Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 25–31 tháng Mười. Giáo Lý và Giao Ước 124–125: “Một Ngôi Nhà cho Danh Ta”


“Ngày 25–31 tháng Mười. Giáo Lý và Giao Ước 124–125: ‘Một Ngôi Nhà cho Danh Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 25–31 tháng Mười. Giáo Lý và Giao Ước 124–125,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
Nauvoo

Nauvoo the Beautiful (Nauvoo Xinh Đẹp), tranh do Larry Winborg họa

Ngày 25–31 tháng Mười

Giáo Lý và Giao Ước 124–125

“Một Ngôi Nhà cho Danh Ta”

Để được Thánh Linh giúp chúng ta nhớ tới các nguyên tắc trong khi giảng dạy (xin xem Giăng 14:26), trước tiên chúng ta cần siêng năng học tập và suy ngẫm các nguyên tắc này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cân nhắc việc mời các học viên chia sẻ một điều gì đó họ tìm thấy trong Giáo Lý và Giao Ước 124–125 mà khiến họ xem xét một nguyên tắc phúc âm theo một cách thức mới. Họ đã đọc điều gì—riêng cá nhân hoặc chung với gia đình—mà đã thay đổi cách họ sống, suy nghĩ hoặc cảm nhận?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 124:15, 20

Chúa hài lòng về sự thanh liêm.

  • Trong tiết 124, Chúa khen ngợi Hyrum Smith và George Miller vì sự thanh liêm của họ. Để giúp các học viên học thuộc tính này một cách sâu xa hơn, anh chị em có thể mời họ đọc Giáo Lý và Giao Ước 124:15, 20 và suy ngẫm điều gì họ học được về sự thanh liêm từ các câu này. Chúng ta học được điều gì nữa từ các câu thánh thư liệt kê dưới mục “Thanh Liêm” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org) hoặc từ sứ điệp của Anh Cả Richard J. Maynes “Đạt Được Sự Tin Cậy của Chúa và Gia Đình Các Anh Em”? (Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 75–77). Có lẽ các học viên có thể chia sẻ tấm gương về những người họ biết có tính thanh liêm. Tại sao thanh liêm là một thuộc tính quý báu như vậy?

Giáo Lý và Giao Ước 124:22–24, 60–61

Chúa muốn chúng ta chào đón và chấp nhận những người khác.

  • Các học viên trong lớp anh chị em có thể học được một điều gì đó từ phần mô tả của Chúa về Ngôi Nhà Nauvoo mà có thể giúp họ trong việc tiếp xúc với những người không phải là Thánh Hữu Ngày Sau hoặc những người không còn tích cực trong Giáo Hội nữa. Anh chị em có thể vẽ hình một ngôi nhà lên trên bảng và mời các học viên tra cứu Giáo Lý và Giao Ước 124:22–24, 60–61 tìm kiếm những từ mà Chúa đã sử dụng để mô tả các mục đích của Ngôi Nhà Nauvoo. Sau đó họ có thể viết các từ ngữ xung quanh ngôi nhà. Những từ này cũng có thể được áp dụng như thế nào với Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô? Chúng ta có thể làm gì để tạo nên một văn hóa chào đón giống như vậy trong tiểu giáo khu và nhà của mình?

Giáo Lý và Giao Ước 124:25–45, 55

Chúa truyền lệnh cho chúng ta xây cất đền thờ để chúng ta có thể nhận được các giáo lễ thiêng liêng.

  • Có lẽ các học viên có thể tưởng tượng là họ đang sống ở Nauvoo vào năm 1841 và làm việc trong Đền Thờ Nauvoo khi một người bạn hỏi: “Tại sao chúng ta tiếp tục xây cất những ngôi đền thờ này?” Anh chị em sẽ nói gì với người bạn này? Các học viên có thể tìm kiếm những ý kiến trong Giáo Lý và Giao Ước 124:28–30, 37–42, 55. Nếu một số học viên không quen thuộc với các giáo lễ được đề cập đến trong các câu này, thì hãy cân nhắc việc mô tả mục đích và phước lành của các giáo lễ này. Xin xem temples.ChurchofJesusChrist.org để được hướng dẫn về điều gì có thể là thích hợp để thảo luận bên ngoài đền thờ và để có hình đền thờ anh chị em có thể trưng bày trong lớp học.

    Hình Ảnh
    Joseph Smith cùng những người đàn ông đang xây cất Đền Thờ Nauvoo

    Joseph Smith at the Nauvoo Temple (Joseph Smith tại Đền Thờ Nauvoo), tranh do Gary E. Smith họa

Giáo Lý và Giao Ước 124:45–55

Chúa sẽ ban phước cho những người cố gắng vâng theo các lệnh truyền của Ngài.

  • Các Thánh Hữu đã được truyền lệnh phải xây cất một đền thờ ở Hạt Jackson nhưng “đã bị kẻ thù của họ cản trở” (Giáo Lý và Giao Ước 124:51). Trong các câu 49–55, mà Chúa đề cập đến tình huống này, có thể có một sứ điệp trấn an dành cho những người muốn vâng theo các lệnh truyền của Thượng Đế nhưng bị ngăn cản làm như vậy vì gia đình hoặc những hoàn cảnh khác. Anh chị em có thể đọc các câu này với các học viên và yêu cầu họ nghĩ về những tình huống mà trong đó người ta có thể không đáp ứng được những mong muốn ngay chính của họ vì hoàn cảnh mà họ không thể khống chế được. Chúng ta tìm thấy lời khuyên nào trong các câu này mà có thể giúp đỡ một người nào đó trong tình huống như vậy? Những câu này dạy chúng ta điều gì về sự vâng lời?

Giáo Lý và Giao Ước 124:91–92

Chúa có thể hướng dẫn chúng ta qua phước lành tộc trưởng của chúng ta.

  • Liệu các học viên trong lớp của anh chị em sẽ được lợi ích từ cuộc thảo luận về tộc trưởng và các phước lành tộc trưởng không? Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách mời các học viên trong lớp đọc Giáo Lý và Giao Ước 124:91–92, tìm kiếm những điều Hyrum Smith được kêu gọi để làm. Sau đó anh chị em có thể viết lên trên bảng Điều GìTại Sao và mời các học viên đọc “Phước Lành Tộc Trưởng, Các” (Trung Thành với Đức Tin, trang 159–161) để tìm hiểu xem phước lành tộc trưởng là gì và tại sao các phước lành đó rất quý báu. Làm thế nào một người có thể chuẩn bị để nhận được một phước lành tộc trưởng? Cân nhắc việc mời một vài người đã nhận được phước lành tộc trưởng của họ chia sẻ tại sao họ biết ơn về phước lành đó. (Nhắc họ không nên chia sẻ bất kỳ điều gì quá riêng tư hoặc thiêng liêng từ phước lành của họ.) Làm thế nào chúng ta cho thấy rằng chúng ta trân quý phước lành tộc trưởng của mình?

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy cầu nguyện cho các học viên của anh chị em. Cầu nguyện bằng cách nêu đích danh của những người mà anh chị em giảng dạy. Anh chị em có thể cầu nguyện để hiểu nhu cầu của họ và để biết phải giảng dạy điều gì nhằm đáp ứng những nhu cầu này. Anh chị em cũng có thể cầu xin Cha Thiên Thượng “chuẩn bị tấm lòng họ” (An Ma 16:16) để tiếp nhận các lẽ thật anh chị em sẽ giảng dạy. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 6.)