Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 30 tháng Mười Hai–ngày 5 tháng Một. Lời giới thiệu của Sách Mặc Môn: “Một Chứng Thư Khác về Chúa Giê Su Ky Tô”


“Ngày 30 tháng Mười Hai–ngày 5 tháng Một. Lời giới thiệu của Sách Mặc Môn: ‘Một Chứng Thư Khác về Chúa Giê Su Ky Tô,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 30 tháng Mười Hai–ngày 5 tháng Một. Lời giới thiệu của Sách Mặc Môn,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Hình Ảnh
các bảng khắc bằng vàng

Ngày 30 tháng Mười Hai–ngày 5 tháng Một

Lời giới thiệu của Sách Mặc Môn

“Một Chứng Thư Khác về Chúa Giê Su Ky Tô”

Hãy học tập trong trang tựalời giới thiệu của Sách Mặc Môn; các chứng ngôn của Ba Nhân Chứng, Tám Nhân Chứng, và Tiên Tri Joseph Smith; và “Giải Thích Tóm Lược về Sách Mặc Môn.” Khi anh chị em làm như vậy, hãy tìm kiếm những sự thúc giục từ Đức Thánh Linh về cách thức mà anh chị em có thể soi dẫn lớp học của mình để bắt đầu việc học tập đầy ý nghĩa về Sách Mặc Môn.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để bắt đầu, anh chị em có thể mời một vài người chia sẻ điều họ học được từ lời giới thiệu của Sách Mặc Môn mà đã giúp gia tăng chứng ngôn của họ về quyển sách thiêng liêng này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Trang tựa của Sách Mặc Môn

Sách Mặc Môn có thể củng cố đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Việc đọc trang tựa của Sách Mặc Môn, do Mô Rô Ni viết, có thể chuẩn bị cho các thành viên trong lớp của anh chị em học tập Sách Mặc Môn năm nay. Những sứ điệp trong trang tựa giúp nâng cao việc học tập của họ như thế nào? Anh chị em có thể viết một hoặc nhiều câu hỏi lên bảng—như Tại sao chúng ta có Sách Mặc Môn? hoặc Sách Mặc Môn khác với những quyển sách khác như thế nào?—và mời các thành viên trong lớp tìm kiếm câu trả lời khi họ đọc trang tựa một mình hay theo cặp. Sau đó, họ có thể chia sẻ những ấn tượng đến với họ. Anh chị em cũng có thể khuyến khích các thành viên trong lớp thảo luận về những kế hoạch học Sách Mặc Môn của họ trong năm nay. Ví dụ, họ sẽ tìm kiếm điều gì? Làm thế nào họ học hỏi từ Đức Thánh Linh trong khi học tập?

  • Một trong những mục đích quan trọng nhất của Sách Mặc Môn được viết trong trang tựa là: để thuyết phục “dân Do Thái và Dân Ngoại tin rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô.” Anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp chia sẻ những đoạn trong Sách Mặc Môn mà đã củng cố đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô (họ cũng có thể đọc một vài đoạn được liệt kê trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Các thành viên trong lớp có thể đọc một số câu này với người ngồi bên cạnh và chia sẻ cách mà Sách Mặc Môn đã ảnh hưởng đến chứng ngôn của họ về Đấng Cứu Rỗi.

Lời Giới Thiệu Sách Mặc Môn

Sách Mặc Môn có thể giúp chúng ta “đến gần Thượng Đế hơn.”

  • Lời Giới Thiệu Sách Mặc Môn cung cấp thông tin quan trọng cho người đọc để hiểu. Các thành viên trong lớp của anh chị em có thể được lợi ích khi đọc lời giới thiệu và nhận ra ba đến năm điểm có ích để chia sẻ với một người đọc Sách Mặc Môn lần đầu tiên. Sau đó, các thành viên trong lớp có thể chia sẻ điều họ tìm thấy. Họ thậm chí có thể muốn đóng diễn việc giới thiệu Sách Mặc Môn cho một người nào đó. Các video được gợi ý trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng có thể có ích.

  • Một số thành viên trong lớp của anh chị em có thể có những kinh nghiệm mà đã xác nhận lẽ thật về những lời của Joseph Smith: “Một người sẽ đến gần Thượng Đế hơn nhờ tuân theo những lời giảng dạy trong [Sách Mặc Môn] thay vì tuân theo bất cứ cuốn sách nào khác.” Anh chị em có thể yêu cầu các thành viên trong lớp chia sẻ việc sống theo các lẽ thật trong Sách Mặc Môn đã giúp họ đến gần Thượng Đế hơn như thế nào. Anh chị em cũng có thể mời các thành viên trong lớp chia sẻ câu trả lời cho ba câu hỏi sau được Chủ Tịch Russell M. Nelson đề nghị: “Thứ nhất, cuộc sống của các anh chị em sẽ ra sao nếu không có Sách Mặc Môn? Thứ hai, anh chị em sẽ không biết điều gì? Và thứ ba, anh chị em sẽ không có điều gì?” (“Sách Mặc Môn: Cuộc Sống Của Chúng Ta Sẽ Ra Sao Nếu Không Có Sách Này?Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 61).

  • Có ai trong lớp của anh chị em đã đọc những đoạn trong Sách Mặc Môn nói về những cái tên khác của kế hoạch cứu rỗi, như được gợi ý trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình không? Nếu có, hãy mời họ chia sẻ điều họ biết được.

Chứng Ngôn của Ba Nhân Chứng”; “Chứng Ngôn của Tám Nhân Chứng

Tất cả chúng ta đều có thể là nhân chứng cho Sách Mặc Môn.

  • Việc học tập các chứng ngôn của Ba Nhân Chứng và Tám Nhân Chứng có thể củng cố chứng ngôn của các thành viên trong lớp của anh chị em và giúp họ suy ngẫm cách mà họ có thể chia sẻ chứng ngôn của họ. Anh chị em có thể yêu cầu một nửa lớp đọc “Chứng Ngôn của Ba Nhân Chứng” và nửa còn lại đọc “Chứng Ngôn của Tám Nhân Chứng” và chia sẻ những ấn tượng hoặc chi tiết nổi bật với họ. Hai chứng ngôn này khác nhau như thế nào? Hai chứng ngôn này tương tự nhau như thế nào? Chúng ta học được điều gì từ các nhân chứng này về việc chia sẻ chứng ngôn của mình? Để bắt đầu một cuộc thảo luận về lý do tại sao Ba Nhân Chứng là quan trọng, anh chị em có thể chia sẻ lời phát biểu của Chủ Tịch Dallin H. Oaks hay chứng ngôn của John Whitmer trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung,” hoặc anh chị em có thể cho xem video “The Testimony of the Three Witnesses (Chứng Ngôn của Ba Nhân Chứng)” (ChurchofJesusChrist.org).

Hình Ảnh
Joseph Smith và Ba Nhân Chứng cầu nguyện cùng nhau

Ba Nhân Chứng chia sẻ chứng ngôn về Sách Mặc Môn.

Chứng Ngôn của Tiên Tri Joseph Smith

Joseph Smith là một công cụ trong tay của Thượng Đế để phổ biến Sách Mặc Môn.

  • Các thành viên trong lớp có thể đã quen thuộc với những sự kiện được miêu tả trong “Chứng Ngôn của Tiên Tri Joseph Smith,” nhưng có lẽ anh chị em có thể giúp họ tìm kiếm các ý tưởng mới. Ví dụ, anh chị em có thể mời họ liệt kê các sự kiện then chốt trong câu chuyện của Joseph Smith. Chúng ta có thể rút ra điều gì từ kinh nghiệm của ông về sự quan trọng mà Chúa dành cho Sách Mặc Môn?

  •    

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Để khuyến khích các thành viên trong lớp đọc 1 Nê Phi 1–7, hãy mời họ tìm kiếm những ý kiến hay lẽ thật có ích cho những hoàn cảnh hiện tại của họ—ví dụ, một thử thách trong gia đình hay một sự kêu gọi trong Giáo Hội.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Những đoạn trong Sách Mặc Môn làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.

 

  •  

  •    

  •  

 

Tầm quan trọng của Ba Nhân Chứng.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã giải thích tại sao chứng ngôn của Ba Nhân Chứng rất thuyết phục:

Chứng ngôn của Ba Nhân Chứng về Sách Mặc Môn đứng vững với sức mạnh to lớn. Mỗi người họ có nhiều lý do và cơ hội để từ bỏ lời chứng của mình nếu nó không đúng, hoặc nói mập mờ về chi tiết nếu chúng không chính xác. Như đã được biết, vì những mối bất đồng hay ghen tức liên quan đến các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội, mỗi người trong số ba nhân chứng này đều bị khai trừ khỏi Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô khoảng tám năm sau khi chứng ngôn của họ được xuất bản. Cả ba người đều đi theo những con đường khác nhau, không hề quan tâm đến việc thông đồng với nhau. Nhưng cho đến cuối đời họ—khoảng thời gian từ 12 đến 50  năm sau khi họ bị khai trừ—không một ai thay đổi chứng ngôn đã được công bố hay nói những điều làm giảm đi tính trung thực của nó” (“The Witness: Martin Harris,” Ensign, tháng Năm năm 1999, trang 36).

Chứng ngôn của John Whitmer.

John Whitmer, một trong Tám Nhân Chứng của Sách Mặc Môn, đã nói: “Tôi chưa bao giờ nghe về bất kỳ ai trong số ba hay tám nhân chứng từng chối bỏ chứng ngôn mà họ đã chia sẻ. … Tên của chúng tôi đã đến với tất cả quốc gia, ngôn ngữ và dân tộc như một sự mặc khải thiêng liêng từ Thượng Đế. Và lời chứng đó sẽ hoàn thành các kế hoạch của Thượng Đế theo như lời tuyên bố trong đó” (trong Noel B. Reynolds, ấn bản, Book of Mormon Authorship Revisited: The Evidence for Ancient Origins [năm 1997], trang 55–56).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tìm kiếm sự soi dẫn của riêng mình. Thay vì xem những đại cương này như sự hướng dẫn mà anh chị em phải tuân theo, hãy sử dụng chúng như nguồn ý tưởng để mở ra sự soi dẫn của chính mình khi anh chị em suy nghĩ về nhu cầu của những người mình giảng dạy.