Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 30 tháng Mười Một–ngày 6 tháng Mười Hai. Mô Rô Ni 1–6: “Để Giữ Họ Đi Con Đường Đúng”


“Ngày 30 tháng Mười Một–ngày 6 tháng Mười Hai. Mô Rô Ni 1–6: ‘Để Giữ Họ Đi Con Đường Đúng,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 30 tháng Mười Một–ngày 6 tháng Mười Hai. Mô Rô Ni 1–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
An Ma làm phép báp têm cho dân chúng ở Dòng Suối Mặc Môn

Minerva Teichert (1888–1976), Alma Baptizes in the Waters of Mormon (An Ma Làm Phép Báp Têm trong Dòng Suối Mặc Môn), 1949–1951, tranh sơn dầu trên nền gỗ masonite, 35⅞ x 48 inches (91 x 122 cm). Brigham Young University Museum of Art, năm 1969

Ngày 30 tháng Mười Một–ngày 6 tháng Mười Hai

Mô Rô Ni 1–6

“Để Giữ Họ Đi Con Đường Đúng”

Trước khi anh chị em bắt đầu hoạch định các sinh hoạt học tập cho trẻ em, hãy thành tâm học tập Mô Rô Ni 1–6 và tìm kiếm những nguyên tắc và câu thánh thư mà anh chị em cảm thấy các em cần phải hiểu.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời trẻ em chia sẻ những điều chúng biết về Mô Rô Ni. Anh chị em có thể sử dụng “Chương 53: Mô Rô Ni và Những Lời Giảng Dạy của Ông” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 154–155, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org).

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Mô Rô Ni 4–5

Tôi dự phần Tiệc Thánh để cho thấy rằng tôi sẽ luôn tưởng nhớ tới Chúa Giê Su Ky Tô.

Tiệc thánh có thể là một kinh nghiệm thuộc linh thiêng liêng—ngay cả đối với trẻ em nhỏ tuổi. Làm thế nào anh chị em có thể giúp trẻ em mà mình giảng dạy sử dụng thời gian trong lễ Tiệc Thánh để suy nghĩ về Chúa Giê Su?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy một bức hình về những người đang dự phần Tiệc Thánh (xin xem Sách Họa Phẩn Phúc Âm, số 108). Yêu cầu trẻ em nói với anh chị em về những điều xảy ra trong lễ Tiệc Thánh. Chúng ta nên làm gì trong lễ Tiệc Thánh?

  • Mời hai tín hữu trong tiểu giáo khu đến lớp để đọc Mô Rô Ni 4:35:2 cho trẻ em nghe và chia sẻ tại sao họ dự phần Tiệc Thánh hằng tuần. Hãy yêu cầu họ đề nghị những điều trẻ em có thể làm để giúp chúng nghĩ về Chúa Giê Su trong lễ Tiệc Thánh và luôn luôn tưởng nhớ đến Ngài.

  • Hát một bài hát mà giúp trẻ em nghĩ về Chúa Giê Su. Yêu cầu trẻ em tập ngồi một cách nghiêm trang như chúng đang ngồi trong lễ Tiệc Thánh.

Mô Rô Ni 6:1–3

Tôi có thể chuẩn bị để chịu phép báp têm.

Lời mô tả của Mô Rô Ni về những người chịu phép báp têm trong thời kỳ của ông có thể giúp trẻ em chuẩn bị để tiếp nhận giáo lễ quan trọng này ngày nay.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc các cụm từ từ Mô Rô Ni 6:1–3 mà giảng dạy ai có thể chịu phép báp têm. Hãy giải thích các thuật ngữ mà trẻ em có thể không hiểu. Ví dụ, một ý nghĩa của cụm từ “một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối” là cảm thấy buồn rầu về tội lỗi của mình (Mô Rô Ni 6:2). Kể về cách anh chị em đã chuẩn bị để chịu phép báp têm hoặc yêu cầu một ai đó đã chịu phép báp têm gần đây giải thích cách người đó đã chuẩn bị. Hãy giúp trẻ em nghĩ về những cách chúng có thể chuẩn bị để một ngày nào đó chịu phép báp têm.

  • Trưng bày hình ảnh của những người đang chịu phép báp têm (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 103, 104) và mời trẻ em nói về những điều chúng thấy trong các bức hình. Hãy giúp các em để ý đến các chi tiết, chẳng hạn như nước và quần áo trắng. Hỏi trẻ em xem tại sao chúng ta chịu phép báp têm và giải thích tại sao anh chị em đã chọn chịu phép báp têm.

Mô Rô Ni 6:4–6, 9

Tôi được phước khi đi đến nhà thờ.

Trẻ em mà anh chị em giảng dạy có hiểu tại sao chúng ta đi đến nhà thờ hằng tuần không? Mô Rô Ni 6 có đưa ra một số lý do quan trọng.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hỏi trẻ em xem tại sao chúng thích đi đến nhà thờ và giúp chúng kể ra một số điều chúng ta làm ở nhà thờ. Đọc cho các em nghe một số điều này từ Mô Rô Ni 6:4–6, 9 và mời chúng đóng diễn hoặc vẽ tranh về bản thân chúng làm một số điều này (chẳng hạn như cầu nguyện, thuyết giảng, ca hát, và dự phần Tiệc Thánh).

  • Giúp trẻ em hát một bài hát về việc tham dự nhà thờ. Nói với trẻ em tại sao anh chị em thích đi đến nhà thờ và việc này đã ban phước cho anh chị em như thế nào.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Mô Rô Ni 2–6

Đức Thánh Linh là một ân tứ thiêng liêng.

Đức Thánh Linh được đề cập đến nhiều lần trong Mô Rô Ni 2–6. Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng các chương này để giúp trẻ em hiểu cách Đức Thánh Linh có thể giúp đỡ chúng?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu trẻ em tìm kiếm mọi câu thánh thư trong Mô Rô Ni 2–6 mà đề cập đến Đức Thánh Linh hoặc Thánh Linh. Cùng nhau đọc mỗi câu thánh thư này và yêu cầu trẻ em liệt kê ở trên bảng những điều chúng học được về Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh có thể giúp đỡ chúng ta như thế nào?

  • Kể cho trẻ em nghe về một lần mà anh chị em đã cảm thấy ảnh hưởng của Đức Thánh Linh ở nhà thờ hoặc ở đâu đó. Hãy giải thích làm thế nào anh chị em biết đó là Đức Thánh Linh và Ngài đã giúp đỡ anh chị em như thế nào. Mời trẻ em chia sẻ bất cứ kinh nghiệm nào chúng đã có với Đức Thánh Linh và khuyến khích chúng tìm kiếm ảnh hưởng của Ngài.

    Hình Ảnh
    thiếu nữ đang tiếp nhận phước lành

    Ân tứ Đức Thánh Linh được ban cho qua phép đặt tay lên đầu.

Mô Rô Ni 4–5

Tôi dự phần Tiệc Thánh để cho thấy rằng tôi sẽ luôn tưởng nhớ tới Chúa Giê Su Ky Tô.

Khi hiểu được tính thiêng liêng của Tiệc Thánh, trẻ em thường tỏ ra trang nghiêm đối với giáo lễ này hơn và cảm thấy gần gũi với Thượng Đế trong suốt giáo lễ này.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết các cụm từ từ Mô Rô Ni 4:35:2 lên các mảnh giấy và yêu cầu trẻ em xếp các cụm từ này theo đúng thứ tự. Theo như các câu này, tại sao Tiệc Thánh lại là quan trọng?

  • Mời trẻ em tưởng tượng rằng một người bạn lần đầu tiên đến dự lễ Tiệc Thánh. Các em sẽ giải thích như thế nào cho người bạn của chúng Tiệc Thánh là gì và tại sao chúng ta dự phần Tiệc Thánh? Khuyến khích chúng sử dụng Mô Rô Ni 4:35:2 trong lời giải thích của chúng.

  • Mời trẻ em chia sẻ những điều gia đình chúng làm trong suốt lễ Tiệc Thánh để bày tỏ sự trang nghiêm và nghĩ về Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng còn có những ý tưởng nào khác nữa? Mời các em chọn ra một trong các ý tưởng này và đặt mục tiêu dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về Đấng Cứu Rỗi trong suốt lễ Tiệc Thánh.

Mô Rô Ni 6:4–6, 9

Chúng ta đi đến nhà thờ để dự phần Tiệc Thánh và ủng hộ lẫn nhau.

Những lời của Mô Rô Ni có thể giúp trẻ em mà anh chị em giảng dạy tìm thấy mục đích lớn lao hơn trong việc đi đến nhà thờ hằng tuần.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết câu hỏi Tại sao chúng ta đi đến nhà thờ? lên trên bảng và yêu cầu trẻ em viết ra những câu trả lời khả thi. Mời các em tìm kiếm thêm các câu trả lời trong Mô Rô Ni 6: 4–6, 9 và thêm các câu trả lời này vào bản liệt kê của chúng ở trên bảng. Mời trẻ em chia sẻ về việc chúng đã được ban phước như thế nào vì tham dự nhà thờ. Để cho các em đóng diễn việc giải thích cho một người bạn thuộc một tôn giáo khác tại sao chúng biết ơn được thuộc vào Giáo Hội.

  • Cho thấy hình ảnh hoặc ví dụ về các thức ăn dinh dưỡng. Tại sao việc nuôi dưỡng cơ thể chúng ta lại là quan trọng? Cùng nhau đọc Mô Rô Ni 6:4 và hỏi trẻ em xem chúng nghĩ cụm từ “được nuôi dưỡng bằng lời nói tốt lành của Thượng Đế” có nghĩa là gì. Lời nói của Thượng Đế nuôi dưỡng chúng ta như thế nào?

  • Mời một em đọc lời trích dẫn sau đây từ Anh Cả Jeffrey R. Holland và thảo luận xem lời phát biểu này giảng dạy điều gì về cách chúng ta có thể nuôi dưỡng lẫn nhau: “Hầu hết mọi người không đến nhà thờ chỉ để tìm kiếm một vài sự kiện mới của phúc âm hoặc thăm bạn cũ, mặc dù tất cả điều đó đều là quan trọng. Họ đến tìm kiếm một kinh nghiệm thuộc linh. Họ muốn có sự bình an. Họ muốn đức tin của họ được củng cố và hy vọng của họ được đổi mới. Nói tóm lại, họ muốn được nuôi dưỡng bằng lời nói tốt lành của Thượng Đế, được củng cố bằng các quyền năng của thiên thượng” (“A Teacher Come from God,Ensign, tháng Năm năm 1998, trang 26). Chúng ta có thể giúp nuôi dưỡng nhau về phần thuộc linh ở nhà thờ như thế nào?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Khuyến khích trẻ em nói chuyện với gia đình chúng về những lý do chúng thích tham dự nhà thờ hằng tuần.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Hỗ trợ cha mẹ. Hãy thành tâm tìm kiếm những cách để hỗ trợ cha mẹ của trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Làm thế nào anh chị em có thể hỗ trợ những nỗ lực của cha mẹ để giảng dạy phúc âm cho con cái mình? Ví dụ, anh chị em có thể nói chuyện với cha mẹ về các nhu cầu và sở thích của con cái họ hoặc chia sẻ với họ những điều con cái họ đang học trong lớp của anh chị em (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 25).