Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 29 tháng Bảy–Ngày 4 tháng Tám. Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28: ‘Làm Chức Việc và Làm Chứng’


Ngày 29 tháng Bảy–Ngày 4 tháng Tám. Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28: ‘Làm Chức Việc và Làm Chứng’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

Ngày 29 tháng Bảy–Ngày 4 tháng Tám. Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
Phao Lô trong ngục

Ngày 29 tháng Bảy– Ngày 4 tháng Tám

Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28

“Làm Chức Việc và Làm Chứng”

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28 với một lời cầu nguyện trong lòng rằng Đức Thánh Linh sẽ soi dẫn anh chị em để biết phải tập trung vào điều mà giúp cho các học viên. Ghi lại bất kỳ ý kiến nào đến trong tâm trí; những ý kiến này có thể mở đầu kế hoạch giảng dạy của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Yêu cầu các học viên viết xuống một câu thánh thư tham khảo từ Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28 mà đã gây ấn tượng cho họ tuần này. Thu thập các câu trả lời của họ và đọc lên một số câu thánh thư. Mời một số học viên chia sẻ tại sao những câu thánh thư này có ý nghĩa đối với họ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Công Vụ Các Sứ Đồ 22:1–21; 26:1–29

Một chứng ngôn là một lời tuyên bố về lẽ thật dựa trên sự hiểu biết hoặc niềm tin cá nhân.

  • Chứng ngôn của Phao Lô trước Phê Tu và Vua Ạc Ríp Ba có thể là một cơ hội để thảo luận ý nghĩa của việc chia sẻ chứng ngôn. Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu các học viên ôn lại Công Vụ Các Sứ Đồ 22:1–2126:1–29. Chúng ta học được điều gì từ tấm gương của Phao Lô về việc chia sẻ chứng ngôn? Nguyên tắc bổ sung nào về việc chia sẻ chứng ngôn mà chúng ta học được từ phát biểu của Anh Cả M. Russell Ballard trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”?  

  • Các học viên có thể có được sự hiểu biết cá nhân sâu sắc khi họ học lời chứng của Phao Lô trước Phê Tu và Vua Ạc Ríp Ba. Hãy mời họ chia sẻ. Lời đáp của Vua Ạc Ríp Ba cho chứng ngôn của Phao Lô có thể có những cảnh báo nào cho chúng ta ngày nay? (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 26:28). Các học viên cũng có thể suy nghĩ về những chứng ngôn khác từ thánh thư mà soi dẫn cho họ. (Một số ví dụ gồm có Gióp 19:25–27; 2 Nê Phi 33:10–15; An Ma 5:45–48; và GLGƯ 76:22–24.) Hoặc họ có thể chia sẻ kinh nghiệm khi họ được ảnh hưởng bởi chứng ngôn của một ai đó.

  • Tiên Tri Joseph Smith đã so sánh các kinh nghiệm của ông khi làm chứng về Khải Tượng Thứ Nhất với kinh nghiệm của Phao Lô trước Vua Ạc Ríp Ba (xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:24–25). Có lẽ các học viên có thể làm việc theo từng cặp để tạo ra một bản liệt kê những điểm tương đồng giữa hai người tôi tớ này của Thượng Đế. Làm thế nào sinh hoạt này giúp chúng ta hiểu cách để chia sẻ chứng ngôn của mình ngay cả khi việc đó khó khăn?

  • Mặc dù Phao Lô đã không tìm kiếm lời chứng thuộc linh mà ông nhận được trên con đường dẫn đến Thành Đa Mách, nhưng ông đã lao nhọc cả đời để giữ vững và bảo vệ chứng ngôn của mình (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 22:10, 14–16; 26:19). Tấm gương của Phao Lô có thể giúp học viên hiểu rằng một chứng ngôn đòi hỏi phải lao nhọc và hy sinh. Để bắt đầu cuộc thảo luận về điều này, có lẽ một học viên có thể mô tả nỗ lực của người đó để trở thành một nhạc sỹ, họa sỹ, hoặc vận động viên điêu luyện. Việc phát triển một kỹ năng như vậy tương tự ra sao với việc đạt được và củng cố một chứng ngôn? Chúng ta phải thực hiện những nỗ lực nào để đạt được và củng cố một chứng ngôn? (xin xem thêm An Ma 5:46).

Công Vụ Các Sứ Đồ 26:9–23

Chúng ta có một trách nhiệm phải phục sự những người khác.

  • Chúa đã kêu gọi Phao Lô “làm chức việc” (Công Vụ Các Sứ Đồ 26:16), nhưng từ này có nghĩa gì? Để giúp các học viên khám phá cách họ có thể phục sự những người khác, anh chị em có thể viết lên trên bảng một câu hỏi giống như: Làm chức việc (phục sự) có nghĩa là gì? Mời các học viên tìm kiếm các câu trả lời trong những nguồn tài liệu sau đây: Ma Thi Ơ 20:25–28; Công Vụ Các Sứ Đồ 26:16–18; 3 Nê Phi 18:29–32; Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Phục Sự,” scriptures.lds.org. Khi họ chia sẻ điều họ tìm thấy, hãy khuyến khích họ thảo luận những cách mà tất cả chúng ta có thể phục sự những người khác, gồm cả những sự kêu gọi của chúng ta trong Giáo Hội.

  • Anh David L. Beck đã nói về các trách nhiệm của những người nắm giữ chức tư tế để phục sự những người khác, và nhiều sự hiểu biết sâu sắc này của ông có thể áp dụng cho tất cả những ai đang phục vụ trong Giáo Hội (xin xem “Bổn Phận Thiêng Liêng của Các Em để Phục Sự,” Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 55–57). Ví dụ, câu chuyện của Chy Johnson dạy chúng ta điều gì về việc phục sự những người khác?   Có những ví dụ nào khác mà các học viên có thể chia sẻ không? Cho học viên thời gian để nghĩ về một người nào đó mà họ có thể phục sự tuần này và cách họ sẽ làm như vậy.

Công Vụ Các Sứ Đồ 27

Nếu chúng ta chú tâm đến lời của các vị tiên tri của Chúa, Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta và bảo vệ chúng ta khỏi quỷ dữ.

  • Các học viên có thể có kinh nghiệm khi họ làm theo sự chỉ dẫn của các vị tiên tri ngay cả khi điều đó khác với lời khuyên của những chuyên gia của thế gian hoặc ý kiến của những người xung quanh họ. Mời một vài học viên chuẩn bị trước để chia sẻ những kinh nghiệm như vậy. Rồi mời các học viên chia sẻ cách người ta trên con tàu phản ứng lại khi Phao Lô tiên tri rằng con tàu sẽ phải chịu “nguy hiểm và hư hại” (Công Vụ Các Sứ Đồ 27:10). Những lời phản ứng của người ta trước lời khuyên dạy của vị tiên tri tương tự như thế nào trong thời kỳ của chúng ta?

  • Chúng ta học được điều gì từ Công Vụ Các Sứ Đồ 27 về việc tuân theo những vị tiên tri của Chúa? Câu trích dẫn của Anh Cả Ronald A. Rasband trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có những câu hỏi để suy ngẫm và một bản liệt kê về những nguy hiểm mà các vị tiên tri thời hiện đại đã cảnh báo chúng ta. Chúng ta đã được ban phước ra sao khi tuân theo lời khuyên dạy của các vị tiên tri tại thế?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Để giúp tạo cảm hứng cho các học viên bắt đầu đọc các bức thư của Phao Lô, hãy yêu cầu họ tưởng tượng rằng một thành viên thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã viết riêng một bức thư cho tiểu giáo khu của anh chị em. Chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào về bức thư đó? Vị ấy có lẽ sẽ nói gì với chúng ta? Mời các học viên giữ những suy nghĩ này trong tâm trí khi họ đọc lá thư của Phao Lô gửi cho Các Thánh Hữu La Mã.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28

Chia sẻ chứng ngôn.

Anh Cả M. Rusell Ballard đã nói về chứng ngôn của Phao Lô trước Vua Ạc Ríp Ba và dạy về ý nghĩa khi chúng ta chia sẻ chứng ngôn:

“Các buổi họp chia sẻ chứng ngôn của chúng ta cần tập trung nhiều hơn vào Đấng Cứu Rỗi, các giáo lý phúc âm, các phước lành của Sự Phục Hồi, và những lời giảng dạy từ thánh thư. Chúng ta cần thay thế các câu chuyện, chia sẻ về các chuyến đi, và các bài diễn thuyết bằng những chứng ngôn thuần khiết. Những ai được tin cậy để nói chuyện và giảng dạy trong các buổi họp của chúng ta cần phải làm như vậy với quyền năng từ giáo lý mà sẽ vừa được lắng nghe và vừa được cảm nhận, để nâng cao các tâm hồn và gây dựng các tín hữu của chúng ta. …

“… Mặc dù luôn luôn tốt khi biểu lộ tình yêu thương và lòng biết ơn, nhưng những biểu lộ đó không thay thế được loại chứng ngôn mà sẽ khơi dậy một ngọn lửa niềm tin trong cuộc sống những người khác. Chia sẻ chứng ngôn là ‘làm chứng bởi quyền năng của Đức Thánh Linh; long trọng tuyên bố về lẽ thật căn cứ vào sự hiểu biết hay niềm tin riêng của một người’ [Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Làm Chứng,” scriptures.lds.org]. Tuyên bố rõ ràng về lẽ thật tạo một sự khác biệt trong cuộc sống của mọi người. Đó là điều làm thay đổi tấm lòng. Đó là điều Đức Thánh Linh có thể xác nhận trong tấm lòng của các con cái của Thượng Đế” (“Pure Testimony,” Liahona, tháng Mười Một năm 2004, trang 41).

Cùng đứng với các vị lãnh đạo Giáo Hội.

Anh Cả Ronald A. Rasband dạy rằng:

“[Các vị lãnh đạo] là những người đã được kêu gọi qua sự soi dẫn thiêng liêng để giảng dạy và hướng dẫn chúng ta và … đã cảnh báo chúng ta phải cẩn thận về những nguy hiểm gặp phải mỗi ngày—từ việc tuân giữ ngày Sa Bát một cách thất thường, đến các mối đe dọa cho gia đình, đến các cuộc tấn công vào quyền tự do tôn giáo, và thậm chí việc tranh luận về sự mặc khải ngày sau nữa. Thưa các anh chị em, chúng ta có nghe theo lời khuyên của họ không? …

“Khi chúng ta tiến bước, bằng cách chọn tuân theo những hướng dẫn và những lời cảnh báo của các vị lãnh đạo của mình, thì chúng ta chọn noi theo Chúa trong khi thế gian đang đi theo hướng khác. Chúng ta chọn bám chặt thanh sắt, được làm Các Thánh Hữu Ngày Sau, làm công việc của Chúa, và được chan hòa ‘một niềm hân hoan cực độ’ [1 Nê Phi 8:12].

“Câu hỏi đang càng ngày càng gia tăng trong ngày nay thật là rõ ràng: trong một thế giới đang ngày càng tăm tối, các anh chị em có đang đứng với các vị lãnh đạo của Giáo Hội để có thể lan truyền Ánh Sáng của Đấng Ky Tô không?” (“Cùng Đứng với Các Vị Lãnh Đạo của Giáo Hội,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 47–48).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy chuẩn bị trước. “Trong khi các anh chị em suy ngẫm cách mà các nguyên tắc phúc âm các anh chị em đang giảng dạy sẽ ban phước cho học viên của mình, thì những ý kiến và ấn tượng sẽ đến suốt cuộc sống hàng ngày của các anh chị em—trong khi các anh chị em đi làm, làm công việc nhà, hoặc giao tiếp với gia đình và bạn bè. Đừng nghĩ về sự chuẩn bị phần thuộc linh là dành thời gian ra cho một điều gì đó mà hãy là một điều gì đó các anh chị em luôn luôn làm” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 12).