Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 15–21 tháng Tư. Lễ Phục Sinh: ‘Hỡi Sự Chết, Sự Thắng của Mầy Ở Đâu?’


“Ngày 15–21 tháng Tư. Lễ Phục Sinh: ‘Hỡi Sự Chết, Sự Thắng của Mầy Ở Đâu?’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019 (2019)

“Ngày 15–21 tháng Tư. Lễ Phục Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: 2019

Hình Ảnh
Ngôi Mộ Vườn

Ngày 15–21 tháng Tư

Lễ Phục Sinh

“Hỡi Sự Chết, Sự Thắng của Mầy Ở Đâu?”

Sử dụng thời gian của anh chị em với các trẻ em để giúp chúng thấy Lễ Phục Sinh như một mùa để vui mừng trong Đấng Cứu Rỗi và gia tăng lòng biết ơn của chúng về sự hy sinh của Ngài. Các ý kiến trong đại cương này có thể thay đổi cho phù hợp để giúp anh chị em dạy các trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để giúp các trẻ em chia sẻ điều chúng biết về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài, anh chị em có thể cho thấy những bức tranh của Đấng Cứu Rỗi trong vườn Ghết Sê Ma Nê, trên cây thập tự và sau Sự Phục Sinh của Ngài (xin xem bức tranh trong đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia ĐìnhSách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 56, 57, 58, 59, và 60).

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của tôi.

Khi anh chị em đọc về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, hãy suy ngẫm cách anh chị em có thể giúp các trẻ em cảm thấy Chúa Giê Su yêu thương chúng nhiều như thế nào.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giảng dạy các trẻ em rằng bởi vì tất cả chúng ta đều có tội, chúng ta không thể trở về với Thượng Đế nếu không có một Đấng Cứu Rỗi gánh chịu cho tội lỗi của chúng ta. Chúa Giê Su có thể cứu chúng ta khỏi tội lỗi của mình nếu chúng ta hối cải. Giơ ra một cái gương, và để cho các trẻ em lần lượt nhìn vào gương. Khi mỗi đứa trẻ làm như vậy, hãy nói: “Chúa Giê Su yêu thương [tên của đứa trẻ], và Ngài có thể cứu [tên của đứa trẻ].”

  • Cho thấy bức tranh Jesus Praying in Gethsemane (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 56) khi anh chị em kể câu chuyện Chúa Giê Su chịu đau đớn trong vườn Ghết Sê Ma Nê cho tội lỗi của thế gian (xin xem Ma Thi Ơ 26:36–46; Lu Ca 22:39–44). Giải thích rằng nhờ sự đau đớn của Ngài, chúng ta có thể được tha thứ khi chúng ta chọn sai. Anh chị em cũng có thể sử dụng “Chương 51: Chúa Giê Su Chịu Đau Đớn trong Vườn Ghết Sê Ma Nê,” Các Câu Chuyện trong Kinh Tân Ước, trang 129–132, hoặc đoạn video tương ứng trên (LDS.org).

  • Hát cùng nhau “Tôi Suy Ngẫm Khi Đọc Câu Chuyện Hay Đó,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 60. Những từ nào trong bài hát được dùng để mô tả tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi? Hỏi các trẻ em làm thế nào chúng có thể giúp người khác cảm thấy tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi.

Vì Chúa Giê Su phục sinh, nên tôi có thể sống lại.

Làm cách nào anh chị em giúp các trẻ em hiểu rằng nhờ Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta và những người thân yêu của mình một ngày nào đó sẽ được phục sinh?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Dạy các trẻ em câu chuyện về Lễ Phục Sinh bằng cách sử dụng những bức tranh của Đấng Ky Tô trong vườn Ghết Sê Ma Nê, trên cây thập tự, và sau Sự Phục Sinh của Ngài, được tìm thấy trong Sách Họa Phẩm Phúc Âm (trang 56, 57, 58, 59, và 60), và tấm hình trọn trang ở đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Hãy để cho một vài trẻ em cầm những bức tranh đó khi anh chị em kể chuyện. Kể cho các trẻ em về một vài người đã thấy Chúa Giê Su sau khi Ngài được phục sinh, như Ma Ri (xin xem Giăng 20:1–18) hay Thô Ma (xin xem Giăng 20:24–29).

  • Tìm hiểu xem các trẻ em có biết tại sao chúng ta kỉ niệm Lễ Phục Sinh. Giải thích rằng vào Lễ Phục Sinh, chúng ta kỉ niệm ngày quan trọng nhất trong lịch sử—ngày Chúa Giê Su Ky Tô được phục sinh. Hỏi xem có trẻ em nào muốn chia sẻ điều gia đình chúng làm để tưởng nhớ Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Giải thích rằng phục sinh nghĩa là sống lại sau khi chúng ta chết. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng nhờ Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta sẽ được phục sinh—chúng ta sẽ sống lại sau khi chết, và chúng ta sẽ không bao giờ chết nữa.

  • Sử dụng một cái găng tay để dạy các trẻ em rằng tất cả chúng ta đều có thể xác (tượng trưng bởi cái găng tay) và linh hồn (tượng trưng bởi bàn tay). Khi chúng ta chết, linh hồn của chúng ta tiếp tục sống, nhưng thể xác chúng ta thì không. Khi được phục sinh, linh hồn và thể xác của chúng ta sẽ hợp lại lần nữa. Hãy để cho các trẻ em lần lượt đeo găng tay và cởi nó ra.

  • Hát với nhau một bài hát về Lễ Phục Sinh, như “Ngài Phục Sinh,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 55,, và cho các trẻ em thấy những bức tranh của Chúa Giê Su sau khi Ngài được phục sinh (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 59, 60, 61).

  • Cho thấy một tấm hình của một người đã mất mà anh chị em biết. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng người ấy sẽ được phục sinh nhờ Sự Chuộc Tội và Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Xem với nhau đoạn video “Jesus Is Resurrected” hoặc “The Risen Lord Appears to the Apostles” (LDS.org). Thêm những sứ điệp về Lễ Phục Sinh có thể tìm thấy trên mormon.org/easter.

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô với Ma Ri tại ngôi mộ trống

Ngài Đã Sống Lại, tranh do Greg Olsen họa

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn tuổi

Chúa Giê Su chịu đau đớn cho tôi trong vườn Ghết Sê Ma Nê và trên cây thập tự.

Khi anh chị em học hỏi về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi, hãy suy ngẫm cách anh chị em có thể giúp các trẻ em biết và ghi nhớ rằng Đấng Ky Tô chịu đau đớn trong vườn Ghết Sê Ma Nê và trên cây thập tự cho tội lỗi, bệnh tật và sự đau khổ của chúng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc với các trẻ em Lu Ca 22:39–44 và những câu chọn lọc từ Ma thi Ơ 27:29–50. Mời các trẻ em tìm kiếm những từ mà giúp chúng hiểu điều mà Đấng Cứu Rỗi đã trải qua trong vườn Ghết Sê Mê Nê và trên cây thập tự.

  • Giúp các trẻ em ghi nhớ tín điều thứ ba. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Chúa Giê Su Ky Tô có quyền năng để cứu chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết.

  • Giúp các trẻ em chuẩn bị những bài nói chuyện ngắn về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô mà chúng có thể chia sẻ với người khác. Khuyến khích các trẻ em thêm vào một câu thánh thư và những chứng ngôn trong bài nói chuyện của chúng. Nếu các trẻ em cần sự giúp đỡ thêm, chúng có thể đọc “Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, sự” trong Trung Thành với Đức Tin (36–43).

Vì Chúa Giê Su chết và phục sinh, nên tôi sẽ sống lại lần nữa.

Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy một ngày nào đó sẽ chứng kiến cái chết của một người thân yêu nếu chúng chưa sẵn sàng. Giúp các trẻ em biết rằng nhờ Chúa Giê Su Ky Tô được phục sinh, tất cả chúng ta sẽ được phục sinh.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trưng bày Sách Họa Phẩm Phúc Âm, trang 57, 58, và 59, và yêu cầu các trẻ em khớp các bức tranh với những đoạn sau đây: Ma Thi Ơ 27:29–38, 59–60; Giăng 20:10–18.

  • Mời các trẻ em tự đọc “Phục Sinh” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư và viết những câu hỏi chúng có thể có về những điều đã đọc. Cho các trẻ em thời gian để hỏi lẫn nhau những câu hỏi và cùng nhau tìm câu trả lời.

  • Giúp các trẻ em nhìn vào các đề tài đặc biệt của Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi để tìm kiếm một bài hát chúng có thể thích để học về Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô. Cùng nhau hát bài hát một vài lần. Hỏi các trẻ em điều chúng học được từ bài hát này.

  • Trước giờ học, hãy mời một vài trẻ em được chuẩn bị đến để chia sẻ chứng ngôn của chúng về Sự Chuộc Tội và Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô. Mời các trẻ em viết xuống chứng ngôn của chúng để chia sẻ ở nhà.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Để giúp các trẻ em chia sẻ điều chúng biết với gia đình mình, hãy khuyến khích chúng hát một bài hát về Chúa Giê Su Ky Tô ở nhà trong tuần này.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Các trẻ em được lợi ích từ sự lặp lại. Đừng sợ để lặp lại những sinh hoạt nhiều lần, đặc biệt là với các trẻ em nhỏ tuổi. Sự lặp lại sẽ giúp các trẻ em nhớ điều anh chị em giảng dạy.

Hình Ảnh
trang sinh hoạt: Tôi sẽ sống lại