Các Sách Hướng Dẫn và Các Chức Vụ Kêu Gọi
12. Hội Thiếu Nhi


“12. Hội Thiếu Nhi,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô (Năm 2020).

“12. Hội Thiếu Nhi,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát.

Hình Ảnh
gia đình đang cầm quyển thánh thư

12.

Hội Thiếu Nhi

12.1

Mục Đích và Sự Tổ Chức

Hội Thiếu Nhi là một tổ chức đặt trọng tâm vào gia đình, do Giáo Hội hỗ trợ. Hội Thiếu Nhi dành cho trẻ em từ 18 tháng đến 11 tuổi. Tại nhà, cha mẹ dạy phúc âm cho con cái. Tại nhà thờ, các vị lãnh đạo và giảng viên trong Hội Thiếu Nhi hỗ trợ các cha mẹ qua các bài học, âm nhạc và các sinh hoạt.

12.1.1

Các Mục Đích

Hội Thiếu Nhi giúp các em thiếu nhi:

  • Cảm nhận được tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và học hỏi về kế hoạch hạnh phúc của Ngài.

  • Học hỏi về Chúa Giê Su Ky Tô và vai trò của Ngài trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

  • Học hỏi và sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Cảm nhận, nhận ra, và hành động theo ảnh hưởng của Đức Thánh Linh.

  • Chuẩn bị, lập và tuân giữ các giao ước thiêng liêng.

  • Tham gia vào công việc cứu rỗi và tôn cao.

12.1.2

Chủ Đề của Hội Thiếu Nhi

Thật là một đặc ân thiêng liêng để giảng dạy các em thiếu nhi. Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy: “Hãy nhìn xem các con trẻ của các ngươi” và “hãy chăn những chiên con ta” (3 Nê Phi 17:23; Giăng 21:15). Bằng cách tuân theo những lời mời gọi này, những người lãnh đạo Hội Thiếu Nhi yêu thương và giảng dạy các em theo cách của Đấng Cứu Rỗi.

Chủ đề của Hội Thiếu Nhi là một sự nhắc nhở về các phước lành khi phục vụ trong Hội Thiếu Nhi:

“Tất cả con cái của ngươi sẽ được Chúa dạy dỗ, và sự bình an của con cái ngươi sẽ lớn lao thay” (Ê Sai 54:13; 3 Nê Phi 22:13).

12.1.3

Hình Ảnh
biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng
Các Lớp Học

Các lớp học trong Hội Thiếu Nhi được tổ chức theo độ tuổi và số lượng giảng viên có sẵn. Các đơn vị có ít trẻ em hay ít giảng viên hơn có thể gộp hai nhóm tuổi hoặc nhiều hơn thành một lớp học. Trong các đơn vị lớn hơn, những người lãnh đạo Hội Thiếu Nhi có thể lập ra nhiều hơn một lớp học cho một nhóm tuổi và nhiều hơn một lớp ấu nhi.

Khi có đủ các em thiếu nhi, thì các em được chia thành các lớp học dựa theo tuổi của các em vào ngày 31 tháng Mười Hai của năm trước, như đã được cho thấy trên biểu đồ sau đây:

Tuổi vào ngày 31 tháng Mười Hai của Năm Trước

Lớp Học vào ngày 1 tháng Một

Tuổi vào ngày 31 tháng Mười Hai của Năm Trước

2

Lớp Học vào ngày 1 tháng Một

Lớp Ấu Nhi (các em gia nhập lớp ấu nhi lúc 18 tháng)

Tuổi vào ngày 31 tháng Mười Hai của Năm Trước

3

Lớp Học vào ngày 1 tháng Một

Lớp Sunbeam

Tuổi vào ngày 31 tháng Mười Hai của Năm Trước

4

Lớp Học vào ngày 1 tháng Một

Lớp CTR 4

Tuổi vào ngày 31 tháng Mười Hai của Năm Trước

5

Lớp Học vào ngày 1 tháng Một

Lớp CTR 5

Tuổi vào ngày 31 tháng Mười Hai của Năm Trước

6

Lớp Học vào ngày 1 tháng Một

Lớp CTR 6

Tuổi vào ngày 31 tháng Mười Hai của Năm Trước

7

Lớp Học vào ngày 1 tháng Một

Lớp CTR 7

Tuổi vào ngày 31 tháng Mười Hai của Năm Trước

8

Lớp Học vào ngày 1 tháng Một

Lớp Valiant 8

Tuổi vào ngày 31 tháng Mười Hai của Năm Trước

9

Lớp Học vào ngày 1 tháng Một

Lớp Valiant 9

Tuổi vào ngày 31 tháng Mười Hai của Năm Trước

10

Lớp Học vào ngày 1 tháng Một

Lớp Valiant 10

Các em thường chuyển từ Hội Thiếu Nhi lên Hội Thiếu Nữ hoặc nhóm túc số các thầy trợ tế vào tháng Một của năm mà các em lên 12 tuổi. Các em có thể nhận được một chứng chỉ tiến triển. Những chứng chỉ này có thể được tạo ra trong hệ thống Những Nguồn Thông Tin của Vị Lãnh Đạo và Thư Ký.

Trong một số trường hợp, một em 11 tuổi có thể chưa sẵn sàng để rời Hội Thiếu Nhi. Vị giám trợ, cha mẹ và đứa trẻ cùng nhau hội ý về thời gian.

Các em có thể không hoàn tất Hội Thiếu Nhi trước tháng Một của năm mà các em ấy lên 12 tuổi. Các thiếu niên cũng không thể được sắc phong thầy trợ tế trước thời gian đó.

12.1.4

Giờ Ca Hát

Giờ ca hát giúp các em cảm nhận tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và học hỏi về kế hoạch cứu rỗi của Ngài. Khi các em thiếu nhi hát về các nguyên tắc phúc âm, Đức Thánh Linh làm chứng về lẽ trung thực của các nguyên tắc đó. Lời và nhạc sẽ lưu lại trong tâm trí và tấm lòng của các em thiếu nhi trong suốt cuộc đời của các em.

Giờ ca hát khác với giờ học. Trong giờ ca hát, các em thiếu nhi vừa học vừa tích cực tham gia vào việc ca hát. Những người lãnh đạo về âm nhạc trong Hội Thiếu Nhi giảng dạy các nguyên tắc phúc âm, nhưng họ làm như vậy chủ yếu là qua âm nhạc.

Chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi và những người lãnh đạo về âm nhạc chọn các bài hát cho mỗi tháng để củng cố các nguyên tắc phúc âm mà các em thiếu nhi đang học trong lớp và ở nhà. Các bài hát củng cố những nguyên tắc này cũng được gợi ý trong Come, Follow Me—For Primary.

Hình Ảnh
trẻ em ca hát

Để biết thêm thông tin, xin xem “Những Chỉ Dẫn về Giờ Ca Hát và Phần Trình Bày của Các Em Thiếu Nhi trong Lễ Tiệc Thánh.” Xin xem thêm các mục 12.2.1.212.3.4 trong sách hướng dẫn này.

12.1.5

Lớp Ấu Nhi

Lớp ấu nhi giúp các em từ 18 tháng đến 3 tuổi cảm nhận được tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và học hỏi về kế hoạch cứu rỗi của Ngài.

Những người lãnh đạo lớp ấu nhi yêu thương, dạy dỗ và phục sự các em thiếu nhi. Họ cũng bảo đảm sự an toàn và an lạc của các em.

Ít nhất hai người phải được kêu gọi cho mỗi lớp ấu nhi. Nếu những người lãnh đạo lớp ấu nhi không phải là vợ chồng thì họ phải là cùng giới tính. Những người lãnh đạo lớp ấu nhi bảo đảm sự an toàn và an lạc của các em.

Thời gian của lớp ấu nhi kéo dài suốt thời gian đã được hoạch định cho Hội Thiếu Nhi. Để biết thêm thông tin, xin xem đoạn 12.1.3 và đoạn 12.3.5.

12.2

Tham Gia trong Công Việc Cứu Rỗi và Tôn Cao

Thượng Đế mời mọi người hãy đến cùng Đấng Ky Tô và trợ giúp trong công việc của Ngài bằng cách:

  • Sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Chăm sóc cho những người hoạn nạn.

  • Mời tất cả mọi người tiếp nhận phúc âm.

  • Kết hợp các gia đình cho thời vĩnh cửu.

Hội Thiếu Nhi giúp các trẻ em, gia đình, những người lãnh đạo và giảng viên thực hiện công việc này. Để biết thêm thông tin về công việc cứu rỗi và tôn cao, hãy nghiên cứu chương 1.

12.2.1

Sống Theo Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô

12.2.1.1

Vai Trò của Cha Mẹ và Những Người Lãnh Đạo

Cha mẹ có trách nhiệm giảng dạy phúc âm cho con cái và giúp chúng sống theo phúc âm (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 68:25–28). Những người lãnh đạo và giảng viên của Hội Thiếu Nhi hỗ trợ các cha mẹ trong trách nhiệm này như sau:

  • Bảo đảm rằng các bài học của Hội Thiếu Nhi, giờ ca hát và sự phục vụ cùng các sinh hoạt đều giúp các em noi theo gương của Đấng Cứu Rỗi.

  • Giúp các em chuẩn bị cho phép báp têm và lễ xác nhận.

  • Giúp các em trai chuẩn bị cho lễ sắc phong chức tư tế.

  • Giúp các em chuẩn bị để nhận được một giấy giới thiệu đi đền thờ và các giáo lễ đền thờ.

  • Dạy các em về các phước lành của việc chia sẻ phúc âm, kể cả sự phục vụ truyền giáo toàn thời gian.

Các vị lãnh đạo nên nhạy cảm với các em thiếu nhi nào thiếu sự hỗ trợ của gia đình trong việc sống theo phúc âm.

Các cha mẹ và các vị lãnh đạo cố gắng trở thành tấm gương sáng cho các em. Họ khuyến khích các em nỗ lực để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Chương trình Trẻ Em và Giới Trẻ là một nguồn thông tin để giúp các em từ 8 đến 11 tuổi (xin xem trang mạng ChildrenandYouth.ChurchofJesusChrist.org).

Hình Ảnh
cậu bé và người đàn ông đang cưa gỗ

12.2.1.2

Học Phúc Âm

Những người lãnh đạo và giảng viên của Hội Thiếu Nhi khuyến khích các em và gia đình của các em học phúc âm tại nhà. Những người lãnh đạo và giảng viên nghiên cứu phúc âm và chia sẻ với các em điều họ học được. Họ mời các em chia sẻ tại nhà thờ điều các em đang học ở nhà.

Các Buổi Họp của Hội Thiếu Nhi Ngày Chủ Nhật. Các buổi họp của Hội Thiếu Nhi Ngày Chủ Nhật giúp các em làm tròn các mục đích của Hội Thiếu Nhi (xin xem đoạn 12.1.1). Một thành viên trong chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi điều khiển phần họp mở đầu. Người hướng dẫn nhạc điều khiển giờ ca hát. Các giảng viên Hội Thiếu Nhi dạy các em trong giờ học.

Các buổi họp của Hội Thiếu Nhi dành cho các em từ 3 đến 11 tuổi được tổ chức vào mỗi Chủ Nhật trong 50 phút trong khi những người lớn và giới trẻ tham gia các lớp học của họ. Lịch trình là như sau:

Phần của Buổi Họp

Khoảng thời gian

Phần của Buổi Họp

Mở đầu (lời cầu nguyện, thánh thư hoặc Những Tín Điều và bài nói chuyện—tất cả đều do các em đảm trách)

Khoảng thời gian

5 phút

Phần của Buổi Họp

Giờ ca hát

Khoảng thời gian

20 phút

Phần của Buổi Họp

Chuyển tới các lớp học

Khoảng thời gian

5 phút

Phần của Buổi Họp

Các lớp học và lời cầu nguyện kết thúc

Khoảng thời gian

20 phút

Trong các tiểu giáo khu có nhiều trẻ em, những người lãnh đạo Hội Thiếu Nhi có thể chia các em ra thành hai nhóm. Một nhóm tham gia lớp học trong khi nhóm kia tham gia giờ ca hát. Sau đó hai nhóm này đổi chỗ. Những người lãnh đạo điều chỉnh thời gian nếu cần.

Lớp ấu nhi dành cho trẻ em từ 18 tháng đến 3 tuổi là 50 phút. Behold Your Little Ones cung cấp một lịch trình được đề nghị. Các em có thể bắt đầu tham dự lớp ấu nhi khi các em ấy 18 tháng.

Phần Trình Bày của Các Em Thiếu Nhi trong Lễ Tiệc Thánh. Phần trình bày thường niên của các em thiếu nhi trong lễ Tiệc Thánh được tổ chức trong vài tháng cuối của năm. Các em trình bày những gì các em đã học được ở nhà và ở nhà thờ trong năm. Các em giúp giáo đoàn tập trung vào Cha Thiên Thượng, Đấng Cứu Rỗi và những lời giảng dạy của hai Ngài.

Chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi và người hướng dẫn nhạc thành tâm hoạch định phần trình bày. Giám trợ đoàn đưa ra sự hướng dẫn. Các em có thể hát, đưa ra bài nói chuyện và chia sẻ những câu chuyện, thánh thư hoặc chứng ngôn.

Phần trình bày có thể dùng toàn thời gian hoặc một phần của giờ họp sau lễ Tiệc Thánh. Các đơn vị có ít trẻ em có thể mời những người trong gia đình của các em thiếu nhi tham gia.

Vì sự thiêng liêng của buổi lễ Tiệc Thánh nên phần trình bày này không nên bao gồm hình ảnh, trang phục hóa trang, hoặc phần trình bày video.

Để biết thêm thông tin, xin xem “Những Chỉ Dẫn về Giờ Ca Hát và Phần Trình Bày của Các Em Thiếu Nhi trong Lễ Tiệc Thánh” trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Buổi Họp Chuẩn Bị Để Đi Đền Thờ và Tiếp Nhận Chức Tư Tế. Cha mẹ có trách nhiệm chính yếu để giảng dạy con cái của họ về đền thờ và chức tư tế. Để hỗ trợ các em, chủ tịch đoàn của Hội Thiếu Nhi hoạch định một buổi họp Chuẩn Bị Để Đi Đền Thờ và Tiếp Nhận Chức Tư Tế mỗi năm. Giám trợ đoàn đưa ra sự hướng dẫn. Buổi họp này dành cho các em trong lớp Valiant 10. Các cha mẹ được mời tham dự. Buổi họp này có các mục đích sau đây:

  • Giúp các em hiểu các mục đích, các trách nhiệm, các giáo lễ, và các phước lành của chức tư tế.

  • Giúp các em tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình cùng chuẩn bị để lập và tuân giữ các giao ước thiêng liêng.

  • Giúp các em trai chuẩn bị để tiếp nhận Chức Tư Tế A Rôn.

  • Giúp các em chuẩn bị để nhận được một giấy giới thiệu đi đền thờ.

Buổi họp này có thể được tổ chức trong giờ của Hội Thiếu Nhi vào ngày Chủ Nhật, vào một thời gian khác vào ngày Chủ Nhật hoặc vào lúc khác. Một thành viên trong giám trợ đoàn điều khiển buổi họp. Ít nhất một thành viên trong chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi tham dự buổi họp này.

Nếu một đơn vị có ít trẻ em, buổi họp này có thể được tổ chức dưới sự hướng dẫn của chủ tịch đoàn giáo khu. Một số hoặc tất cả các tiểu giáo khu trong giáo khu nhóm họp cùng với nhau.

Xin xem Temple and Priesthood Preparation trên trang mạng ChurchofJesusChrist.org để biết thêm thông tin.

12.2.1.3

Sự Phục Vụ và Các Sinh Hoạt

Bắt đầu vào tháng Một của năm mà các em lên 8 tuổi, các em có thể bắt đầu tham dự các sinh hoạt của Hội Thiếu Nhi. Để có được những hướng dẫn tổng quát về sinh hoạt, xin xem chương 20.

Những người lãnh đạo buổi sinh hoạt của Hội Thiếu Nhi hoạch định sự phục vụ và các sinh hoạt mà giúp thực hiện công việc cứu rỗi và tôn cao. Sự phục vụ và các sinh hoạt cần xây đắp chứng ngôn, củng cố các gia đình, và tạo cơ hội để ban phước cho người khác. Những điều này nên được cân bằng giữa bốn lĩnh vực về sự tăng trưởng cá nhân: thuộc linh, xã hội, thể chất và trí tuệ.

Các sinh hoạt của Hội Thiếu Nhi được tổ chức vào thời gian không phải vào ngày Chủ Nhật hoặc tối thứ Hai. Những người lãnh đạo thành niên giúp bảo đảm rằng các sinh hoạt phải được an toàn (xin xem trang mạng safety.ChurchofJesusChrist.org; xin xem thêm phần 20.7 trong sách hướng dẫn này). Cần có sự hiện diện của ít nhất hai người lãnh đạo thành niên có trách nhiệm tại mọi buổi sinh hoạt (xin xem đoạn 12.5.1).

Những chỉ dẫn sau đây có thể được thích ứng với các hoàn cảnh địa phương:

  • Các sinh hoạt của Hội Thiếu Nhi được tổ chức hai lần một tháng khi nào có thể được. Các sinh hoạt này có thể được tổ chức thường xuyên hơn hoặc ít hơn. Những người lãnh đạo cân nhắc hoàn cảnh gia đình, đường xa và chi phí đi lại và sự an toàn.

  • Thường thường, các em được tổ chức theo nhóm tuổi. Các em trai và các em gái thường nhóm họp riêng. Tuy nhiên, các em cũng có thể được kết hợp trong một số sinh hoạt cụ thể hoặc ở những nơi nào có ít trẻ em.

  • Những người lãnh đạo có thể chọn hoạch định và tổ chức các chuyến cắm trại ban ngày hằng năm cho các em trong Hội Thiếu Nhi thuộc lứa tuổi từ 8 đến 11. Những chuyến cắm trại như vậy là tùy chọn. Các sinh hoạt trong Hội Thiếu Nhi, kể cả các chuyến cắm trại ban ngày, không bao gồm cắm trại qua đêm.

Tất cả các nguồn tiếp liệu và các sinh hoạt, kể cả các chuyến cắm trại tùy ý ban ngày, đều do ngân sách của tiểu giáo khu chi trả. Các chuyến đi lại và các chi phí không nên quá mức.

Giám trợ đoàn bảo đảm rằng ngân sách và các sinh hoạt dành cho các em trai và các em gái trong Hội Thiếu Nhi phải đầy đủ và hợp lý. Ngân sách dành cho Hội Thiếu Nhi được dựa trên số lượng các em.

Để biết thêm thông tin, xin xem trang mạng ChildrenandYouth.ChurchofJesusChrist.org. Xin xem thêm trang JustServe.org nếu có. Những nguồn tài liệu này cung cấp những ý kiến để phục vụ và sinh hoạt.

12.2.1.4

Sự Phát Triển Cá Nhân

Trong các nỗ lực để trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn, các em thiếu nhi—bắt đầu trong năm mà các em lên 8—được mời đặt mục tiêu để tăng trưởng về mặt thuộc linh, giao tiếp, thể chất, và trí tuệ (xin xem Lu Ca 2:52). Với sự giúp đỡ của cha mẹ, các em tìm kiếm sự soi dẫn để khám phá điều gì cần phải thực hiện. Các em hoạch định, hành động theo kế hoạch của các em và suy ngẫm về điều các em học được. Những người lãnh đạo đưa ra sự hỗ trợ nếu cần. Tuy nhiên, họ không nên theo dõi các mục tiêu hay sự tiến bộ của các em.

Bắt đầu trong năm mà các em lên 8 tuổi, các em được khuyến khích nên hoàn thành ít nhất một mục tiêu trong mỗi lãnh vực trong số bốn lãnh vực mỗi năm. Các em có thể sử dụng tài liệu Personal Development: Children’s Guidebook để đặt ra và ghi chép những mục tiêu.

Để biết thêm thông tin, xin xem trang mạng ChildrenandYouth.ChurchofJesusChrist.org.

12.2.2

Chăm Sóc Những Người Hoạn Nạn

Các em nên có cơ hội thường xuyên để phục vụ những người khác trong và cùng với gia đình của các em và trong các sinh hoạt của Hội Thiếu Nhi. Những ý kiến về sự phục vụ có thể được tìm thấy ở trang mạng ChildrenandYouth.ChurchofJesusChrist.org. Ở nơi nào có thể được, trang mạng JustServe.org đề nghị những cơ hội để phục vụ trong cộng đồng.

12.2.3

Mời Tất Cả Mọi Người Tiếp Nhận Phúc Âm

Các em có thể mời tất cả mọi người tiếp nhận phúc âm theo nhiều cách. Một số cách thức này được liệt kê dưới đây:

  • Nêu gương tốt với tư cách là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Chia sẻ chứng ngôn của các em với bạn bè và những người trong gia đình.

  • Phục sự cho các học viên kém tích cực.

  • Mời bạn bè tham dự nhà thờ, các sinh hoạt, hoặc lễ báp têm hoặc được những người truyền giáo giảng dạy.

  • Mời bạn bè tham gia chương trình Trẻ Em và Giới Trẻ. Những người lãnh đạo làm việc chặt chẽ với cha mẹ của các em ấy để giúp cho các em hiểu về chương trình này và quyết định cách mà họ và các con của họ muốn tham gia.

  • Mời bạn bè và những người trong gia đình tham dự phần trình bày hằng năm của các em thiếu nhi trong lễ Tiệc Thánh.

12.2.4

Kết Hợp Các Gia Đình cho Thời Vĩnh Cửu

Các em có thể giúp kết hợp các gia đình cho thời vĩnh cửu theo nhiều cách. Một số cách thức này được liệt kê dưới đây:

  • Hiếu kính cha mẹ của các em và nêu gương về việc sống giống như Đấng Ky Tô trong nhà của các em.

  • Chuẩn bị để có gia đình vĩnh cửu của riêng mình.

  • Cố gắng được xứng đáng để nhận được giấy giới thiệu đi đền thờ ở độ tuổi thích hợp.

  • Chuẩn bị để tiếp nhận các giáo lễ, kể cả hôn nhân vĩnh cửu.

  • Tìm hiểu về thân quyến và tổ tiên của các em (xin xem Gia Đình Tôi: Các Câu Chuyện Mang Chúng Ta Lại Với Nhau).

  • Nhận ra các tổ tiên nào cần các giáo lễ đền thờ (xin xem trang mạng FamilySearch.org).

  • Chuẩn bị tham gia trong các lễ báp têm và lễ xác nhận cho người chết.

  • Cùng với một người trong gia đình, tham gia vào việc indexing [lập dữ liệu chỉ mục về thông tin của những người đã qua đời] (xin xem trang mạng FamilySearch.org/indexing).

Hình Ảnh
người phụ nữ và đứa trẻ đang nhìn vào máy vi tính

12.3

Giới Lãnh Đạo Hội Thiếu Nhi Tiểu Giáo Khu

12.3.1

Giám Trợ Đoàn

Trách nhiệm trước nhất của vị giám trợ là đối với thế hệ đang vươn lên, kể cả các em thiếu nhi. Vị giám trợ có thể chỉ định một cố vấn để giúp đỡ trong trách nhiệm của ông đối với Hội Thiếu Nhi. Vị giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định thường xuyên nhóm họp với chủ tịch Hội Thiếu Nhi.

Vị giám trợ và các cố vấn của ông đáp ứng nhanh chóng đối với những đề nghị từ chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi về những người sẽ được kêu gọi để phục vụ trong Hội Thiếu Nhi. Giám trợ đoàn làm việc với chủ tịch đoàn để duy trì sự phục vụ liên tục của các giảng viên và những người hướng dẫn nhạc. Khi nào có thể được, các tín hữu trong những chức vụ kêu gọi này nên phục vụ đủ lâu để thiết lập mối quan hệ yêu thương, đầy tin cậy với các em thiếu nhi. Những mối quan hệ như vậy giúp nuôi dưỡng chứng ngôn trong tâm hồn của các em.

Vị giám trợ và các cố vấn của ông thường xuyên tham dự Hội Thiếu Nhi. Vị giám trợ cũng nhớ tên của các em và hiểu hoàn cảnh gia đình của mỗi em trong tiểu giáo khu.

12.3.2

Hình Ảnh
biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng
Chủ Tịch Đoàn Hội Thiếu Nhi

Vị giám trợ kêu gọi và phong nhiệm một người chị em thành niên phục vụ với tư cách là chủ tịch Hội Thiếu Nhi trong tiểu giáo khu. Nếu đơn vị đủ lớn, thì người này đề nghị một hoặc hai người chị em thành niên để được kêu gọi làm cố vấn của mình (xin xem chương 30). Giám trợ đoàn cân nhắc những đề nghị của chị ấy và đưa ra những sự kêu gọi.

Chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi nhận được sự định hướng và trợ giúp liên tục từ chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi giáo khu.

Trong một đơn vị nhỏ, chủ tịch Hội Thiếu Nhi có thể là người lãnh đạo duy nhất trong Hội Thiếu Nhi. Trong trường hợp này, người ấy làm việc với các cha mẹ để tổ chức các bài học, giờ ca hát và các sinh hoạt. Người ấy cũng bảo đảm rằng có ít nhất hai người lớn có trách nhiệm có mặt trong tất cả các buổi họp và các sinh hoạt. Nếu đơn vị đủ lớn, thì có thể cần thêm những chức vụ kêu gọi theo thứ tự này: các cố vấn, người hướng dẫn nhạc, các giảng viên và những người lãnh đạo lớp ấu nhi, người thư ký và những người lãnh đạo các sinh hoạt.

Nếu một chi nhánh không có chủ tịch Hội Thiếu Nhi, thì chủ tịch Hội Phụ Nữ có thể giúp các cha mẹ tổ chức việc giảng dạy cho các em cho đến khi một chủ tịch Hội Thiếu Nhi được kêu gọi.

Chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi giúp các cha mẹ chuẩn bị cho các em bước vào và tiến triển theo con đường giao ước. Đây là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của họ.

Để thực hiện điều này, chủ tịch Hội Thiếu Nhi có thể chỉ định một thành viên của chủ tịch đoàn để giúp các cha mẹ chuẩn bị cho con cái của họ chịu báp têm và được làm lễ xác nhận. Chủ tịch Hội Thiếu Nhi có thể chỉ định một thành viên khác trong chủ tịch đoàn để giúp các cha mẹ chuẩn bị cho con cái của họ về đền thờ và chức tư tế.

Các thành viên này trong chủ tịch đoàn giúp cho các cha mẹ biết về các nguồn phương tiện trong Thư Viện Phúc Âm mà có thể giúp ích. Để có ví dụ, xin xem “Chuẩn Bị cho Con Cái Của Anh Chị Em Suốt Cuộc Đời ở trên Con Đường Giao Ước của Thượng Đ” trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Các thành viên trong chủ tịch đoàn có thể làm việc với những người anh em và những người chị em phục sự, các giảng viên, và những người khác để hỗ trợ các cha mẹ.

Chủ tịch Hội Thiếu Nhi có thêm các trách nhiệm sau đây. Các cố vấn trợ giúp chị ấy.

  • Phục vụ trong hội đồng tiểu giáo khu. Chị ấy phục vụ với tư cách là (1) ủy viên hội đồng của tiểu giáo khu, là người giúp giải quyết các nhu cầu trong tiểu giáo khu và tìm ra những giải pháp và (2) người đại diện của Hội Thiếu Nhi. Chị ấy giúp hội đồng tiểu giáo khu biết tên và hoàn cảnh gia đình của mỗi em nhằm gia tăng việc phục sự cho các trẻ em và gia đình. Xin xem đoạn 29.2.5.

  • Thường xuyên tổ chức các buổi họp chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi và họp với vị giám trợ hoặc vị cố vấn đã được chỉ định của ông.

  • Nộp lên giám trợ đoàn những đề nghị về những người thành niên nam nữ để phục vụ trong Hội Thiếu Nhi.

  • Giúp hội đồng tiểu giáo khu biết về các em nào sẽ đủ điều kiện để chịu phép báp têm trong năm tới (xin xem mục 18.7.1.1).

  • Giúp hoạch định các lễ báp têm dành cho các em có tên trong hồ sơ khi được yêu cầu (xin xem đoạn 18.7.2).

  • Hoạch định và điều khiển buổi họp mở đầu của các buổi họp Hội Thiếu Nhi Ngày Chủ Nhật.

  • Phục sự cho từng trẻ em, giảng viên và người lãnh đạo trong Hội Thiếu Nhi.

  • Giảng dạy cho những người lãnh đạo và giảng viên của Hội Thiếu Nhi về các trách nhiệm của họ và hỗ trợ họ trong những trách nhiệm đó bằng cách huấn luyện họ về những chức vụ kêu gọi của họ (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi [năm 2016], trang 38).

  • Giúp những người lãnh đạo và giảng viên của Hội Thiếu Nhi trong giờ học, giờ ca hát và thời gian chuyển tiếp.

  • Đến thăm các lớp học trong Hội Thiếu Nhi và sắp xếp cho các giảng viên tham dự các buổi họp hội đồng giảng viên.

  • Giúp giới thiệu chương trình Trẻ Em và Giới Trẻ cho các em 8 tuổi và cha mẹ của các em này. Điều này có thể xảy ra trong nhà của các em hoặc trong lớp học của Hội Thiếu Nhi (xin xem đoạn 12.5.7).

  • Giám sát các hồ sơ, các bản báo cáo, ngân sách và tài chính của Hội Thiếu Nhi.

12.3.3

Hình Ảnh
biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng
Thư ký

Nếu đơn vị đủ lớn, thì chủ tịch Hội Thiếu Nhi đề nghị với giám trợ đoàn một người chị em thành niên để phục vụ với tư cách là thư ký. Chị ấy có các trách nhiệm sau đây:

  • Giúp chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi chuẩn bị cho các vấn đề sẽ thảo luận cho các buổi họp của chủ tịch đoàn. Chị ấy tham dự các buổi họp này, ghi chép, và theo dõi các chỉ định.

  • Làm việc chặt chẽ với các giảng viên và những người lãnh đạo để giữ hồ sơ điểm danh được chính xác.

  • Bằng cách sử dụng hệ thống LCR, hãy làm việc với các thư ký nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ để lưu giữ hồ sơ ghi nhận sự tham dự cho những người lớn đang phục vụ trong Hội Thiếu Nhi

  • Hãy chắc chắn rằng chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi nhận biết:

    • Các trẻ em mới và những người khách đến thăm.

    • Các em vào lớp ấu nhi và các em chuyển từ lớp ấu nhi lên lớp Sunbeam.

    • Các em đủ điều kiện để chịu phép báp têm.

    • Các em gái sẽ chuyển lên Hội Thiếu Nữ và các em trai sẽ được sắc phong thầy trợ tế.

  • Chỉ định các em dâng lời cầu nguyện, đọc thánh thư và đưa ra bài nói chuyện trong lúc bắt đầu các buổi họp của Hội Thiếu Nhi Ngày Chủ Nhật (dưới sự hướng dẫn của chủ tịch đoàn). Chị ấy cũng thông báo cho cha mẹ các em biết về những chỉ định của các em.

  • Giúp chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi chuẩn bị một ngân sách, tính toán những chi tiêu và theo dõi các tài liệu dành cho Trẻ Em và Giới Trẻ.

12.3.4

Người Hướng Dẫn Nhạc và Người Đánh Dương Cầm

Người hướng dẫn nhạc và người đánh dương cầm dạy cho các em phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô qua âm nhạc trong giờ ca hát. Âm nhạc củng cố việc học tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta hằng tuần. Có thể sử dụng những nguồn tài liệu sau đây:

Vị giám trợ phải chấp thuận việc sử dụng bất cứ bài nhạc nào khác trong Hội Thiếu Nhi.

Hình Ảnh
các trẻ em đang hát với người điều khiển ca đoàn

Nếu không có sẵn một người đánh đàn piano hoặc một cây đàn piano thì các vị lãnh đạo có thể sử dụng các bản ghi âm từ các nguồn sau đây:

Các em cũng có thể hát mà không cần nhạc đệm.

Người hướng dẫn nhạc có thể giúp đỡ về âm nhạc cho lớp ấu nhi khi được mời. Nếu cần, một người khác có thể được kêu gọi hướng dẫn nhạc.

Người hướng dẫn nhạc làm việc với chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi để giúp các em chuẩn bị cho phần trình bày hằng năm của các thiếu nhi trong lễ Tiệc Thánh (xin xem mục 12.2.1.2).

Xin xem Singing Time trên trang mạng ChurchofJesusChrist.org để có thêm ý kiến và tài liệu.

12.3.5

Các Giảng Viên và Những Người Lãnh Đạo Lớp Ấu Nhi

Chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi đề nghị với giám trợ đoàn những người nam và người nữ phục vụ với tư cách là các giảng viên Hội Thiếu Nhi và những người lãnh đạo lớp ấu nhi. Giám trợ đoàn cân nhắc những đề nghị này và đưa ra những sự kêu gọi. Những tín hữu này được kêu gọi để giảng dạy và phục sự cho các em thuộc nhóm tuổi cụ thể.

Các giảng viên Hội Thiếu Nhi và những người lãnh đạo lớp ấu nhi dạy từ tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi (từ 3 đến 11 tuổi) và Behold Your Little Ones (lớp ấu nhi). Họ tuân theo các nguyên tắc trong Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗichương 17 của sách hướng dẫn này.

Khi những người thành niên giảng dạy các em trong các bối cảnh của Giáo Hội, thì cần có sự hiện diện của ít nhất hai người lớn có trách nhiệm. Hai người thành niên này có thể là hai người phụ nữ, hai người nam hoặc một cặp vợ chồng. Nếu việc này không thể thực hiện được, thì những người lãnh đạo nên kết hợp các lớp học với nhau. Những người lãnh đạo và giảng viên phải hoàn tất phần huấn luyện trên trang mạng ProtectingChildren.ChurchofJesusChrist.org. (Xin xem đoạn 12.5.1.)

Giới trẻ không nên dạy trong Hội Thiếu Nhi, kể cả là người dạy thay thế.

Các giảng viên Hội Thiếu Nhi và những người lãnh đạo lớp ấu nhi ở bên các em trong suốt buổi họp Hội Thiếu Nhi kể cả giờ ca hát và chuyển tiếp. Trong giờ ca hát, các giảng viên tham gia cùng với các lớp học của họ. Các giảng viên nên ở lại cùng các em nhỏ sau buổi họp Hội Thiếu Nhi cho đến khi một người trong gia đình đến đón các em.

Các giảng viên và những người lãnh đạo lớp ấu nhi tham dự các buổi họp hội đồng giảng viên hằng quý (xin xem phần 13.4).

12.3.6

Hình Ảnh
biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng
Những Người Lãnh Đạo Các Sinh Hoạt

Những người lãnh đạo sinh hoạt của Hội Thiếu Nhi phục sự cho các em khi họ hoạch định phục vụ và sinh hoạt bắt đầu từ tháng Giêng của năm các em tròn 8 tuổi (xin xem mục 12.2.1.3). Sự phục vụ và các sinh hoạt tập trung vào công việc cứu rỗi và tôn cao. Các sinh hoạt đó rất vui và hấp dẫn. Chúng xây đắp các chứng ngôn, củng cố các gia đình và khuyến khích sự phát triển cá nhân.

Những người lãnh đạo sinh hoạt Hội Thiếu Nhi có thể là các giảng viên Hội Thiếu Nhi của các em. Họ cũng có thể là các tín hữu khác mà chủ tịch Hội Thiếu Nhi đề nghị và giám trợ đoàn kêu gọi. Ít nhất hai người lãnh đạo tham dự mỗi sinh hoạt. Những người lãnh đạo có thể là hai phụ nữ, hai người đàn ông, hoặc một cặp vợ chồng. Những người lãnh đạo phải hoàn tất phần huấn luyện trên trang mạng ProtectingChildren.ChurchofJesusChrist.org. (Xin xem đoạn 12.5.1.)

12.4

Hình Ảnh
biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng
Những Người Lãnh Đạo Hội Thiếu Nhi Giáo Khu

Chủ tịch đoàn giáo khu kêu gọi một người chị em thành niên phục vụ với tư cách là chủ tịch Hội Thiếu Nhi của giáo khu. Nếu một giáo khu đủ lớn, thì người ấy đề nghị một hoặc hai người chị em thành niên để phục vụ với tư cách là cố vấn và một chị khác để phục vụ với tư cách là thư ký. Các chị em này được kêu gọi và phong nhiệm bởi một thành viên của chủ tịch đoàn giáo khu hoặc một ủy viên hội đồng thượng phẩm đã được chỉ định. Để có thông tin về các trách nhiệm của chủ tịch đoàn và thư ký Hội Thiếu Nhi của giáo khu, xin xem các đoạn 6.7.16.7.3.

Một cố vấn trong chủ tịch đoàn giáo khu có trách nhiệm đối với Hội Thiếu Nhi trong giáo khu. Vị này cũng có trách nhiệm đối với công việc của chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi của giáo khu. Vị này cũng chỉ dẫn các giám trợ trong các trách nhiệm của họ đối với Hội Thiếu Nhi.

Chủ tịch đoàn giáo khu chỉ định một ủy viên hội đồng thượng phẩm làm việc với chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi của giáo khu (xin xem phần 6.5). Vị này phục vụ trong ủy ban lãnh đạo giới trẻ của giáo khu (xin xem đoạn 29.3.10).

Hình Ảnh
trẻ em đang hát trong lễ Tiệc Thánh

12.5

Những Hướng Dẫn và Chính Sách Bổ Sung

12.5.1

Bảo Vệ Trẻ Em

Khi những người thành niên đang giao tiếp với các em trong các bối cảnh của Giáo Hội, thì cần có sự hiện diện của ít nhất hai người thành niên có trách nhiệm. Có thể cần phải gộp lại các lớp học với nhau để làm được điều này.

Tất cả những người thành niên làm việc với các em cần phải hoàn tất phần huấn luyện bảo vệ trẻ em và giới trẻ trong vòng một tháng sau khi được tán trợ (ProtectingChildren.ChurchofJesusChrist.org). Họ thực hiện lại phần huấn luyện này mỗi ba năm sau đó.

12.5.2

Trẻ Em Có Nhu Cầu Đặc Biệt

Khi một em bị bệnh nặng lâu ngày, bị khuyết tật, hoặc có nhu cầu đặc biệt thì những người lãnh đạo Hội Thiếu Nhi nói chuyện với cha mẹ và giám trợ đoàn. Họ cùng nhau lập một kế hoạch để hỗ trợ gia đình và giúp em ấy tham gia vào Hội Thiếu Nhi.

Các trẻ em bị khuyết tật thường tham dự lớp học thường lệ trong Hội Thiếu Nhi của các em ấy. Nếu cần, có thể kêu gọi thêm các giảng viên để trợ giúp.

Các trẻ em bị khuyết tật hoặc có các nhu cầu đặc biệt khác thường tốt nghiệp Hội Thiếu Nhi vào đầu tháng Một của năm mà các em ấy lên 12 tuổi. Một số em có thể không tốt nghiệp Hội Thiếu Nhi theo lịch trình này. Vị giám trợ và các cha mẹ cùng nhau làm việc để quyết định điều gì là tốt nhất cho mỗi em.

Để biết thêm thông tin, xin xem trang mạng disability.ChurchofJesusChrist.org; xin xem thêm đoạn 38.8.27 trong sách hướng dẫn này.

12.5.3

Những Người Nam Phục Vụ trong Hội Thiếu Nhi

Giám trợ đoàn và chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi nên nhớ tới ảnh hưởng tích cực của những người nam xứng đáng mà phục vụ trong Hội Thiếu Nhi. Những người nam có thể phục vụ với tư cách là các giảng viên, những người lãnh đạo lớp ấu nhi, những người hướng dẫn nhạc và người đánh đàn piano cùng những người lãnh đạo sinh hoạt trong Hội Thiếu Nhi.

12.5.4

An Toàn Khi Sử Dụng Nhà Vệ Sinh

Những người lãnh đạo và các giảng viên nên khuyến khích cha mẹ dẫn con cái họ đi vệ sinh trước khi tham dự Hội Thiếu Nhi. Trong lúc tham dự Hội Thiếu Nhi, một em nhỏ phải được cha hay mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp dẫn đi vệ sinh. Những người lãnh đạo và các giảng viên không nên dẫn các em đi vệ sinh.

12.5.5

Những Sinh Hoạt Đóng Diễn Vai

Những người lãnh đạo và các giảng viên nên cẩn trọng khi đóng vai để diễn lại những sự kiện thiêng liêng trong Hội Thiếu Nhi. Không được đóng diễn vai Cha Thiên Thượng và Đức Thánh Linh. Các em có thể đóng diễn vai Đấng Cứu Rỗi chỉ trong một cảnh Chúa giáng sinh. Để biết thêm những hướng dẫn, xin xem đoạn 20.5.6.

12.5.6

Hình Ảnh
biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn
Nhẫn Chọn Điều Đúng (CĐĐ)

Khi các trẻ em bắt đầu học lớp CTR 4, thì chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi hoặc giảng viên Hội Thiếu Nhi của các em sẽ nhắc các em nhớ “chọn điều đúng.” Những người lãnh đạo này cũng đưa cho mỗi em một chiếc nhẫn CĐĐ màu xanh lá cây.

12.5.7

Giới Thiệu Chương Trình dành cho Trẻ Em và Giới Trẻ

Vào đầu mỗi năm, vị giám trợ, một trong hai cố vấn của ông, hoặc các thành viên của chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi có thể đến thăm nhà hoặc lớp Hội Thiếu Nhi của mỗi em mà sẽ lên 8 tuổi trong năm đó. Họ giới thiệu cho các em và cha mẹ của các em chương trình Trẻ Em và Giới Trẻ. Mỗi em nhận được các huy hiệu thuộc vào nhóm và một quyển Personal Development: Children’s Guidebook. Những tài liệu này có sẵn trên trang mạng store.ChurchofJesusChrist.org.

Để biết thêm thông tin, xin xem trang mạng ChildrenandYouth.ChurchofJesusChrist.org.