Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 18–24 tháng Mười. Giáo Lý và Giao Ước 121–123: “Hỡi Thượng Đế, Ngài Ở Đâu?”


“Ngày 18–24 tháng Mười. Giáo Lý và Giao Ước 121–123: ‘Hỡi Thượng Đế, Ngài Ở Đâu?’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 18–24 tháng Mười. Giáo Lý và Giao Ước 121–123,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
Ngục Thất Liberty

Liberty Jail Spring (Ngục Thất Liberty vào Mùa Xuân), tranh do Al Rounds họa

Ngày 18–24 tháng Mười

Giáo Lý và Giao Ước 121–123

“Hỡi Thượng Đế, Ngài Ở Đâu?”

Cách tốt nhất để chuẩn bị giảng dạy là đọc thánh thư, suy nghĩ về những người anh chị em giảng dạy, và tuân theo Thánh Linh. Các sinh hoạt trong đại cương này cũng có thể bổ sung cho sự soi dẫn anh chị em nhận được.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các học viên trong lớp chọn một sứ điệp từ Giáo Lý và Giao Ước 121–23 mà họ muốn chia sẻ với một người nào đó đang đau khổ. Hãy để cho họ giải thích về sự lựa chọn của họ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 121:1–33122

Nếu chúng ta biết kiên trì chịu đựng, thì Thượng Đế sẽ nâng chúng ta lên cao.

  • Anh chị em có thể có những học viên, mà vì những thử thách khó khăn, có những cảm giác như Joseph Smith đã bày tỏ trong Giáo Lý và Giao Ước 121:1–6. Sau khi đọc các câu này cùng với nhau, anh chị em có thể mời các học viên trong lớp nhận ra và chia sẻ các sứ điệp trong các câu 7–33 mà mang đến cho họ niềm hy vọng và an ủi trong lúc gặp khó khăn. “Kiên trì chịu đựng” có nghĩa là gì? (câu 8). Đấng Cứu Rỗi giúp chúng ta kiên trì chịu đựng như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ nhau kiên trì chịu đựng?

  • Để giúp các học viên trong lớp xem xét làm thế nào những khó khăn “ban cho chúng ta “kinh nghiệm” và “vì lợi ích của [chúng ta]” (Giáo Lý và Giao Ước 122:7), anh chị em có thể đưa cho họ một tờ giấy và yêu cầu họ viết xuống một khó khăn mà họ đã trải nghiệm được. Ở mặt bên kia của tờ giấy, các học viên có thể viết những từ “kinh nghiệm” và “lợi ích.” Trong khi anh chị em cùng nhau thảo luận Giáo Lý và Giao Ước 122, hãy khuyến khích các học viên viết xuống bất cứ suy nghĩ nào họ có về “mặt bên kia” của khó khăn của họ: “kinh nghiệm” hoặc “lợi ích” họ có được. Một số học viên có thể cảm thấy thoải mái chia sẻ làm thế nào khó khăn của họ cuối cùng mang lại lợi ích cho họ. Hoặc họ có thể đọc kinh nghiệm của Anh Cả Koichi Aoyagi trong “Hãy Tiếp Tục Con Đường của Ngươi” (Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 126–128).

Giáo Lý và Giao Ước 121:34–46

Chúng ta cần phải ngay chính để tiếp cận với “các quyền năng trên trời.”

  • Có thể là thú vị để so sánh cách “uy quyền hay ảnh hưởng” được duy trì trên thế gian với cách Chúa dạy rằng uy quyền và ảnh hưởng nên được duy trì (xin xem tiết 121). Để phụ giúp trong cuộc thảo luận này, anh chị em có thể vẽ lên trên bảng một cái bảng có hai cột với tựa đề Quyền Uy trên Thế GianCác Quyền Năng Trên Trời. Các học viên có thể điền vào cái bảng đó những từ và cụm từ trong Giáo Lý và Giao Ước 121:34–46. Làm thế nào các câu này có thể thay đổi cách chúng ta xem các trách nhiệm của mình trong gia đình mình, với tư cách là những người anh em và chị em phục sự, hoặc trong những trường hợp khác mà chúng ta hy vọng có ảnh hưởng tốt đến người khác?

  • Một cách để thảo luận lời khuyên bảo và các phước lành tuyệt vời trong Giáo Lý và Giao Ước 121:45–46 là chia lớp học ra thành nhiều nhóm và yêu cầu mỗi nhóm nghiên cứu và thảo luận một cụm từ trong các câu này, chẳng hạn như “hãy để cho đức hạnh của ngươi làm đẹp tư tưởng của ngươi luôn luôn;” hoặc “như những hạt sương từ thiên thượng.” Họ có thể tìm kiếm định nghĩa của những từ, đọc các đoạn thánh thư liên quan trong phần chú thích, và thảo luận các cụm từ này có ý nghĩa gì đối với họ. Một số nhóm có thể muốn vẽ tranh minh họa cụm từ của họ. Mời mỗi nhóm chia sẻ với lớp học về điều họ học được.

Giáo Lý và Giao Ước 122:8–9

Chúa Giê Su Ky Tô đã hạ mình xuống thấp hơn tất cả mọi vật và củng cố chúng ta trong những thử thách của chúng ta.

  • Việc hiểu rằng Chúa Giê Su Ky Tô “đã hạ mình xuống thấp hơn tất cả [mọi vật]” có thể mang đến cho các học viên sự tin tưởng để tìm đến Ngài. Các câu thánh thư bổ sung sau đây có thể giúp giải thích ý nhĩa của những cụm từ này: Ê Sai 53:3–4; Hê Bơ Rơ 2:17–18; 1 Nê Phi 11:16–33; An Ma 7:11–13. Các học viên có thể đọc các câu này, cùng với Giáo Lý và Giao Ước 122:8, tìm kiếm một điều gì đó mà xây đắp đức tin của họ rằng Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp đỡ họ trong những thử thách của họ. Họ cũng có thể tìm thấy sự soi dẫn trong những bài thánh ca về Đấng Cứu Rỗi, chẳng hạn như “Ta Cất Tiếng Hát Vinh Danh Giê Su” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 25).

  • Lời phát biểu trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” mang đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về cách Đấng Cứu Rỗi đã hạ mình xuống thấp hơn tất cả mọi vật. Anh chị em có thể nghĩ về một cách thức mà anh chị em có thể minh họa việc ở “thấp hơn” một vật nặng làm cho chúng ta “ở trong vị trí hoàn hảo để nâng [nó] lên.” Làm thế nào việc biết rằng Đấng Cứu Rỗi đã hạ mình thấp hơn tất cả mọi vật giúp đỡ chúng ta trong những thử thách của chúng ta?

    Hình Ảnh
    Chúa Giê Su trên nền đất trong Vườn Ghết Xê Ma Nê

    Chúa Giê Su hiểu thấu nỗi thống khổ của chúng ta. Not My Will, But Thine (Không Phải theo Ý Con mà Ý Ngài Được Nên), tranh do Walter Rane họa.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Đấng Ky Tô đã hạ mình xuống thấp hơn tất cả mọi vật.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks dạy rằng: “Có hàng triệu người kính sợ Thượng Đế, họ là những người cầu nguyện lên Thượng Đế để được nhấc ra khỏi cảnh hoạn nạn của họ. Đấng Cứu Rỗi của chúng ta đã mặc khải rằng Ngài đã ‘xuống thấp hơn tất cả mọi vật’ (GL&GƯ 88:6). Như Anh Cả Neal A. Maxwell đã dạy: “Sau khi đã ‘xuống thấp hơn tất cả mọi vật,’ Ngài thấu hiểu, một cách trọn vẹn và trực tiếp, đầy đủ mọi nỗi đau khổ của con người’ [Ensign, tháng Mười Một năm 1997, trang 23]. Chúng ta còn có thể nói rằng vì đã xuống thấp hơn tất cả mọi vật nên Ngài đã ở trong vị trí hoàn hảo để nâng chúng ta lên và ban cho chúng ta sức mạnh cần thiết để chịu đựng cảnh hoạn nạn của mình” (“Được Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô Củng Cố,” Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 64).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sự kêu gọi của anh chị em là được soi dẫn. Với tư cách là một giảng viên, anh chị em đã được Chúa kêu gọi để ban phước cho con cái của Ngài. Chúa muốn anh chị em thành công, vì thế khi anh chị em sống xứng đáng với sự giúp đỡ của Ngài, Ngài sẽ ban cho anh chị em sự mặc khải mà anh chị em cần (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 5).