Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 25–31 tháng Ba. Ma Thi Ơ 14–15; Mác 6–7; Giăng 5–6: ‘Đừng Sợ’


“Ngày 25–31 tháng Ba. Ma Thi Ơ 14–15; Mác 6–7; Giăng 5–6: ‘Đừng Sợ’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019 (2019)

“Ngày 25–31 tháng Ba. Ma Thi Ơ 14–15; Mác 6–7; Giăng 5–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: 2019

Hình Ảnh
Chúa Giê Su cho đám đông ăn

Cho Họ Ăn, tranh do Jorge Cocco họa

Ngày 25–31 tháng Ba

Ma Thi Ơ 14–15; Mác 6–7; Giăng 5–6

“Đừng Sợ”

Khi anh chị em chuẩn bị để dạy từ Ma Thi Ơ 14–15; Mác 6–7; và Giăng 5–6, hãy tìm kiếm những sứ điệp thích hợp với cuộc sống của các trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Anh chị em nghĩ điều gì sẽ giúp các trẻ em hiểu những sứ điệp này? Đại cương này có thể cung cấp cho anh chị em một số ý kiến.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia sẻ

Cho thấy bức tranh của Chúa Giê Su bước đi trên mặt nước (xin xem đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình), và yêu cầu các trẻ em chia sẻ điều chúng biết về câu chuyện.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giăng 5:1–9

Chúa Giê Su Ky Tô biết điều chúng ta cần và có thể giúp chúng ta.

Khi anh chị em đọc về Chúa Giê Su chữa lành cho người đàn ông ở ao Bê Tết Đa, hãy suy ngẫm cách anh chị em có thể giúp các trẻ em thấy điều mà câu chuyện dạy vầ lòng tốt, tình yêu thương và những thuộc tính khác của Chúa Giê Su.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Sử dụng bức tranh Christ Healing the Sick at Bethesda (Sách Họa Phẩm Phúc Âm trang 42) để kể cho các trẻ em câu chuyên trong Giăng 5:1–9. Hoặc cho xem đoạn video “Jesus Heals a Man on the Sabbath” (Chúa Giê Su Chữa Lành Người Đàn Ông vào Ngày Sa Bát) (LDS.org). Yêu cầu các trẻ em tưởng tượng rằng chúng là người được Chúa Giê Su chữa lành. Chúng sẽ cảm thấy như thế nào khi Chúa Giê Su chữa lành cho mình?

  • Yêu cầu các trẻ em kể tên một vài điều khó đối với chúng hoặc làm chúng buồn. Kể cho chúng nghe về một lần trong cuộc đời của anh chị em khi anh chị em nhận sự giúp đỡ từ Đấng Cứu Rỗi trong một thử thách khó khăn. Làm chứng rằng Chúa Giê Su biết về tất cả những vấn đề của chúng ta và muốn giúp chúng ta.

Ma Thi Ơ 14:13–21

Chúng ta noi theo tấm gương của Chúa Giê Su khi chúng ta tốt với người khác.

Một cách mà Chúa Giê Su bày tỏ tình yêu thương là cho những người đi theo Ngài ăn khi họ đói. Làm cách nào anh chị em giúp các trẻ em biết phục vụ người khác giống như Chúa Giê Su đã làm?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các trẻ em thấy một cái giỏ và vài lát bánh mì khi anh chị em kể câu chuyện trong Ma Thi Ơ 14:13–21. Giải thích rằng mặc dù Chúa Giê Su đã cố gắng để tìm một nơi yên tĩnh, nhưng người dân vẫn muốn ở gần Ngài. Chia sẻ phần còn lại của câu chuyện với các trẻ em, và yêu cầu chúng lắng nghe điều Chúa Giê Su đã làm để cho thấy lòng tốt và tình yêu thương đối với họ.

  • Yêu cầu các trẻ em chia sẻ những cách mà một người đã tử tế đối với chúng. Các trẻ em có thể làm gì tuần này để trở nên tử tế với người khác? Với mọi câu trả lời các trẻ em đưa ra, hãy vẽ một ổ bánh mì hay một con cá lên bảng. Nói với các trẻ em rằng khi chúng làm những điều này, chúng đang noi theo tấm gương mà Chúa Giê Su đã nêu khi Ngài cho năm ngàn người đang đói ăn.

Ma Thi Ơ 14:22–33

Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta không sợ hãi.

Phi E Rơ đã cho thấy đức tin lớn lao khi ông bước trên mặt nước đến với Chúa Giê Su. Các trẻ em có thể học được những bài học nào từ câu chuyện này?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy bức tranh Jesus Walking on the Water (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 43) khi anh chị em kể câu chuyện này theo lời riêng của mình. Suy nghĩ việc sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để giúp đỡ các trẻ em kể lại câu chuyện cho anh chị em. Anh chị em cũng có thể mang đến một bát nước nhỏ và mời các trẻ em giả vờ “bước” những ngón tay qua mặt nước.

  • Cho xem đoạn video “Wherefore Didst Thou Doubt?” (Sao Ngươi Hồ Nghi Làm Vậy?) (LDS.org), và yêu cầu các trẻ em xem và tìm nguyên nhân Phi E Rơ sợ hãi. Và rồi yêu cầu các trẻ em kể về những lúc khi chúng cảm thấy sợ hãi và chia sẻ điều gì đã giúp chúng. Giúp các trẻ em hiểu rằng đức tin nơi Chúa Giê Su giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn tuổi

Giăng 5:17–47

Chúa Giê Su Ky Tô dạy chúng ta về Cha Thiên Thượng.

Làm cách nào những lời giảng dạy của Chúa Giê Su vè Cha của Ngài giúp các trẻ em biết về Cha Thiên Thượng?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Tạo ra hai bộ thẻ giấy giống nhau với những từ mà Chúa Giê Su đã dùng để dạy về Cha Thiên Thượng trong Giăng 5, như yêu, sự sống,các việc (xin xem Giăng 5:20, 26, 36). Đặt những tấm thẻ giấy úp xuống, và yêu cầu các trẻ em tìm những thẻ giống nhau bằng việc lật hai tấm thẻ mỗi lần. Khi những tấm thẻ giống nhau được tìm ra, hãy đọc câu chứa từ đó, và hỏi các trẻ em từ đó dạy chúng ta điều gì về Cha Thiên Thượng.

  • Yêu cầu các trẻ em đọc Giăng 5:30, và hoàn thành câu này: “Ta chẳng tìm ý muốn của ta, mà …” Làm cách nào Đấng Ky Tô làm theo ý muốn của Cha Thiên Thượng của Ngài? Làm cách nào chúng ta có thể làm theo ý muốn của Cha Thiên Thượng?

Giăng 6:5–14

Những sự dâng hiến nhỏ của chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt.

Một cậu bé đã cung ứng bánh mì và cá mà Chúa Giê Su dùng để cho năm ngàn người ăn. Làm cách nào anh chị em có thể giúp các trẻ em mà anh chị em giảng dạy biết cách mà chúng co thể đóng góp cho công việc của Chúa?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia một số bánh quy hoặc những mẩu bánh mì cho các trẻ em. Giúp các trẻ em tưởng tượng đám đông năm ngàn người lớn như thế nào. Việc cho nhiều người ăn như vậy chỉ với năm cái bánh mì và hai con cá sẽ trông như thế nào?

  • Mời một đứa trẻ kể câu chuyện về việc cho năm ngàn người ăn theo lời riêng của em đó. Làm thế nào chúng ta trở nên giống như cậu bé trong Giăng 6:9? Mời các trẻ em vẽ những ổ bánh mì và cá lên giấy và viết một số điều chúng có thể dâng lên Chúa để giúp đỡ công việc của Ngài.

  • Trao cho các trẻ em một trò chơi ghép hình nhỏ để hoàn tất. Điều gì sẽ xảy ra nếu một mảnh ghép bị mất? Giải thích rằng mỗi chúng ta giống như một mảnh ghép—tất cả chúng ta đều có điều gì đó quan trọng để đóng góp cho cuộc sống của những người khác. Làm cách nào các trẻ em đóng góp cho gia đình và lớp học của chúng?

Hình Ảnh
bánh mì và cá

Chúa Giê Su đã cho năm ngàn người ăn một cách kỳ diệu với năm cái bánhvà hai con cá.

Ma Thi Ơ 14:22–33

Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta không sợ hãi.

Đức tin và sự sợ hãi đóng vai trò đáng chú ý trong câu chuyện về Chúa Giê Su và Phi E Rơ bước trên mặt biển. Các trẻ em có thể học được gì từ câu chuyện này?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy bức tranh trong đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Yêu cầu các trẻ em tìm một câu trong Ma thi Ơ 14 mà miêu tả bức tranh đó.

  • Yêu cầu các trẻ em tìm kiếm những dấu hiệu của đức tin và dấu hiệu của sự sợ hãi khi chúng đọc Ma Thi Ơ 14:22–33. Anh chị em có thể cho xem đoạn video “Wherefore Didst Thou Doubt?” (Sao Ngươi Hồ Nghi Làm Vậy?) (LDS.org). Có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là gì? Làm cách nào chúng ta thay thế nỗi sợ bằng đức tin?

  • Yêu cầu các trẻ em tưởng tượng chúng có mặt ở đó và có một máy ảnh khi Chúa Giê Su và Phi E Rơ bước đi trên mặt biển. Khoảnh khắc nào chúng sẽ chọn để chụp và tại sao? Gợi ý rằng chúng tìm trong Ma Thi Ơ 14:22–33 cho những ý kiến. Mời các trẻ em vẽ một bức tranh về khoảnh khắc mà chúng chọn, chia sẻ những bức tranh của chúng, và giải thích tại sao chúng chọn khoảnh khắc đó.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Nếu các trẻ em hoàn thành trang sinh hoạt của tuần này, hãy mời chúng sử dụng nó để giảng dạy cho gia đình về điều chúng đã học ngày hôm nay.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Mời Chia Sẻ. Hỏi các trẻ em về những suy nghĩ, cảm giác và kinh nghiệm của chúng. Anh chị em sẽ thấy rằng chúng thường có những ý kiến đơn giản nhưng sâu sắc.