Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 4–10 tháng Ba. Ma Thi Ơ 8–9; Mác 2–5: ‘Đức Tin Của Ngươi Làm Cho Ngươi Được Trọn Lành.’


“Ngày 4–10 tháng Ba. Ma Thi Ơ 8–9; Mác 2–5: ‘Đức Tin Của Ngươi Làm Cho Ngươi Được Trọn Lành.’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019 (2019)

“Ngày 4–10 tháng Ba. MaThi Ơ 8–9; Mác 2–5,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: 2019

Hình Ảnh
Chúa Giê Su chữa lành người què

Sự Chữa Lành Trong Đôi Cánh Của Ngài, tranh do Jon McNaughton họa

Ngày 4–10 tháng Ba

Ma Thi Ơ 8–9; Mác 2–5

“Đức Tin Của Ngươi Làm Cho Ngươi Được Trọn Lành”

Bắt đầu bằng việc đọc Ma Thi Ơ 8–9 and Mác 2–5. Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể giúp anh chị em hiểu những chương này, và đại cương này có thể cung cấp cho anh chị em những ý kiến để giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Yêu cầu các trẻ em chia sẻ một câu chuyện về Chúa Giê Su thực hiện một phép lạ (xem danh sách những phép lạ tại đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Anh chị em cũng có thể cho thấy những bức tranh liên quan (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 4041, hoặc LDS.org).

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ma Thi Ơ 8–9; Mác 25

Chúa Giê Su Ky Tô có quyền năng để thực hiện những phép lạ.

Khi anh chị em đọc về những phép lạ của Đấng Cứu Rỗi về sự chữa lành, hãy suy ngẫm về những phép lạ nào để chia sẻ. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em mà mình giảng dạy hiểu vai trò của đức tin trong những phép lạ mà Chúa Giê Su đã thực hiện?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia sẻ câu chuyện về người đàn ông bị liệt từ Mác 2:1–12. Để có được sự giúp đỡ, xin xem “Chương 23: Người Đàn Ông Không Thể Đi Được,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 57–58, hoặc đoạn video tương ứng (LDS.org). Nói với các trẻ em rằng người đàn ông bị liệt không thể đi được. Giúp các trẻ em nhận ra rằng người đàn ông này được chữa lành và tha thứ bởi Đấng Cứu Rỗi.

  • Mời các trẻ em giả vờ “tỉnh dậy” giống như người con gái của Giai Ru khi anh chị em đọc từ Mác 5:22–23, 35–43. Giúp các trẻ em hiểu rằng Chúa Giê Su đã làm cho tất cả chúng ta có thể có được cuộc sống vĩnh cửu.

  • Đọc Mác 5:34. Giúp các trẻ em học thuộc đoạn “đức tin của ngươi làm cho ngươi được trọn lành,” có lẽ qua việc cho mỗi đứa trẻ một từ và bảo chúng nói những từ đó theo thứ tự. Có bất kỳ ai mà các trẻ em biết từng được chữa lành khi họ bị bệnh không?

  • Yêu cầu các trẻ em nhắm mắt lại khi anh chị em đọc từ Ma Thi Ơ 9:27–30. Khi anh chị em đọc về Chúa Giê Su chữa lành cho những người mù, hãy mời các trẻ em mở mắt ra. Các trẻ em cảm thấy như thế nào nếu Chúa Giê Su đã chưa lành cho chúng?

  • Mời các trẻ em nói về một lần khi chúng bị bệnh. Kể một câu chuyện về Chúa Giê Su chữa lành người bệnh, và làm chứng rằng quyền năng của Chúa Giê Su có thể chữa lành và ban phước chúng ta khi chúng ta cầu nguyện và nhận các phước lành chức tư tế. Giải thích rằng mặc dù Chúa đôi khi không ban cho chúng ta những phép lạ như mình mong muốn, nhưng Ngài yêu thương chúng ta và nhận ra những nhu cầu của chúng ta. Ngài sẽ ban cho chúng ta sự an ủi chúng ta cần.

Mác 4:35–41

Khi tôi sợ hãi hay gặp nguy hiểm, Chúa Giê Su có thể giúp tôi cảm thấy bình an.

Câu chuyện về Chúa Giê Su làm yên cơn bão có thể giúp các trẻ em biết rằng Ngài có thể ban cho chúng sự bình an khi chúng sợ hãi.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các trẻ em tưởng tượng rằng chúng đang ở trên thuyền khi anh chị em đọc Mác 4:35–41. (Cũng xem “Chương 21: Chúa Giê Su Ra Lệnh Cho Gió và Sóng Phải Lặng,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 53, hoặc đoạn video tương ứng trên LDS.org.) Yêu cầu các trẻ em mô tả chúng có thể cảm thấy như thế nào nếu chúng đã ở đó. Khi nào các trẻ em đã cảm thấy sợ hãi? Chúng đã tìm kiếm sự an ủi như thế nào?

  • Mời các trẻ em tạo âm thanh của một cơn bão và dừng lại khi một em nào đó nói “Hãy êm đi, lặng đi.” Làm chứng rằng giống như Chúa Giê Su có thể mang đến cho chúng ta sự bình yên khi có một cơn bão bên ngoài, Ngài cũng có thể mang đến cho chúng ta sự bình yên trong lòng khi chúng ta cảm thấy khó chịu trong mình.

  • Nghĩ về những hành động đi cùng với câu thứ ba trong bài hát “Tôi Suy Ngẫm Khi Đọc Câu Chuyện Hay Đó,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, 60.

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô làm yên cơn bão

Đấng Ky Tô làm yên cơn bão, tranh do Robert T. Barrett họa

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn Tuổi

Mác 25

Chúa Giê Su có thể thực hiện những phép lạ trong cuộc đời tôi khi tôi có đức tin nơi Ngài.

Chúa Giê Su đã thực hiện nhiều phép lạ trong suốt giáo vụ trần thế của Ngài. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em nhận ra rằng những phép lạ đang xảy ra ngày nay?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các trẻ em chọn một trong những phép lạ sau đây để đọc và vẽ: Mác 2:1–12; Mác 5:22–23, 35–43; hay Mác 5:24–34. Mời các trẻ em giải thích những bức tranh của chúng với cả lớp. Các trẻ em học được gì về Chúa Giê Su từ những câu chuyện này?

  • Yêu cầu các trẻ em diễn lại cảm giác chúng có khi bị bệnh, buồn phiền, sợ hãi hay lo lắng. Chúa Giê Su giúp đỡ chúng ta như thế nào khi chúng ta có những cảm giác này? Làm chứng rằng Chúa Giê Su có thể giúp các trẻ em trong tất cả những hoàn cảnh này.

  • Mời các trẻ em chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng hay người nào đó chúng biết nhận một phước lành chức tư tế. Người đó được chữa lành hoặc được ban phước như thế nào?

Ma Thi Ơ 8–9; Mác 25

Tôi có thể bày tỏ tình yêu thương cho người khác như Chúa Giê Su đã làm.

Chúa Giê Su đã cho thấy tình yêu thương lớn lao qua việc chữa lành người bệnh và người đau khổ. Suy ngẫm cách mà anh chị em có thế dạy các trẻ em cho thấy lòng trắc ẩn đối với những người thiếu thốn.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chọn thêm một phép lạ của Chúa Giê Su để ôn lại cùng với các trẻ em, như những phép lạ trong Mác 2:1–12; Mác 5:22–23, 35–43; hay Mác 5:24–34. (Cũng xem những đoạn video “Jesus Forgives Sins and Heals a Man Stricken with Palsy,” “Jesus Raises the Daughter of Jairus,” và “Jesus Heals a Woman of Faith” trên LDS.org.) Mời các trẻ em chia sẻ về một lần khi chúng giúp đỡ người thiếu thốn và chúng cảm thấy như thế nào.

  • Nhắc nhở các trẻ em rằng việc giúp đỡ người khác là một phần trong những giao ước báp têm của chúng (xin xem Mô Si A 18:8–10; An Ma 34:28).

Ma Thi Ơ 8:23–27; Mác 4:35–41

Khi tôi sợ hãi hay gặp nguy hiểm, Chúa Giê Su có thể giúp tôi cảm thấy bình an.

Các trẻ em cần biết rằng Đấng Cứu Rỗi có thể ban cho chúng sự bình an khi chúng đối mặt với những cơn bão trong cuộc đời—bây giờ và trong tương lai.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu một đứa trẻ sử dụng Mác 4:35–41 và bức tranh Jesus Calms the Storm (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 40) để kể câu chuyện về Chúa Giê Su làm yên cơn bão. Yêu cầu các trẻ em mô tả chúng có thể cảm thấy như thế nào nếu chúng đã ở đó.

  • Mời các trẻ em chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng cảm thấy bình yên sau khi cầu nguyện cho sự giúp đỡ. Nhắc nhở chúng rằng sự bình yên này đến từ Đấng Cứu Rỗi.

  • Phát cho mỗi trẻ em một tờ giấy có hình mây và mưa, và yêu cầu chúng viết lên đó một khó khăn mà một người có thể có. Đặt tất cả các đám mây lên trên bảng, che phủ bức tranh của Đấng Cứu Rỗi. Mời một đứa trẻ bỏ đi một trong những đám mây và gợi ý những cách chúng ta có thể giúp người khác với khó khăn dó để tìm kiếm sự bình an. Khi tất cả các đám mây bị loại bỏ, hãy làm chứng về quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để làm yên bão tố trong cuộc sống của chúng ta.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Giúp các trẻ em viết xuống một hành động phục vụ mà chúng sẽ thực hiện cho ai đó tuần này.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Các trẻ em rất tích cực. Có những lúc anh chị em có thể cảm thấy năng lượng của các trẻ em là một sự xao lãng khỏi việc học hỏi. Nhưng anh chị em có thể xây đắp tính tích cực của chúng bằng việc mời chúng diễn lại một câu chuyện hoặc thực hiện những hành động tương ứng với những sự kiện trong bài hát hay những câu thánh thư. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 25.)

Hình Ảnh
trang sinh hoạt: Chúa Giê Su có thể thực hiện những phép lạ