Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 1–7 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 125–128: “Một Tiếng Nói Hoan Hỷ cho Người Sống và Người Chết”


“Ngày 1–7 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 125–128: ‘Một Tiếng Nói Hoan Hỷ cho Người Sống và Người Chết,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (Năm 2020)

“Ngày 1–7 tháng Mười Một. Giáo Lý và Giao Ước 125–128,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
gia đình cùng tổ tiên trong thượng thiên giới

Us with Them and Them with Us (Chúng Ta cùng với Họ và Họ cùng với Chúng Ta), tranh do Caitlin Connolly họa

Ngày 1–7 tháng Mười Một

Giáo Lý và Giao Ước 125–128

“Một Tiếng Nói Hoan Hỷ cho Người Sống và Người Chết”

Hãy suy ngẫm những lời sau của Anh Cả Ulisses Soares: “Giảng viên giỏi nhất là một tấm gương mẫu mực. Việc giảng dạy một điều gì đó mà chúng ta thực sự sống theo thì có thể tạo ra một sự khác biệt trong tâm hồn của những người chúng ta giảng dạy” (“Làm Sao Tôi Có Thể Hiểu Được?Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 7).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Các học viên trong lớp có thể viết lên trên bảng các cụm từ trong Giáo Lý và Giao Ước 125–28 mà dường như quan trọng đối với họ. Để cho họ chia sẻ những suy nghĩ của họ về các cụm từ này. Việc học các lẽ thật này ảnh hưởng đến hành động của họ tuần này như thế nào?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 126

“Đặc biệt chăm sóc gia đình của [anh chị em].”

  • Sự kêu gọi mà Brigham Young nhận được để phục vụ trong Giáo Hội đòi hỏi ông và gia đình ông phải hy sinh rất nhiều; những lời của Chúa phán cùng Brigham trong tiết 126 có thể gợi cảm hứng cho một cuộc thảo luận trong lớp học về lý do tại sao Chúa đôi khi đòi hỏi sự hy sinh trong việc phục vụ của chúng ta. Làm thế nào Chúa đã giúp chúng ta làm tròn trách nhiệm của chúng ta ở nhà, trong các chức vụ kêu gọi trong Giáo Hội, và trong các khía cạnh khác của cuộc đời?

Giáo Lý và Giao Ước 127:2–4

Chúng ta có thể trông cậy nơi Chúa trong những lúc khó khăn.

  • Làm thế nào Giáo Lý và Giao Ước 127:2–4 có thể giúp các học viên trong lớp mà cảm thấy, giống như Joseph Smith, rằng họ đang bơi nơi có “nước sâu”? Anh chị em có thể mời học viên đọc các câu này và chia sẻ cách họ sẽ tóm lược thái độ của Joseph đối với những thử thách của ông. Những cụm từ nào từ các câu này sẽ giúp một người nào đó đang gặp khó khăn? Joseph trông cậy vào Chúa trong lúc gặp khó khăn như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể noi theo tấm gương của ông?

Giáo Lý và Giao Ước 128

Sự cứu rỗi của các tổ tiên chúng ta là thiết yếu cho sự cứu rỗi của chúng ta.

  • Cân nhắc cách anh chị em có thể gây cảm hứng cho các học viên để tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình. Giáo Lý và Giao Ước 128:15–18 có thể giúp họ cảm thấy sự cấp thiết của công việc này; anh chị em có thể mời họ tra cứu các câu này tìm kiếm điều gì đó làm gia tăng ước muốn của họ để làm phép báp têm thay cho các tổ tiên đã qua đời của họ. Những câu hỏi như thế này có thể giúp họ suy ngẫm các câu này: Tại sao “chúng ta cũng không thể đạt đến sự trọn vẹn được nếu không có những người chết của chúng ta.”? (câu 15). Tại sao Joseph Smith gọi phép báp têm cho người chết “là một vấn đề vinh quang nhất trong các vấn đề thuộc về phúc âm vĩnh viễn”? (câu 17; xin xem thêm câu trích dẫn trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Theo nghĩa nào mà thế gian có thể bị rủa sả nếu không có “mối dây ràng buộc … giữa tổ phụ và con cháu,”? (câu 18). Nếu các học viên cần giúp đỡ bắt đầu làm công việc lịch sử gia đình, thì anh chị em có thể mời người lãnh đạo công việc đền thờ và lịch sử gia đình của tiểu giáo khu giới thiệu họ với trang mạng FamilySearch.org.

    Anh chị em cũng có thể soi dẫn họ bằng các câu mà bày tỏ niềm vui về công việc đền thờ và lịch sử gia đình, chẳng hạn như Giáo Lý và Giao Ước 128:19–23. Các học viên có thể đọc các câu này và tìm các cụm từ cho thấy Joseph Smith đã cảm thấy như thế nào về sự cứu rỗi người chết. Sau đó anh chị em có thể yêu cầu họ chia sẻ kinh nghiệm khi họ có những cảm giác tương tự về công việc này. Việc cho xem một trong các video trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng có thể khuyến khích họ.

  • Vì sự cứu rỗi của người chết là độc nhất vô nhị đối với Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, nên chúng ta có thể có cơ hội để giải thích giáo lý này cho những người chưa bao giờ nghe nói về nó. Các học viên có thể tra cứu Giáo Lý và Giao Ước 128 tìm kiếm điều gì đó họ có thể chia sẻ trong cuộc chuyện trò với một người nào đó mà hỏi về phép báp têm cho người chết. Nguyên tắc này dạy chúng ta điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô? Cho các học viên tập nói điều họ sẽ nói.

    Hình Ảnh
    thiếu niên với các thẻ tên gia đình

    Việc làm công việc phục vụ trong đền thờ cho các tổ tiên của chúng ta sẽ ràng buộc lòng chúng ta với họ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley nói:

“Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su thay cho tất cả mọi người tiêu biểu cho một sự hy sinh lớn lao thay cho người khác. Ngài nêu ra gương mẫu mà qua đó Ngài trở thành người đại diện cho tất cả nhân loại. Gương mẫu này là mẫu mực mà qua đó một người có thể hành động thay cho một người khác được thực hiện trong các giáo lễ của ngôi nhà của Chúa. Nơi đây chúng ta phục vụ thay cho những người đã chết mà không biết được phúc âm. Sự chọn lựa của họ là để chấp nhận hay chối bỏ giáo lễ được thực hiện. Họ được đặt ngang hàng với những người sống trên thế gian. Người chết được ban cho cùng một cơ hội như người sống. Một lần nữa, thật là một sự ban cho đầy vinh quang và kỳ diệu mà Thượng Đế đã thực hiện qua sự mặc khải của Ngài cho Vị Tiên Tri của Ngài. ” (“Những Sự Việc Lớn Lao mà Thượng Đế Đã Mặc Khải,” Liahona, tháng Năm năm 2005, trang 82–83).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy cầu nguyện cho các học viên của anh chị em. Cầu nguyện bằng cách nêu đích danh những người mà các anh chị em giảng dạy, và tìm cách để hiểu rõ các nhu cầu cụ thể của họ. Khi các anh chị em làm như vậy, Cha Thiên Thượng có thể giúp các anh chị em biết điều gì phải làm để giảng dạy mà sẽ giúp đáp ứng những nhu cầu đó. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 6.)