp chung lại các câu chuyện quan trọng nhất từ tất cả các biên sử ở trên bộ bảng khắc bằng kim loại. (Xin xem Mặc Môn 1.)

  20. Trước khi Mặc Môn qua đời, ông đưa các bảng khắc cho con trai của mình là Mô Rô Ni. Mô Rô Ni là một vị tướng trong quân đội. Ông là người Nê Phi cuối cùng còn sống sót từ một trận đại chiến giữa dân La Man và dân Nê Phi. (Xin xem Mặc Môn 6, 8.)

  21. Trước khi Mô Rô Ni qua đời, ông chôn giấu các bảng khắc ở một nơi gọi là Cumorah. Khoảng 1.400 năm sau khi Mô Rô Ni chôn giấu các bảng khắc, một thiếu niên 14 tuổi tên là Joseph Smith đã cầu nguyện để biết giáo hội nào là đúng. (Xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:5–16.)

  22. Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hiện đến cùng Joseph Smith và phán bảo ông rằng không có một giáo hội nào là chân chính và trọn vẹn. Giô Sép sẽ giúp phục hồi Giáo Hội chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô. (Xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:17–20.)

  23. Mô Rô Ni hiện đến cùng Joseph Smith và cho ông biết về các bảng khắc được chôn giấu. Khi Joseph Smith lớn hơn nữa, ông sẽ đi lấy các bảng khắc và phiên dịch chúng. (Xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:14–54.)

  24. Khi Joseph Smith 21 tuổi, ông đi đến Đồi Cumorah và lấy các bảng khắc ra từ chỗ Mô Rô Ni đã chôn giấu. (Xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:59.)

  25. Qua quyền năng của Thượng Đế, Joseph Smith phiên dịch những điều viết trên các bảng khắc. Ông xuất bản bản dịch này. Bản dịch này được gọi là Sách Mặc Môn. (Xin xem trang tựa và lời giới thiệu Sách Mặc Môn.)

Trái: hình do Robert Casey minh họa; chi tiết từ Lê Hi Hành Trình Gần Biển Đỏ, tranh do Gary Smith minh họa; Tôi Đã Tuân Theo Tiếng Nói của Thánh Linh, tranh do Walter Rane minh họa: Lê Hi và Vật Chỉ Hướng Liahona, tranh do Joseph Brickey minh họa; Nê Phi Khiển Trách Hai Người Anh Hay Chống Đối của Mình, tranh do Arnold Friberg minh họa © 1951 IRI; phải: Lê Hi và Dân của Ông Đến Đất Hứa, tranh do Arnold Friberg minh họa© 1951 IRI; Họ Đã ĐỐI XỬ VỚI TÔI RẤT Khắt Khe, tranh do Walter Rane minh họa; Nê Phi Viết lên trên Các Bảng Khẳc Bằng Vàng, tranh do Paul Mann minh họa © 1988; Tôi Đã Cất Tiếng Nói của Mình lên Tận Thiên Thượng, tranh do Walter Rane minh họa; Trong Sự Phục Vụ Thượng Đế của Ta, tranh do Walter Rane minh họa; chi tiết từ A Bi Na Bi Đứng trước Vua Nô Ê, tranh do Arnold Friberg minh họa © 1951 IRI; Hãy Gia Nhập Bầy Chiên của Thượng Đế, tranh do Walter Rane minh họa; An Ma Đứng Dậy, tranh do Walter Rane minh họa; các bức tranh do Walter Rane họa đều với nhã ý của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Giáo Hội

Trái: Am Môn Bảo Vệ Đàn Gia Súc của Vua La Mô Ni, tranh do Arnold Friberg minh họa © 1951 IRI; Hãy Ra, tranh do Walter Rane minh họa, với nhã ý của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Giáo Hội; Hai Ngàn Thanh Niên Đi Ra Trận Chiến, tranh do Arnold Friberg minh họa, với nhã ý của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Giáo Hội; Sa Mu Ên Người La Man Nói Tiên Tri, tranh do Arnold Friberg minh họa © 1951 IRI; Mặc Môn Tóm Lược Các Bảng Khắc, tranh do Tom Lovell minh họa © IRI; Tôi Chỉ Còn Lại Một Mình, tranh do Walter Rane minh họa, với nhã ý của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Giáo Hội; Mô Rô Ni Chôn Giấu Các Bảng Khắc, tranh do Tom Lovell minh họa © IRI; Ước Muốn của Lòng Tôi, tranh do Walter Rane minh họa; phải: Ngài Đã Sống Lại, tranh do Del Parson minh họa; Đấng Ky Tô và Các Trẻ Em thời Sách Mặc Môn, tranh do Del Parson minh họa © 1995; Thiên Sứ Mô Rô Ni Hiện Đến cùng Joseph Smith, tranh do Tom Lovell minh họa © 2003 IRI; Đồi Cumorah, tranh do Jon McNaughton minh họa; Joseph Smith Phiên Dịch Sách Mặc Môn, tranh do Del Parson minh họa © 1996 IRI