Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 22–28 tháng Tư. Ma Thi Ơ 18; Lu Ca 10: ‘Tôi Phải Làm Gì Cho Được Hưởng Sự Sống Đời Đời?’


“Ngày 22–28 tháng Tư. Ma Thi Ơ 18; Lu Ca 10: ‘Tôi Phải Làm Gì Cho Được Hưởng Sự Sống Đời Đời?’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Tân Ước 2019 (2019)

“Ngày 22–28 tháng Tư. Ma Thi Ơ 18; Lu Ca 10,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: 2019

Hình Ảnh
người Sa Ma Ri nhân lành

Người Sa Ma Ri nhân lành, tranh do Dan Burr họa

Ngày 22–28 tháng Tư

Ma Thi Ơ 18; Lu Ca 10

“Tôi Phải Làm Gì Cho Được Hưởng Sự Sống Đời Đời?”

Lẽ thật nào trong Ma thi Ơ 18Lu Ca 10 mà các trẻ em cần học? Lắng nghe sự thúc giục từ Đức Thánh Linh khi anh chị em đọc những chương này. Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể giúp anh chị em hiểu giáo lý, và đại cương này có thể cung cấp cho anh chị em những ý kiến về cách để giảng dạy những lẽ thật này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Yêu cầu các trẻ em chia sẻ cách chúng đã kỉ niệm Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô vào Lễ Phục Sinh.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ma Thi Ơ 18:21–35

Tôi nên luôn luôn tha thứ cho người khác.

Khi anh chị em đọc Ma Thi Ơ 18:21–35, hãy suy ngẫm những kinh nghiệm của riêng anh chị em với sự tha thứ và điều các trẻ em cần biết về nguyên tắc này.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc Ma Thi Ơ 18:21, và mời các trẻ em nói “Mình tha thứ cho bạn” bảy lần. Hãy hỏi: “Tha thứ bảy lần đã đủ chưa?” Đọc câu 22 và giải thích rằng Chúa Giê Su muốn chúng ta chọn để luôn tha thứ.

  • Kể câu chuyện ngụ ngôn về kẻ đầy tớ không có lòng thương xót (xin xem Ma Thi Ơ 18:23–35). Nếu cần thiết, hãy giải thích rằng khi một người làm điều gì đó không tử tế với chúng ta, trước tiên, chúng ta chắc sẽ tức giận hoặc buồn phiền. Nhưng sự tha thứ có nghĩa là chúng ta có thể cảm thấy bình an lần nữa. (Anh chị em có thể cảm thấy được thúc giục để giúp các trẻ em hiểu rằng nếu một người nào đó làm cho chúng tổn thương, chúng nên nói với cha mẹ mình hoặc một người lớn đáng tin cậy khác.)

  • Viết Mình tha thứ cho bạn lên trên bảng, và nói với các trẻ em rằng những từ này có thể giúp thay đổi những khoảnh khắc buồn rầu thành những khoảnh khắc vui vẻ. Vẽ một khuôn mặt buồn lên bảng, và chia sẻ một số kinh nghiệm về các trẻ em tha thứ cho một người khác. Sau mỗi ví dụ, hãy mời một đứa trẻ thay đổi khuôn mặt buồn thành khuôn mặt vui.

  • Hát với các trẻ em bài “Dạy Con Bước Đi Vào Lẽ Thật,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 66. Yêu cầu các trẻ em đứng dậy khi chúng nghe từ giúp. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Cha Thiên Thượng sẽ giúp chúng ta tha thứ người khác.

Lu Ca 10:25–37

Chúa Giê Su đã dạy tôi phải xem tất cả mọi người như người lân cận mình và yêu thương họ.

Câu chuyện ngụ ngôn về người Sa Ma Ri nhân lành là một câu chuyện dễ nhớ mà có thể cho các trẻ em thấy ai là người lân cận mình. Nghĩ về những cách thức anh chị em có thể soi dẫn các trẻ em “Hãy đi, làm theo như vậy” (Lu Ca 10:37).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy hỏi mỗi đứa trẻ “Ai là người lân cận của em?” Giải thích rằng Chúa Giê Su đã dạy rằng bất kỳ ai cần sự giúp đỡ của chúng ta thì cũng là người lân cận của chúng ta, kể cả người đó không sống gần bên, và chúng ta nên đối đãi người đó với tình yêu thương.

  • Đọc Lu Ca 10:25–37 trong khi các trẻ em diễn lại câu chuyện ngụ ngôn về người Sa Ma Ri nhân lành, hãy luân phiên thay đổi vai diễn. Sau mỗi lần diễn, hãy yêu cầu các trẻ em chia sẻ cách chúng có thể trở nên giống người Sa Ma Ri nhân lành.

  • Viết một vài ví dụ về những tình huống mà một người cần giúp đỡ, và giấu những tờ giấy xung quanh phòng. Yêu cầu các trẻ em tìm kiếm những tờ giấy và giải thích cách chúng có thể cho thấy lòng tốt với người khác trong tình huống đó.

  • Hát với các trẻ em bài “Lòng Nhân Nên Khởi Từ Tôi,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 63. Chia các trẻ em thành các cặp, và mời mỗi cặp nghĩ về một vài cách mà chúng có thể bày tỏ tình yêu thương hay lòng tốt với người khác. Yêu cầu mỗi cặp chia sẻ những ý kiến của chúng với cả lớp.

  • Mời các trẻ em viết xuống những cách chúng có thể bày tỏ tình yêu thương với người khác lên những mảnh giấy nhỏ. Làm một sợi xích bằng giấy từ những mảnh giấy nhỏ này và mời các trẻ em treo sợi dây xích bằng giấy trong nhà chúng, nơi nó có thể nhắc nhở chúng để trở nên tử tế.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Các Trẻ Em Lớn tuổi

Ma Thi Ơ 18:21–35

Cha Thiên Thượng sẽ tha thứ cho tôi khi tôi tha thứ cho người khác.

Khi các trẻ em lớn hơn, sự tha thứ có thể khó hơn. Câu chuyện ngụ ngôn về người tôi tớ không có lòng thương xót có thể là một cách dễ nhớ để dạy các trẻ em rằng Cha Thiên Thượng muốn chúng ta tha thứ cho tất cả mọi người.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc Ma Thi Ơ 18:23–35 với các trẻ em; hãy giải thích rằng người chủ hay nhà vua tượng trưng cho Cha Thiên Thượng, người đầy tớ tượng trưng cho chúng ta, và người bạn đầy tớ tượng trưng cho những người làm phật lòng chúng ta. Hỏi các trẻ em: "Có khi nào các em thấy khó để tha thứ cho một người không? Làm thế nào các em đã xua tan được những cảm giác tổn thương đó? Có khi nào các em cần được tha thứ cho một sự lựa chọn sai không?”

  • Cho thấy video “Forgive Every One Their Trespasses: The Parable of the Unmerciful Servant” (Tha Thứ Mọi Người những Lỗi của Họ: Câu Chuyện Ngụ Ngôn vè Người Tôi Tới Không Có Lòng Thương Xót) (LDS.org) để giúp các trẻ em hình dung ra câu chuyện ngụ ngôn này.

  • Viết lên trên bảng phép nhân 70 × 7, và giúp các trẻ em giải nó. Yêu cầu một người đọc Ma Thi Ơ 18:21–22, và giải thích rằng Chúa Giê Su sử dụng con số này để dạy chúng ta rằng chúng ta phải luôn luôn tha thứ.

  • Phát cho các trẻ em một tờ giấy, và mời chúng vẽ một bức tranh về một đứa trẻ đối xử không tốt với một đứa trẻ khác. Và rồi yêu cầu chúng trao đổi những tờ giấy với người bên cạnh và vẽ vào mặt sau của tờ giấy mới một cách mà chúng có thể cho thấy sự tha thứ với người khác.

  • Yêu cầu các trẻ em giúp anh chị em nghĩ về một vài tình huống mới mà một người có thể cần tha thứ cho một người khác. Mời các trẻ em diễn lại cách chúng sẽ bày tỏ sự tha thứ trong những tình huống đó.

Lu Ca 10:30–37

Tôi có thể yêu thương và phục vụ người khác, đặc biệt là những người thiếu thốn.

Suy ngẫm về những lúc trong cuộc sống của anh chị em khi một người đã trở thành “người Sa Ma Ri nhân lành” đối với anh chị em. Làm cách nào anh chị em soi dẫn các trẻ em trở thành “người Sa Ma Ri nhân lành” đối với người khác?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chỉ định mỗi đứa trẻ một phần của câu chuyện ngụ ngôn về người Sa Ma Ri nhân lành để vẽ. Mời các trẻ em đặt những bức tranh của chúng theo thứ tự và sử dụng những bức tranh đó để kể câu chuyện.

  • Giải thích cho các trẻ em rằng người Do Thái không thích người Sa Ma Ri đến nỗi khi họ đi từ Giê Ru Sa Lem đến Ga Li Lê, họ sẽ đi vòng qua xứ Sa Ma Ri để tránh gặp bất kì người Sa Ma Ri nào (xin xem Bản Đồ Kinh Thánh, Bản Đồ 1, “Bản Đồ Vật Lý Của Đất Thánh”). Tại sao Chúa Giê Su dùng một người Sa Ma Ri như là một tấm gương của lòng tốt trong câu chuyện ngụ ngôn này? Câu chuyện này dạy chúng ta điều gì về việc giúp đỡ người hoạn nạn? (Xin xem Mô Si A 4:16–22.)

  • Yêu cầu các trẻ em chia sẻ một kinh nghiệm khi một người giống như người Sa Ma Ri nhân lành đối với chúng.

  • Khuyến khích các trẻ em đặt mục tiêu để trở nên giống như người Sa Ma Ri nhân lành tuần này. Ví dụ, các trẻ em có biết ai đang bị bệnh hay cô đơn không? Hay một người không tham dự nhà thờ hằng tuần? Hỏi các trẻ em cách chúng có thể giúp người đó.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Mời các trẻ em chia sẻ với gia đình mục tiêu của chúng để trở nên giống như người Sa Ma Ri nhân lành tuần này.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Dạy các trẻ em ghi lại những ấn tượng. Nếu các trẻ em có thể học thói quen của việc ghi lại những ấn tượng, điều đó sẽ giúp chúng nhận ra và tuân theo Thánh Linh. Các trẻ em có thể ghi lại những ấn tượng bằng việc đánh dấu thánh thư, vẽ những bức tranh hay tạo những mục nhật ký đơn giản.

Hình Ảnh
trang sinh hoạt: Tôi bày tỏ tình yêu thương của mình