Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 7–13 tháng Mười Hai. Mô Rô Ni 7–9: “Cầu Xin Đấng Ky Tô Sẽ Nâng Con Lên”


“Ngày 7–13 tháng Mười Hai. Mô Rô Ni 7–9: ‘Cầu Xin Đấng Ky Tô Sẽ Nâng Con Lên,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 7–13 tháng Mười Hai. Mô Rô Ni 7–9,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
Mô Rô Ni viết trên các bảng khắc bằng vàng

Minerva Teichert (1888–1976), Mô Rô Ni: Người Nê Phi Cuối Cùng, năm 1949–1951, tranh sơn dầu trên nền gỗ masonite, 34¾ x 47 inches (89 x 120 cm). Brigham Young University Museum of Art, năm 1969

Ngày 7–13 tháng Mười Hai

Mô Rô Ni 7–9

“Cầu Xin Đấng Ky Tô Sẽ Nâng Con Lên”

Việc thành tâm học tập Mô Rô Ni 7–9 sẽ mời gọi ảnh hưởng của Đức Thánh Linh. Ngài sẽ giúp anh chị em hiểu nhu cầu của trẻ em trong lớp của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Nhắc trẻ em nhớ về một điều gì đó trong bài học tuần trước anh chị em đã mời chúng làm hoặc một điều gì đó chúng có thể đã học được với gia đình chúng trong tuần này. Yêu cầu các em chia sẻ những điều chúng đã học được.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Mô Rô Ni 7:33

Nếu tôi có đức tin thì tôi có thể làm bất cứ điều gì Thượng Đế cần tôi làm.

Trẻ em mà có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và tin tưởng vào quyền năng của Ngài có thể đạt được những điều lớn lao khi chúng phục vụ Ngài.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc Mô Rô Ni 7:33, và mời trẻ em đứng lên khi chúng nghe thấy từ “đức tin.” Giải thích rằng chúng ta cho thấy đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô khi chúng ta tuân giữ các lệnh truyền của Ngài. Hãy giúp trẻ em lập một bản liệt kê ở trên bảng một số điều Chúa Giê Su muốn chúng làm, như vâng lời cha mẹ hoặc nói thật. Làm chứng rằng đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta tuân giữ các lệnh truyền.

  • Trưng bày một số hình ảnh mà cho thấy một ai đó từ Sách Mặc Môn (hoặc các sách thánh thư khác) đạt được một điều gì đó quan trọng bởi vì người đó đã có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem, ví dụ, Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 19, 70, 7881). Giúp trẻ em kể lại câu chuyện được minh họa trong bức hình. Nói với các em rằng bởi vì những người này đã có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô nên họ được ban cho sức mạnh để làm điều Ngài cần họ làm.

Mô Rô Ni 7:41

Việc tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể cho tôi hy vọng.

Nhiều người trên thế gian cảm thấy rằng họ không có hy vọng. Làm thế nào anh chị em có thể giúp trẻ em mà mình giảng dạy tìm kiếm hy vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc và giải thích Mô Rô Ni 7:41 cho trẻ em nghe và yêu cầu chúng giơ tay lên khi chúng nghe thấy một điều gì đó Mặc Môn nói chúng ta nên hy vọng. Nói với trẻ em về niềm hy vọng anh chị em cảm thấy bởi vì Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Yêu cầu các em nghĩ về một ai đó chúng biết đang gặp khó khăn với một điều gì đó. Mời trẻ em vẽ cho người đó một bức tranh mà có thể nhắc nhở người ấy có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Mô Rô Ni 7:47

“Lòng bác ái là tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô.”

Những kinh nghiệm nào từ cuộc sống của anh chị em có thể giúp trẻ em học cách tử tế với người khác và đối xử với họ trong tình thương yêu?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu trẻ em lặp lại cụm từ này với anh chị em: “Lòng bác ái là tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô” (Mô Rô Ni 7:47). Giúp trẻ em nghĩ về những cách Chúa Giê Su Ky Tô đã cho thấy tình yêu thương dành cho người khác (hình ảnh có thể giúp ích, chẳng hạn như Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 55, 8384). Ngài đã cho thấy tình yêu thương dành cho chúng ta như thế nào? Chúng ta có thể cho ai thấy tình yêu thương như Chúa Giê Su đã cho thấy?

  • Mời trẻ em vẽ tranh về chúng cho thấy tình yêu thương dành cho một ai đó. Hãy đề nghị rằng các em đặt tranh của mình ở nơi mà sẽ nhắc nhở chúng yêu thương người khác như Chúa Giê Su yêu thương.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Mô Rô Ni 7:21–22, 25, 33

Tôi được phước khi tôi có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Mặc Môn muốn dân chúng biết rằng các phép lạ đã không hề ngừng lại khi giáo vụ trần thế của Đấng Cứu Rỗi kết thúc. Chừng nào chúng ta còn có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô thì chúng ta còn có thể, với sự giúp đỡ của Ngài, làm bất cứ điều gì Ngài muốn chúng ta làm—kể cả những điều kỳ diệu.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp trẻ em liệt kê ở trên bảng một số “[những] điều tốt lành” mà chúng ta nhận được qua phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, chẳng hạn như có được gia đình vĩnh cửu, trở về với Cha Thiên Thượng, và được tha thứ tội lỗi của mình. Sau đó, mời trẻ em đọc Mô Rô Ni 7:21–22 và 25 để tìm kiếm cách chúng ta có thể nhận được tất cả những điều tốt lành này. Làm thế nào chúng ta có thể cho thấy đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô và những lời hứa của Ngài?

  • Đọc Mô Rô Ni 7:33 cho trẻ em nghe và yêu cầu chúng lắng nghe những điều chúng ta có thể làm khi có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu thích hợp, hãy chia sẻ những kinh nghiệm anh chị em đã có khi đức tin giúp anh chị em làm những điều Thượng Đế muốn anh chị em làm. Hãy giúp trẻ em nghĩ về những ví dụ từ cuộc sống của chúng. Đức tin nơi Đấng Ky Tô tạo ra sự khác biệt như thế nào trong các ví dụ này?

Mô Rô Ni 7:40–41; 9:25–26

Tôi có thể có hy vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô, ngay cả trong những thử thách khó khăn.

Mặc Môn và Mô Rô Ni đã đối mặt với những hoàn cảnh gây nản lòng, nhưng họ đã tìm thấy hy vọng nơi Đấng Cứu Rỗi, Chúa Giê Su Ky Tô. Làm thế nào anh chị em có thể giúp trẻ em tìm kiếm hy vọng nơi Đấng Ky Tô khi chúng nản lòng?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp trẻ em liệt kê ra một vài vấn đề mà có thể làm cho người ta cảm thấy chán nản hoặc vô vọng. Mời các em đọc Mô Rô Ni 7:40–41 9:25–26 để tìm kiếm một điều gì đó mà có thể giúp đỡ một ai đó đang chán nản. Hãy kể cho các em nghe việc Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài đã giúp đỡ anh chị em trong những lúc khó khăn như thế nào.

  • Mời trẻ em viết một thông điệp cho một ai đó đang chán nản để giúp người đó tìm kiếm hy vọng nơi Đấng Ky Tô, như Mặc Môn đã gửi thông điệp để giúp đỡ con trai ông trong Mô Rô Ni 9:25–26. Hãy khuyến khích các em sử dụng các từ và cụm từ từ các câu thánh thư này trong thông điệp của chúng.

  • Đổ đầy nước vào một cái bình trong suốt, và thả hai vật vào trong nước—một vật nổi và một vật chìm. Hãy so sánh vật nổi với một người có hy vọng nơi Đấng Ky Tô. Cùng nhau đọc Mô Rô Ni 9:25. Đấng Ky Tô “nâng [chúng ta] lên” như thế nào khi chúng ta đối mặt với những thử thách khó khăn? Hãy giúp trẻ em nghĩ về những cách chúng có thể giữ cho Đấng Cứu Rỗi và những lời giảng dạy đầy khích lệ của Ngài “tồn tại mãi mãi trong tâm trí [chúng].”

Mô Rô Ni 7:45–48

“Lòng bác ái là tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô.”

Việc phát triển ân tứ lòng bác ái là một mục tiêu trọn đời. Làm thế nào anh chị em có thể soi dẫn trẻ em tìm kiếm tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em chia sẻ xem chúng nghĩ cụm từ “lòng bác ái” có nghĩa là gì. Sau đó, mời một em đọc Mô Rô Ni 7:45. (Nếu có từ nào khó hiểu trong câu này thì hãy giúp các em tra cứu từ đó trong từ điển.) Yêu cầu tất cả trẻ em nói về những người chúng biết mà là những tấm gương sáng về lòng bác ái. Tại sao lòng bác ái được gọi là “tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô”(Mô Rô Ni 7:47)? Câu 48 giảng dạy cho chúng ta điều gì về để chúng ta có thể được tràn đầy lòng bác ái? Khuyến khích mỗi em cầu nguyện để xin có được lòng bác ái trong tuần này và tìm kiếm những cách để cho thấy lòng bác ái đối với người khác.

  • Hãy giúp trẻ em nghĩ về những cách Chúa Giê Su đã cho thấy lòng bác ái (xin xem, ví dụ, Lu Ca 23:34; Giăng 8:1–11; Ê The 12:33–34). Làm thế nào chúng ta có thể noi gương Ngài?

  • Yêu cầu trẻ em viết tên của những người chúng biết lên trên các mảnh giấy và đặt các mảnh giấy này vào một cái túi hoặc hộp nhỏ. Mời chúng mang hộp của chúng về nhà, mỗi ngày chọn ra một cái tên và làm một điều gì đó mà cho thấy tình yêu thương dành cho người đó. Trong một bài học trong tương lai, hãy mời các em chia sẻ những kinh nghiệm của chúng khi phục vụ người khác.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Khuyến khích trẻ em nghĩ về một ai đó mà có thể đang tìm kiếm đức tin hoặc hy vọng lớn lao hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Mời các em chia sẻ với người đó một điều mà chúng học được trong lớp ngày hôm nay.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Khuyến khích sự nghiêm trang. Một phần quan trọng của sự nghiêm trang là việc nghĩ về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em có thể nhắc nhở trẻ em phải nghiêm trang bằng cách hát thầm hoặc ngâm nga một bài hát hoặc trưng bày một bức hình của Chúa Giê Su.