Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 22–28 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 16–21: ‘Đức Chúa Trời gọi Chúng Ta Rao Truyền Tin Lành’


“Ngày 22–28 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 16–21: ‘Đức Chúa Trời gọi Chúng Ta Rao Truyền Tin Lành’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 22–28 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 16–21,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
Phao Lô tại A Rê Ô Ba

Ngày 22–28 tháng Bảy

Công Vụ Các Sứ Đồ 16–21

“Đức Chúa Trời gọi Chúng Ta Rao Truyền Tin Lành”

Trước khi xem đại cương này, hãy thành tâm đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 16–21 và nghĩ về các học viên trong tâm trí. Các ý kiến sau đây có thể bổ sung cho sự soi dẫn anh chị em nhận được từ Thánh Linh.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cân nhắc việc mời các học viên chia sẻ một đoạn trong Công Vụ Các Sứ Đồ 16–21 mà nhắc họ nhớ về một kinh nghiệm họ đã có khi chia sẻ phúc âm.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Công Vụ Các Sứ Đồ 16–21

Là tín hữu của Giáo Hội, chúng ta làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và chia sẻ phúc âm của Ngài.

  • Bởi vì Công Vụ Các Sứ Đồ 16–21 mô tả hai cuộc hành trình truyền giáo của Phao Lô, các học viên có thể học hỏi được từ những chương này cách để làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và chia sẻ phúc âm của Ngài một cách hiệu quả. Để tạo cảm hứng cho cuộc thảo luận về đề tài này, có lẽ anh chị em có thể mời một số học viên chuẩn bị trước để chia sẻ những sự hiểu biết sâu sắc mà họ có từ Công Vụ Các Sứ Đồ 16–21 về việc chia sẻ phúc âm. Để thảo luận sâu hơn, họ cũng có thể chia sẻ các lời phát biểu từ một bài nói chuyện tại Đại Hội Trung Ương gần đây về công việc truyền giáo. Họ có thể tự tìm một bài, hoặc anh chị em có thể đề nghị một sứ điệp trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”

  • Sứ điệp nổi bật của chúng ta trong những chương này là về vai trò quan trọng của Đức Thánh Linh trong việc chia sẻ phúc âm. Ví dụ, các học viên có thể khám phá cách mà Đức Thánh Linh đã giúp cho Phao Lô và Si La trong Công Vụ Các Sứ Đồ 16:6–15. Họ cũng có thể đọc 2 Nê Phi 33:1Giáo Lý và Giao Ước 42:14 và chia sẻ các lẽ thật họ tìm thấy về tầm quan trọng của việc có Thánh Linh khi chia sẻ phúc âm (xin xem thêm câu phát biểu của Anh Cả Dallin H. Oaks trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Có lẽ các học viên có thể chia sẻ kinh nghiệm khi Đức Thánh Linh hướng dẫn các nỗ lực của họ để chia sẻ phúc âm. Chúng ta đã có một số kinh nghiệm nào khi chia sẻ phúc âm với một ai đó mà Chúa đã đặt trên con đường của chúng ta? (xin xem thêm Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta, trang 3–4).

  • Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng kinh nghiệm của Phao Lô để giúp cho các học viên có can đảm khi họ được thúc giục để chia sẻ chứng ngôn của họ? Cân nhắc việc cùng nhau ôn lại các câu chuyện thánh thư mô tả Phao Lô đang làm chứng, như các kinh nghiệm của ông tại tỉnh Ma Xê Đoan (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 16:19–34), tại thành A Thên (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 17:16–34), và tại thành Cô Rinh Tô (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 18:1–11). Chúng ta thấy được bằng chứng nào về lòng can đảm và sự mạnh dạn của Phao Lô? Phao Lô đã dạy (và hiểu) các giáo lý nào mà mang lại cho ông sự tự tin vào sứ điệp của mình? Tại sao đôi khi chúng ta ngại phải chia sẻ phúc âm, và làm thế nào chúng ta có thể vượt qua nỗi sợ này? Có lẽ những người truyền giáo toàn thời gian có thể thăm lớp học của anh chị em và chia sẻ những cách thức giúp họ nhận được lòng can đảm để làm chứng. Khuyến khích các học viên suy nghĩ về một cách mà họ có thể noi theo tấm gương của Phao Lô và can đảm hơn trong việc chia sẻ chứng ngôn của họ về Đấng Ky Tô.

Công Vụ Các Sứ Đồ 5:16–34

Chúng ta là dòng dõi Đức Chúa Trời.

  • Tại A Rê Ô Ba, Phao Lô đã dạy về Cha Thiên Thượng cho một nhóm người biết rất ít về thiên tính của Thượng Đế. Để khám phá những lời giảng dạy này, các học viên có thể đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 17:24–31 và viết lên trên bảng những lẽ thật họ tìm được về Cha Thiên Thượng, mối quan hệ của chúng ta với Ngài, và mối quan hệ của chúng ta với nhau. Các học viên có thể chia sẻ kinh nghiệm nào khi họ cảm nhận được lẽ thật trong lời phát biểu của Phao Lô rằng Thượng Đế “chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta”? (câu 27).

  • Khi anh chị em cùng nhau xem xét các câu thánh thư này, hãy cân nhắc việc thảo luận lẽ thật được dạy trong câu 29, “Chúng ta là dòng dõi Đức Chúa Trời,” có nghĩa rằng Cha Thiên Thượng thật sự là Cha của linh hồn chúng ta. Để làm điều này, anh chị em có thể viết lên trên bảng Bởi vì chúng ta là con cái của Thượng ĐếNếu chúng ta không biết mình là con cái của Thượng Đế. Mời các học viên đề nghị những cách để hoàn tất những câu này. Ví dụ. lẽ thật rằng chúng ta là con cái của Thượng Đế dạy cho chúng ta điều gì về Ngài? về bản thân chúng ta? về cách chúng ta nên đối xử với nhau? Cuộc sống của chúng ta sẽ khác ra sao nếu chúng ta không biết về mối quan hệ thật sự của mình với Thượng Đế? Điều này có thể dẫn đến một cuộc thảo luận về cách chúng ta có thể giúp người khác hiểu được rằng họ là con của Thượng Đế. Câu phát biểu của Anh Cả Dallin H. Oaks trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng có thể bổ sung cho cuộc thảo luận này.

Công Vụ Các Sứ Đồ 19:1–7

Việc tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh phải được thực hiện sau lễ báp têm.

  • Công Vụ Các Sứ Đồ 19 là một chương tốt để nhấn mạnh việc được làm lễ xác nhận quan trọng như thế nào sau khi chúng ta được báp têm. Cân nhắc việc chia sẻ lời phát biểu này của Chủ Tịch Joseph Smith: “Phép báp têm bằng nước chỉ là một nửa phép báp têm, và không mang lại lợi ích gì nếu không có nửa kia—tức là phép báp têm bằng Đức Thánh Linh” (Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith, trang 95). Những lời giảng dạy của Phao Lô trong Công Vụ Các Sứ Đồ 19:1–7 chứng thực lời phát biểu của Joseph Smith như thế nào? Các học viên cũng có thể được lợi ích từ việc tìm kiếm “Ân Tứ Đức Thánh Linh” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư để học hỏi thêm về các phước lành của việc tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Để khuyến khích các học viên đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28 trong tuần tới, hãy hỏi họ điều gì đó như: ‘Nếu anh chị em có cơ hội để nói với người lãnh đạo của đất nước anh chị em về phúc âm, thì anh chị em sẽ nói gì?” Hãy nói với họ rằng trong Công Vụ Các Sứ Đồ 22–28, họ sẽ tìm ra điều Phao Lô đã nói với một số những người lãnh đạo đầy quyền lực trong thời của ông ấy.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Công Vụ Các Sứ Đồ 16–21

Các sứ điệp về công việc truyền giáo.

Chúng ta đều là con cái của Thượng Đế.

″Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,″ chia sẻ các lẽ thật vĩnh cửu về mối quan hệ của chúng ta với Thượng Đế: ″Tất cả nhân loại—nam và nữ—đều được sáng tạo theo hình ảnh của Thượng Đế. Mỗi người là một đứa con trai hay con gái linh hồn yêu dấu của cha mẹ thiên thượng, và, vì lẽ đó, mỗi người có một thiên tính và một số mệnh thiêng liêng” (Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 129).

Anh Cả Dallin H. Oaks thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói về tầm quan trọng của việc thấy được bản thân chúng ta trước nhất và trên hết là con cái linh hồn của Thượng Đế:

“Hãy cẩn thận về cách mà anh chị em mô tả đặc điểm bản thân. Đừng mô tả hoặc định nghĩa bản thân mình bằng một đặc tính tạm thời nào đó. Đặc tính duy nhất, mà nên phản ánh chúng ta, là chúng ta là con trai hay con gái của Thượng Đế. Sự thật này vượt hơn tất cả các đặc tính khác, kể cả sắc tộc, nghề nghiệp, các đặc tính thể chất, danh dự, hoặc thậm chí tôn giáo. …

“Chúng ta có quyền tự quyết, và chúng ta có thể chọn bất kỳ đặc tính nào để định nghĩa mình. Nhưng chúng ta cần biết rằng khi chúng ta chọn để định nghĩa bản thân hoặc để thể hiện bản thân bằng một đặc tính tạm thời hoặc tầm thường nào đó so với sự vĩnh cửu, chúng ta đang làm giảm nhẹ điều quan trọng nhất về chúng ta, và nhấn mạnh quá mức vào điều tương đối không quan trọng. Việc này có thể dẫn chúng ta đi vào con đường sai lầm và cản trở sự tiến triển vĩnh cửu của chúng ta” (“Be Wise”[buổi họp đặc biệt devotional tại trường Brigham Young University–Idaho, ngày 7 tháng Mười Một, năm 2006], byui.edu).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Mời giới trẻ tham gia vào bài học của anh chị em. Nếu anh chị em đang giảng dạy cho giới trẻ, hãy nhớ rằng họ thường có khả năng hiểu được những điều mà bạn bè cùng trang lứa đang trải qua. Khi một người trẻ tuổi chia sẻ chứng ngôn hoặc dạy giáo lý, những người trẻ tuổi khác có thể xúc động theo một cách mà anh chị em không thể sao chép lại. Hãy cho giới trẻ cơ hội để giảng dạy lẫn nhau. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 28.)