Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 1–14 tháng Tư. Ma Thi Ơ 16–17; Mác 9; Lu Ca 9: ‘Thầy là Đấng Ky Tô’


“Ngày 1–14 tháng Tư. Ma Thi Ơ 16–17; Mác 9; Lu Ca 9: “Thầy là Đấng Ky Tô” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019 (2019)

“Ngày 1–14 tháng Tư. Ma Thi Ơ 16–17; Mác 9; Lu Ca 9,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019

Hình Ảnh
Sự Hóa Hình của Đấng Ky Tô

Sự Hóa Hình, tranh do Carl Heinrich Bloch họa

Ngày 1–14 tháng Tư

Ma Thi Ơ 16–17; Mác 9; Lu Ca 9

“Thầy là Đấng Ky Tô”

Khi anh chị em suy ngẫm những chương này trong Kinh Tân Ước và lắng nghe các sứ điệp trong đại hội trung ương, hãy tập trung vào các sứ điệp mà anh chị em cảm thấy các trẻ em trong lớp học của mình đang cần.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Nếu các trẻ em trong lớp của anh chị em lắng nghe hoặc xem đại hội trung ương, hãy mời chúng chia sẻ một số điều chúng đã nghe hoặc thấy.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ma Thi Ơ 16:13–17

Tôi có thể nhận được chứng ngôn rằng Chúa Giê Su Ky Tô Là Vị Nam Tử của Thượng Đế.

Suy ngẫm cách anh chị em có thể sử dụng chứng ngôn của Phi E Rơ và câu trả lời của Chúa Giê Su để dạy các trẻ em một chứng ngôn là gì và tạo cảm hứng cho chúng tìm kiếm chứng ngôn cho riêng mình.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các trẻ em lắng nghe điều Phi E Rơ nói khi anh chị em đọc Ma Thi Ơ 16:15–17. (Cũng xem “Chương 32: Phi E Rơ Làm Chứng Về Đấng Ky Tô.” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 76–77, hoặc đoạn video tương ứng trên LDS.org.) Giải thích rằng Phi E Rơ đã chia sẻ chứng ngôn của Chúa Giê Su Ky Tô. Đọc những câu này lần nữa. (Hoặc cho xem đoạn video này lần nữa.) Lần này hãy yêu cầu các trẻ em lắng nghe ai đã nói với Phi E Rơ rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế.

  • Chia sẻ chứng ngôn về Chúa Giê Su Ky Tô, và giải thích cách anh chị em đã tiếp nhận nó. Mời các trẻ em tìm kiếm chứng ngôn riêng của chúng từ Cha Thiên Thượng.

Ma Thi Ơ 16:15–19

Chúa Giê Su Ky Tô ban các chìa khóa chức tư tế cho các vị tiên tri và sứ đồ.

Đấng Cứu Rỗi so sánh sự mặc khải với đá và thẩm quyền chức tư tế với các chìa khóa. Làm cách nào anh chị em sử dụng những sự so sánh này để giúp các trẻ em có đức tin nơi những người lãnh đạo Giáo Hội của Ngài?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các trẻ em thấy một hòn đá khi anh chị em đọc Ma Thi Ơ 16:18 với chúng. Lặp lại với các trẻ em cụm từ “ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy,” thêm vào các hành động minh họa cho những lời này. Giải thích rằng Giáo Hội được xây dựng trên “đá” của sự mặc khải.

  • Cho các trẻ em thấy một vài chìa khóa và hỏi rằng chúng ta sử dụng chìa khóa cho việc gì. Giải thích rằng Phi E Rơ và những Vị Sứ Đồ khác nhận chìa khóa chức tư tế từ Chúa Giê Su. Những chìa khóa này “mở” những phước lành cho chúng ta và mở lối lên thiên thượng. Ví dụ, các chìa khóa chức tư tế cho phép chúng ta được báp têm và dự phần Tiệc Thánh. Phát cho các trẻ em những chìa khóa bằng giấy, và yêu cầu chúng viết một số phước lành được các chìa khóa chức tư tế “mở [ra].”

  • Cho thấy một bức tranh của Vị Chủ Tịch của Giáo Hội, và chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng ông ấy nắm giữ tất cả những chìa khóa chức tư tế ngày nay, giống như Phi E Rơ.

Hình Ảnh
tượng Phi E Rơ đang cầm các chìa khóa

Chúa Giê Su ban chức tư tế cho Phi E Rơ.

Ma Thi Ơ 17:19–20

Đức tin của tôi có thể tạo ra những phép lạ.

Khi anh chị em có thể đọc lời hứa của Chúa Giê Su rằng đức tin giống như hạt cải có thể dời núi, những ấn tượng gì anh chị em nhận được từ các trẻ em mà anh chị em giảng dạy?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em lần lượt vẽ ngọn núi lớn và những hạt giống nhỏ lên bảng khi anh chị em đọc Ma Thi Ơ 17:19–20 với chúng. Giải thích rằng những ngọn núi mà chúng ta phải dời đi thường là những điều dường như khó cho chúng ta để làm. Một số điều gì mà chúng ta cảm thấy giống những ngọn núi đối với mình? Sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để giúp các trẻ em nghĩ về việc đức tin có thể giúp chúng làm những điều mà Thượng Đế muốn chúng làm.

  • Đặt một bức tranh về một ngọn núi một bên phòng học, và viết lên nó những từ như sợ hãi, nghi ngờ, hay lo lắng. Yêu cầu các trẻ em kể tên một số điều chúng có thể làm để tăng thêm đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy để mỗi đứa trẻ mà đã gợi ý một điều gì đó dời ngọn núi gần hơn phía kia của phòng học. Đọc Ma Thi Ơ 17:19–20, và làm chứng về quyền năng của đức tin trong cuộc sống của anh chị em.

  • Sau khi đọc những lời dạy của Chúa Giê Su trong Ma Thi Ơ 17:19–20, đưa cho mỗi đứa trẻ một hạt giống để mang về nhà. Mời các trẻ em gieo hạt giống và để ở chỗ mà chúng có thể theo dõi nó phát triển để giúp chúng nhớ có đức tin nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn tuổi

Ma Thi Ơ 16:13–17

Một chứng ngôn về Chúa Giê Su Ky Tô đến qua sự mặc khải từ thiên thượng.

Làm cách nào chứng ngôn của Phi E Rơ trong Ma thi Ơ 16:13–17 giúp đỡ các trẻ em khi chúng xây đắp chứng ngôn của mình?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hỏi các trẻ em điều chúng sẽ nói nếu một người hỏi chúng: “Ai là Chúa Giê Su?” Mời các trẻ em đọc Ma Thi Ơ 16:13–17 để tìm ra cách Phi E Rơ trả lời câu hỏi đó. Làm cách nào ông ấy nhận được chứng ngôn từ Chúa Giê Su? Chúng ta có thể làm gì để củng cố chứng ngôn của mình?

  • Giúp các trẻ em so sánh cách chúng ta biết những lẽ thật thuộc linh với cách chúng ta biết những lẽ thật khác. Ví dụ, làm thế nào chúng ta biết một người cao bao nhiêu hay thời tiết như thế nào? Làm cách nào chúng ta biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế?

  • Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về Chúa Giê Su Ky Tô, và khuyến khích các trẻ em đạt được hoặc củng cố chứng ngôn riêng của chúng.

Ma Thi Ơ 16:15–19

Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô được lãnh đạo bởi những người nắm giữ các chìa khóa chức tư tế.

Học trong Ma Thi Ơ 16:15–19 có thể xây đắp đức tin của các trẻ em rằng Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô được phục hồi từ cùng một Giáo Hội mà Chúa Giê Su đã thiết lập khi Ngài sống trên thế gian.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết Ma Thi Ơ 16:19 lên trên bảng, bỏ đi một số từ, kể cả từ “chìa khóa.” Yêu cầu các trẻ em tìm những từ bị thiếu.

  • Cho xem đoạn video “Priesthood Keys: The Restoration of Priesthood Keys” (Các Chìa Khóa Chức Tư Tế: Sự Phục Hồi của Các Chìa Khóa Chức Tư Tế) (LDS.org) hoặc ôn lại thông tin về chìa khóa chức tư tế trong Trung Thành với Đức Tin, trang 46. Các chìa khóa của chức tư tế là gì? Những chìa khóa của chức tư tế giống những chìa khóa thật như thế nào?

  • Giúp các trẻ em liệt kê lên bảng những người có các chìa khóa của chức tư tế. (Trung Thành với Đức Tin, trang 46, có một danh sách có thể giúp chúng.) Mời một người trong tiểu giáo khu của anh chị em giữ những chìa khóa này đến nói chuyện với lớp học về việc tại sao các chìa khóa chức tư tế là quan trọng.

  • Giấu một số chìa khóa (hoặc ảnh về chìa khóa) xung quanh phòng, và mời các trẻ em tìm kiếm chúng. Sau khi mỗi chìa khóa được tìm thấy, giúp các trẻ em nghĩ về những phước lành mà chúng ta vui hưởng nhờ các chìa khóa chức tư tế (ví dụ, gia đình vĩnh cửu, phép báp têm và lễ Tiệc Thánh).

Lu Ca 9:28–36

Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế.

Sự Hóa Hình của Đấng Ky Tô là một trong số ít lần trong thánh thư khi tiếng nói của Thượng Đế Đức Chúa Cha làm chứng về Vị Nam Tử Yêu Dấu của Ngài. Việc học hỏi câu chuyện này với các trẻ em có thể xây đắp đức tin của chúng nơi Đấng Ky Tô.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các trẻ em vẽ những bức tranh về Sự Hóa Hình của Đấng Ky Tô, như được tìm thấy trong Ma Thi Ơ 17:1–9. Yêu cầu các trẻ em giải thích những bức tranh của chúng với nhau. (Cũng xem đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình.)

  • Cho các trẻ em thời gian để suy ngẫm điều mà câu chuyện này dạy chúng về Chúa Giê Su Ky Tô. Mời các trẻ em viết những suy nghĩ của chúng lên trên bảng. Mời một vài trẻ em chia sẻ cách chúng biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Mời các trẻ em hỏi cha mẹ hay thành viên khác trong gia đình chúng cách họ nhận được chứng ngôn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Sử dụng âm nhạc. Các bài hát thiếu nhi và thánh ca có thể giúp các trẻ em thuộc mọi lứa tuổi hiểu và nhớ các lẽ thật phúc âm. Ca hát cũng có thể giữ các trẻ em tham gia một cách tích cực trong một kinh nghiệm học tập. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 22.)

Hình Ảnh
trang sinh hoạt: đức tin của chúng ta có thể tạo ra những phép lạ