Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 23–29 tháng Mười Một. Ê The 12–15: “Nhờ Đức Tin Mọi Việc Sẽ Được Thực Hiện”


“Ngày 23–29 tháng Mười Một. Ê The 12–15: ‘Nhờ Đức Tin Mọi Việc Sẽ Được Thực Hiện,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 23–29 tháng Mười Một. Ê The 12–15,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
Ê The vào trong hang

Ether Hiding in the Cavity of a Rock (Ê The Ẩn Mình trong Hốc Đá), tranh do Gary Ernest Smith họa

Ngày 23–29 tháng Mười Một

Ê The 12–15

“Nhờ Đức Tin Mọi Việc Sẽ Được Thực Hiện”

Khi anh chị em đọc Ê The 12–15, hãy nghĩ về trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Các ý tưởng sinh hoạt trong đề cương này có thể soi dẫn anh chị em với những ý tưởng khác mà sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của trẻ em trong lớp của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Giúp trẻ em suy nghĩ về những câu chuyện thánh thư về những người đã cho thấy đức tin lớn lao. Một vài ví dụ được tìm thấy trong Ê The 12:11–22.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ê The 12:6–22

Đức tin là tin tưởng những điều mà chúng ta không thể thấy.

Mô Rô Ni đã chia sẻ nhiều ví dụ về những người đã hoàn thành những điều lớn lao bởi vì đức tin của họ. Hãy cân nhắc cách anh chị em có thể sử dụng những ví dụ này để giảng dạy cho trẻ em biết đức tin là gì.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc cho trẻ em nghe cụm từ “Đức tin là những gì người ta hy vọng nhưng không trông thấy được” từ Ê The 12:6 và yêu cầu chúng lặp lại cụm từ này với anh chị em. Nói với trẻ em về những điều anh chị em tin tưởng ngay cả khi anh chị em không thể thấy những điều này và giúp chúng nghĩ về những ví dụ khác. Một bài hát về đức tin có thể giúp ích.

  • Cho thấy những hình ảnh mô tả những tấm gương về đức tin trong Ê The 12:13–15, 20–21 (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 7885, và trang sinh hoạt của tuần này). Để cho trẻ em nói với anh chị em những điều chúng thấy trong các bức hình và những điều chúng biết về các câu chuyện đó. Nói chuyện với các em về việc những cá nhân này đã cho thấy đức tin như thế nào và điều gì đã xảy ra bởi vì đức tin của họ.

  • Chơi một trò chơi đoán hình với trẻ em. Cho chúng những manh mối về những người trung tín được mô tả trong Ê The 12:13–15, 19–20 cho đến khi trẻ em có thể đoán ra họ là ai. Sau đó, hãy để cho trẻ em chơi trò chơi một lần nữa bằng cách thay phiên nhau đưa ra manh mối về cùng những người đó (hoặc những người trung tín khác) trong khi cả lớp đoán. Chia sẻ những điều anh chị em thán phục về đức tin của những người này.

Ê The 12:23–27

Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp tôi trở nên mạnh mẽ.

Trẻ em đôi khi gặp phải những tình huống mà chúng cảm thấy yếu kém, cũng như Mô Rô Ni vậy. Hãy giúp các em học điều Mô Rô Ni đã học được—rằng Đấng Cứu Rỗi có thể “làm cho những điều yếu kém trở nên mạnh mẽ” (Ê The 12:27).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mô tả cho trẻ em một nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều sức lực cơ bắp để hoàn thành. Mời các em chia sẻ một số ví dụ về những điều chúng chưa đủ mạnh để thực hiện vào lúc này. Làm thế nào chúng ta có thể trở nên đủ mạnh mẽ để hoàn thành những nhiệm vụ này? Giải thích rằng chúng ta cũng có công việc thuộc linh phải làm nhưng đôi khi, chúng ta cảm thấy yếu kém về phần thuộc linh. Mô Rô Ni đã cảm thấy như vậy về những bài viết của ông trên các bảng khắc. Đọc Ê The 12:27 cho trẻ em nghe. Chúa đã hứa gì với những người cảm thấy yếu kém?

  • Chia sẻ một kinh nghiệm khi Đấng Cứu Rỗi đã giúp anh chị em hoặc một ai đó anh chị em biết làm một điều gì đó khó khăn. Làm chứng với trẻ em rằng nếu chúng tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa Giê Su thì Ngài có thể giúp chúng trở nên mạnh mẽ, ngay cả khi chúng cảm thấy yếu kém.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Ê The 12:5–6

Đức tin là tin tưởng những điều mà chúng ta không thể thấy.

Trẻ em mà anh chị em giảng dạy đang xây đắp nền tảng chứng ngôn của chúng. Lời khuyên dạy của Mô Rô Ni về đức tin, được tìm thấy trong Ê The 12:6, có thể giúp ích cho chúng.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giải thích rằng tiên tri Ê The đã cố gắng giảng dạy cho dân Gia Rết “những điều vĩ đại và kỳ diệu” nhưng họ đã không tin lời ông nói. Mời trẻ em đọc Ê The 12:5 để tìm kiếm lý do tại sao họ đã không tin. Cha Thiên Thượng muốn chúng ta tin một số điều gì mặc dù chúng ta không thể thấy được những điều đó? Cùng nhau đọc Ê The 12:6. Mô Rô Ni đã giảng dạy điều gì cho những người không tin các lẽ thật thuộc linh bởi vì họ không thể thấy những điều đó?

  • Cho một em thấy một bức hình mà đừng để cho các em khác thấy, và yêu cầu em đó mô tả lại bức hình đó cho cả lớp nghe. Nếu thời gian cho phép, hãy để các em khác thay phiên nhau làm như thế với những bức hình khác. Sau đó, mời trẻ em đọc Ê The 12:6 và tìm kiếm cụm từ này: “Đức tin là những gì người ta hy vọng nhưng không trông thấy được.” Làm thế nào chúng ta cho thấy đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô khi chúng ta không thể thấy Ngài?

  • Yêu cầu trẻ em đọc cụm từ này trong Ê The 12:6: “Các người không thể nhận được bằng chứng cho đến khi đức tin của các người đã được thử thách.” Hãy giúp trẻ em hiểu rằng khi chúng ta tuân giữ một lệnh truyền thì chúng ta có thể biết rằng lệnh truyền đó là chân thật. Yêu cầu các em nghĩ về những nguyên tắc phúc âm mà Thượng Đế muốn chúng ta có chứng ngôn, chẳng hạn như đóng tiền thập phân, giữ cho ngày Sa Bát được thánh, hoặc sống theo Lời Thông Sáng. Sau đó, viết lên trên bảng câu Để có được chứng ngôn về , tôi phải . Chia sẻ về việc anh chị em đã thực hành đức tin như thế nào để có được chứng ngôn của mình về các lẽ thật phúc âm này và những lẽ thật phúc âm khác.

Ê The 12:4, 32

Niềm hy vọng giống như một chiếc neo đối với linh hồn tôi.

Hãy giúp trẻ em mà anh chị em giảng dạy hiểu rằng chúng ta có thể “hy vọng sẽ được một thế giới tốt đẹp hơn” bởi vì đức tin của chúng ta nơi Đấng Ky Tô (Ê The 12:4).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia sẻ với trẻ em về định nghĩa của niềm hy vọng được tìm thấy trong “Hy Vọng” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Theo như định nghĩa này và Ê The 12:4, 32, chúng ta nên hy vọng điều gì? (xin xem thêm Mô Rô Ni 7:40–42). Giúp trẻ em suy nghĩ về những từ khác đồng nghĩa với hy vọng cùng với những từ trái nghĩa với hy vọng. Chia sẻ với chúng một số lẽ thật phúc âm mà mang đến cho anh chị em hy vọng, và mời trẻ em cùng chia sẻ.

  • Cho thấy (hoặc vẽ lên trên bảng) một bức hình của một con thuyền và một cái neo. Tại sao con thuyền lại cần cái neo? Điều gì sẽ xảy ra cho một con thuyền mà không có một cái neo? Cùng nhau đọc Ê The 12:4 và hỏi trẻ em xem hy vọng giống như một cái neo như thế nào. Mời trẻ em vẽ tranh của riêng chúng về một con thuyền và cái neo để chúng có thể giảng dạy cho gia đình chúng về niềm hy vọng.

Ê The 12:23–29

Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp tôi trở nên mạnh mẽ.

Khi trẻ em lớn lên, chúng trở nên ý thức hơn về những yếu điểm của mình. Hãy sử dụng các câu này để giảng dạy cho các em làm thế nào Đấng Cứu Rỗi có thể làm cho “những điều yếu kém trở nên mạnh mẽ” (Ê The 12:27).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu trẻ em đọc Ê The 12:23–25 để tìm kiếm lý do tại sao Mô Rô Ni đã lo lắng. Hỏi chúng xem chúng đã bao giờ có những cảm nghĩ tương tự như vậy chưa. Sau đó, mời các em đọc các câu 26–27 để tìm kiếm xem Chúa đã khích lệ Mô Rô Ni như thế nào. Chúng ta cần phải làm gì để Chúa có thể giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ khi chúng ta cảm thấy yếu kém? Chia sẻ một kinh nghiệm trong đó Đấng Cứu Rỗi đã giúp anh chị em trở nên đủ mạnh mẽ để làm một điều gì đó khó khăn.

  • Mời trẻ em vẽ tranh về một điều gì đó yếu đuối và một điều gì đó mạnh mẽ. Sau đó, mời các em thêm vào bức tranh của chúng những từ và cụm từ từ Ê The 12:23–29 mà giảng dạy cho chúng về việc Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta biến sự yếu kém của chúng ta thành sức mạnh như thế nào. Khuyến khích trẻ em nghĩ về một yếu kém chúng có thể có và, sau đó, tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa để trở nên mạnh mẽ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời trẻ em viết xuống một lẽ thật mà chúng muốn có được chứng ngôn về. Hãy giúp các em đặt mục tiêu để thực hành đức tin để chúng có thể có được chứng ngôn về lẽ thật đó.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Tìm cách hiểu trẻ em mà anh chị em giảng dạy. “Hãy tìm cách để hiểu được nguồn gốc, sở thích, tài năng và nhu cầu của [trẻ em] mà các anh chị em giảng dạy. Hãy đặt câu hỏi, lắng nghe kỹ, và quan sát điều mà học viên nói và làm trong các tình huống khác nhau. … Hãy hỏi cha mẹ [chúng] để có thêm ý kiến. Quan trọng hơn hết, hãy cầu nguyện để có được sự hiểu biết mà chỉ có Thánh Linh mới có thể ban cho” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi,trang 7).