Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 12–18 tháng Tám. Rô Ma 7–16: ‘Hãy Lấy Điều Thiện Thắng Điều Ác’


“Ngày 12–18 tháng Tám. Rô Ma 7–16: ‘Hãy Lấy Điều Thiện Thắng Điều Ác’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 12–18 tháng Tám. Rô Ma 7–16,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
La Mã

Ngày 12–18 tháng Tám

Rô Ma 7–16

“Hãy Lấy Điều Thiện Thắng Điều Ác”

Hãy đọc Rô Ma 7–16, và ghi lại những ấn tượng anh chị em nhận được về cách giúp đỡ các học viên học hỏi từ thánh thư. Ban đầu những ấn tượng của anh chị em dường như là các ý kiến đơn giản, nhưng khi anh chị em suy ngẫm các ý kiến này, thì chúng sẽ trở thành những sinh hoạt học hỏi đầy ý nghĩa.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Các học viên nên cảm thấy thoải mái để chia sẻ bất cứ điều gì đã soi dẫn họ trong việc học tập cá nhân hoặc với gia đình, nhưng đôi khi sẽ có ích để hỏi những suy nghĩ về một điều gì đó cụ thể. Ví dụ, anh chị em có thể đọc Rô Ma 10:17, 15:4 và yêu cầu họ chia sẻ các thánh thư giúp xây đắp đức tin hoặc cho họ hy vọng.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Rô Ma 8:14–18

Qua Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể thừa hưởng tất cả mọi thứ mà Cha Thiên Thượng có.

  • Là Các Thánh Hữu Ngày Sau, chúng ta tin rằng các cụm từ như “kẻ kế tự Đức Chúa Trời” và “kẻ đồng kế tự với Đấng Ky Tô” có nghĩa rằng với sự giúp đỡ của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể trở nên giống như Cha Thiên Thượng và nhận được tất cả mọi thứ mà Ngài có (Rô Ma 8:17; xin xem thêm GLGƯ 132:19–20). Để giúp các học viên thấy cách mà giáo lý này được dạy trong thánh thư, anh chị em có thể mời một nửa lớp học một số câu thánh thư trong Kinh Thánh được liệt kê trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” và nửa lớp còn lại học các câu từ thánh thư ngày sau, cũng có trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Rồi các học viên có thể dạy cho nhau về điều họ học được. Cho họ thời gian để thảo luận lý do mà giáo lý này vô cùng quan trọng. Ví dụ, điều gì tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống chúng ta khi biết rằng chúng ta có thể trở nên “kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Ky Tô”? (Rô Ma 8:17).

  • Việc nhớ rằng các phước lành vĩnh cửu đang chờ người trung tín có thể giúp chúng ta đối mặt với cám dỗ hoặc thử thách (xin xem Rô Ma 8:18). Một cách đơn giản để minh họa nguyên tắc này có thể là vẽ một cái cân lên trên bảng; yêu cầu các học viên liệt kê ở một bên một số thử thách mà mọi người có thể phải đối mặt. Rồi họ có thể tìm kiếm một số câu thánh thư trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” và liệt kê ở bên còn lại của cái cân những mô tả về các phước lành vĩnh cửu mà sẽ đến với những ai đối mặt với thử thách một cách trung tín. Các thử thách này so sánh như thế nào với các phước lành đã được hứa? Chúng ta nên nói gì với một ai đó hỏi rằng liệu có đáng để trung tín trong các lệnh truyền của Chúa?

  • Một phép so sánh do Anh Cả Dallin H. Oaks đưa ra trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có lẽ sẽ giúp các học viên thảo luận cách chúng ta có thể chuẩn bị trở nên “kẻ kế tự Đức Chúa Trời.” (Rô Ma 8:17). Anh Cả Oaks nhắc đến một số “luật pháp và nguyên tắc” nào?

Rô Ma 8:18, 28, 31–39

“Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Ky Tô?”

  • Việc cùng nhau thảo luận Rô Ma 8 có thể mang lại một cơ hội để giúp các học viên cảm nhận tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi. Cân nhắc việc trưng bày bức hình chiếm trọn trang trong đại cương tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình hoặc một bức tranh khác về Chúa Giê Su Ky Tô trong khi anh chị em đọc Rô Ma 8:18, 28, 31–39 cùng với cả lớp. Các học viên có những suy nghĩ hoặc cảm giác gì sau khi đọc những câu thánh thư này? Anh chị em có thể mời một số học viên chia sẻ cách họ đạt được chứng ngôn về những lẽ thật họ tìm được trong các câu thánh thư này. Anh chị em cũng có thể hát một bài thánh ca cùng với cả lớp (hoặc yêu cầu một ai đó hát một bài thánh ca đặc biệt) về tình yêu thương của Thượng Đế và Chúa Giê Su Ky Tô, như “Lòng Cảm Kích Vô Cùng” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 22). Những từ hoặc cụm từ nào trong các bài hát này giúp học viên cảm nhận được tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Rô Ma 13:8–10

Tất cả các lệnh truyền của Thượng Đế được làm trọn trong lệnh truyền phải yêu thương.

  • Để giúp các học viên thấy cách tất cả các lệnh truyền “đều tóm lại trong” lệnh truyền hãy yêu người lân cận của mình (Rô Ma 13:9), hãy mời họ lập ra một bản liệt kê trên bảng về tất cả các lệnh truyền họ có thể nghĩ đến. Cùng nhau đọc Rô Ma 13:8–10Ma Thi Ơ 22:36–40, và cả lớp cùng nhau thảo luận về mối liên hệ giữa việc yêu thương Thượng Đế cùng người lân cận và việc tuân giữ mỗi lệnh truyền được liệt kê trên bảng. Lẽ thật này thay đổi cách chúng ta nghĩ về các lệnh truyền và sự vâng lời như thế nào?

Rô Ma 14

Chúng ta nên kìm lại việc xét đoán những lựa chọn của người khác và việc trở thành chướng ngại vật về mặt thuộc linh.

  • Để đưa ra một số văn cảnh về Rô Ma 14, anh chị em có thể chỉ ra rằng một số Thánh Hữu La Mã cãi vã nhau về những khác biệt trong thói quen ăn uống, tuân giữ ngày lễ, và các tập tục văn hóa khác. Ngày nay chúng ta đối mặt với những tình huống tương tự nào? Có lẽ các học viên có thể xem lướt qua Rô Ma 14 và tóm tắt lời khuyên dạy của Phao Lô trong một câu. Chúng ta có thể chia sẻ với nhau lời khuyên nào về cách để tránh không phán xét? Lời phát biểu của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp ích.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Để tạo cảm hứng cho các học viên đọc 1 Cô Rinh Tô 1–7, anh chị em có thể nói với họ rằng phần này gồm có lời khuyên dạy của Phao Lô dành cho các tín hữu đang sống tại một trong những thành phố đồi bại nhất và thờ lạy hình tượng nhiều nhất ở thời xưa.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Rô Ma 7–16

Nhận được “tất cả những gì [Đức Chúa] Cha có” (GLGƯ 84:38).

Trong Kinh Thánh

Trong thánh thư ngày sau

Anh Cả Dallin H. Oaks kể lại câu chuyện ngụ ngôn sau đây:

“Một người cha giàu có biết rằng nếu ông để lại gia tài của mình cho một đứa con mà chưa phát triển được sự khôn ngoan và chín chắn cần thiết, thì của thừa kế có lẽ sẽ bị lãng phí. Người cha đã nói với đứa con rằng:

“’Tất cả mọi thứ cha có cha đều mong muốn cho con—không chỉ của cải của cha, mà còn cả địa vị và vị thế xã hội của cha. Điều mà cha thì cha có thể cho con dễ dàng, nhưng để trở nên con người mà cha trở thành thì con phải tự mình nỗ lực. Con sẽ đủ tư cách có được của thừa hưởng bằng việc học hỏi điều cha đã học và bằng cách sống như cha đã sống. Cha sẽ cho con các luật pháp và các nguyên tắc mà qua đó cha đã đạt được sự khôn ngoan và chín chắn cho mình. Hãy làm theo tấm gương của cha, thông thạo giống như cha, và con sẽ trở nên giống như cha, và tất cả mọi điều cha có sẽ là của con’” (“The Challenge to Become,” Ensign, tháng Mười Một năm 2000, trang 32).

Kẻ đồng kế tự với Đấng Ky Tô.

“Các Thánh Hữu Ngày Sau coi tất cả mọi người là con cái của Thượng Đế theo một ý nghĩa trọn vẹn và hoàn toàn; họ xem mỗi người là thiêng liêng trong nguồn gốc, bản tính, và tiềm năng. … Cũng giống như một đứa trẻ có thể phát triển các thuộc tính của cha mẹ qua thời gian, bản tính thiêng liêng mà loài người thừa hưởng có thể được phát triển để trở thành giống như Cha Thiên Thượng của họ. … Những người nam và nữ có tiềm năng để được tôn cao lên một trạng thái giống như Thượng Đế” (“Becoming Like God,” Gospel Topics, topics.lds.org).

Xét đoán những người khác.

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf đã dạy:

“Đề tài này về việc phê phán những người khác có thể thật sự được giảng dạy trong bài giảng gồm có ba chữ. Khi có lòng căm thù, ngồi lê đôi mách, làm ngơ, nhạo báng, oán giận, hay muốn hại người khác—thì xin hãy áp dụng điều sau đây:

“Hãy ngừng lại!

“Điều đó thật là giản dị. Chúng ta chỉ cần ngừng phê phán những người khác và thay thế những ý nghĩ và cảm nghĩ chỉ trích bằng tấm lòng tràn đầy tình yêu thương dành cho Thượng Đế và con cái của Ngài. Thượng Đế là Cha của chúng ta. Chúng ta là con cái của Ngài. Chúng ta đều là anh chị em với nhau. … Câu nói đó được ghi ở phía sau xe của một người tài xế trông có phần nào thô lỗ, nhưng những lời ghi trong đó lại dạy một bài học sâu sắc. Những lời nói đó có ghi rằng: ‘Đừng phê phán tôi vì tôi phạm tội khác hơn bạn’” (“Những Kẻ Có Lòng Thương Xót Sẽ Được Thương Xót,” Liahona, tháng Năm năm 2012, trang 75).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy tìm kiếm những nguồn tài liệu hỗ trợ cho các nguyên tắc này. Ngoài các ý kiến để giảng dạy trong đại cương này, anh chị em có thể sửa đổi các sinh hoạt trong đại cương tuần này có trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình để sử dùng trong lớp của mình. (Xin xem thêm Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 17–18.)