Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 9–15 tháng Mười Một. Ê The 1–5: “Xé Rách … Tấm Màn Vô Tín Ngưỡng”


“Ngày 9–15 tháng Mười Một. Ê The 1–5: ‘Xé Rách … Tấm Màn Vô Tín Ngưỡng,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 9–15 tháng Mười Một. Ê The 1–5,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
Dân Gia Rết hành trình trong vùng hoang dã

The Jaredites Leaving Babel (Dân Gia Rết Rời Khỏi Tháp Ba Bên), tranh do Albin Veselka họa

Ngày 9–15 tháng Mười Một

Ê The 1–5

“Xé Rách … Tấm Màn Vô Tín Ngưỡng”

Khi ôn lại những điều đã học được trong khi học tập Ê The 1–5 riêng cá nhân, anh chị em cảm thấy ấn tượng nên giúp trẻ em khám phá những lẽ thật nào? Trong đề cương này có lẽ có những ý tưởng mà có thể giúp ích.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho thấy bức hình của anh của Gia Rết (xin xem đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Mời trẻ em chia sẻ những điều chúng biết về ông.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ê The 1:33–43; 2:16–25; 3:1–6

Cha Thiên Thượng lắng nghe và đáp ứng những lời cầu nguyện của tôi.

Câu chuyện về anh của Gia Rết minh họa nhiều phương diện mà Thượng Đế có thể giúp đỡ chúng ta khi chúng ta cầu nguyện.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời một vài tín hữu trong tiểu giáo khu mà biết một ngôn ngữ khác đến nói một vài câu bằng ngôn ngữ đó cho lớp của anh chị em (hoặc cho nghe một đoạn ghi âm bằng một ngôn ngữ khác). Để cho trẻ em giả vờ nói một ngôn ngữ khác và chỉ ra sự khó khăn trong việc hiểu lẫn nhau khi chúng ta không thể nói được cùng một ngôn ngữ. Hãy sử dụng sinh hoạt này để giới thiệu câu chuyện Tháp Ba Bên trong Sáng Thế Ký 11:1–9Ê The 1:33. Đọc Ê The 3:13 và 15 và giải thích về việc anh của Gia Rết đã cầu nguyện rằng ông và bạn bè và gia đình ông có thể hiểu được lẫn nhau như thế nào (xin xem Ê The 1:34–37). Đọc và giúp trẻ em hiểu sự đáp ứng của Chúa đối với lời cầu nguyện của ông trong Ê The 1:35. Anh chị em cũng có thể sử dụng “Chương 50: Dân Gia Rết Rời Khỏi Tháp Ba Bên” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 143–144, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org).

  • Mời trẻ em giả vờ đóng một chiếc thuyền như được mô tả trong Ê The 2:16–17. Hãy giải thích các vấn đề dân Gia Rết đã gặp phải với những chiếc thuyền của họ (xin xem Ê The 2:19) và hỏi các em xem chúng sẽ làm gi đối với các vấn đề này. Đọc Ê The 2:18–19 để giảng dạy trẻ em về cách anh của Gia Rết đã mang những vấn đề của mình kêu cầu lên Chúa trong sự cầu nguyện. Làm chứng rằng chúng ta luôn luôn có thể cầu nguyện khi có câu hỏi hoặc gặp phải vấn đề.

  • Ngắn gọn tóm lược Ê The 2:19–3:6 để giải thích về cách Chúa đã đáp ứng các câu hỏi của anh của Gia Rết về các chiếc thuyền. Đặt 16 viên đá ở khắp phòng học và mời trẻ em đếm số viên đá khi các em tìm thấy chúng. Trưng bày bức hình trong đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, và để cho trẻ em kể lại câu chuyện (xin xem thêm trang sinh hoạt của tuần này).

Ê The 3:13, 15

Tôi được sáng tạo theo hình dáng của Thượng Đế.

Khi anh của Gia Rết nhìn thấy Chúa, ông đã học được rằng “tất cả loài người lúc ban đầu đều được tạo sinh theo hình dáng của [Ngài]” (Ê The 3:15).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy một bức hình của Đấng Cứu Rỗi và mời trẻ em chỉ đến các bộ phận khác nhau trên thân thể Ngài. Giải thích rằng khi anh của Gia Rết nhìn thấy Chúa Giê Su Ky Tô thì ông đã học được rằng tất cả chúng ta đều trông giống như Chúa Giê Su. Khi anh chị em chỉ đến một bộ phận cơ thể trong bức hình, hãy mời các em cũng chỉ đến bộ phận đó trên cơ thể chúng. Làm chứng rằng chúng được sáng tạo để trông giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Cùng nhau hát một bài hát liên quan đến cơ thể chúng ta. Giúp trẻ em nói về lý do tại sao chúng biết ơn về những bộ phận cơ thể khác nhau trên cơ thể chúng.

Hình Ảnh
trẻ em chạy trong sân

Chúng ta được sáng tạo theo hình thể của Thượng Đế.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Ê The 1:33–43; 2; 3:1–17

Tôi có thể nhận được sự mặc khải để giúp đỡ mình.

Làm thế nào anh chị em có thể giúp trẻ em học về sự mặc khải từ tấm gương anh của Gia Rết? Anh chị em có thể chia sẻ những kinh nghiệm nào khi Chúa đã giúp anh chị em tìm ra giải pháp cho các vấn đề hoặc câu hỏi của anh chị em?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trước khi bắt đầu lớp, hãy viết cụm từ “Đứng lên, quay lưng lại, và ngồi xuống” bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trên nhiều mảnh giấy (anh chị em có thể sử dụng dịch vụ phiên dịch trực tuyến hoặc sự giúp đỡ từ một ai đó biết một ngôn ngữ khác). Đưa cho mỗi em một mảnh giấy và mời chúng tìm cách làm theo hướng dẫn. Hãy sử dụng sinh hoạt này để giúp giải thích điều đã thúc đẩy những lời cầu nguyện của anh của Gia Rết trong Ê The 1:33–37. Hãy cùng nhau đọc các câu thánh thư nà, và yêu cầu trẻ em chú ý xem Chúa cảm thấy như thế nào đối với Gia Rết và bạn bè và gia đình ông. Chúng ta học được điều gì từ câu chuyện này về sự cầu nguyện?

  • Chỉ định cho mỗi em đọc một trong các đoạn thánh thư sau đây và giúp chúng tìm kiếm một câu hỏi hoặc vấn đề mà anh của Gia Rết đã có hoặc gặp phải: Ê The 1:33–35; Ê The 1:36–37; và Ê The 2:18–20. Anh của Gia Rết đã làm gì đối với các vấn đề hoặc câu hỏi này? Chúa đã giúp đỡ ông như thế nào trong mỗi trường hợp? Mời trẻ em nghĩ về những vấn đề mà chúng cần sự giúp đỡ. Làm thế nào chúng có thể noi theo tấm gương của anh của Gia Rết để tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề của mình? Chia sẻ một kinh nghiệm khi anh chị em đã cầu nguyện xin sự giúp đỡ và Chúa đã giúp đỡ anh chị em.

Ê The 3:4–17

Tôi được sáng tạo theo hình dáng của Thượng Đế.

Trẻ em mà anh chị em giảng dạy sẽ gặp phải nhiều thông điệp sai lạc về Thượng Đế, bản thân chúng, cơ thể xác thịt của chúng. Các câu thánh thư này là một cơ hội để giảng dạy các lẽ thật vĩnh cửu về các đề tài này.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc với trẻ em Ê The 3:6–16 và giúp chúng lập một bản liệt kê những điều anh của Gia Rết đã học được về Chúa từ kinh nghiệm này. Tại sao điều quan trọng là phải biết những điều này? Ví dụ, sự hiểu biết này ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta nhìn nhận cơ thể mình để biết rằng chúng ta được sáng tạo theo hình dáng của Chúa?

  • Viết cơ thể xác thịthình thể linh hồn lên trên bảng. Mời trẻ em chia sẻ những đặc tính của một cơ thể xác thịt (chúng ta có da, máu, vân vân) và viết các câu trả lời của chúng lên trên bảng. Cùng nhau đọc Ê The 3:4–17 và mời trẻ em tìm kiếm những điều chúng học được về hình thể linh hồn của chúng ta. Làm chứng rằng thể xác và linh hồn của chúng ta được “sáng tạo theo hình dáng [của Chúa Giê Su]” (Ê The 3:15).

Ê The 5:2–4

Ba nhân chứng làm chứng về Sách Mặc Môn.

Mô Rô Ni đã tiên tri rằng ba nhân chứng sẽ giúp thiết lập lẽ thật về Sách Mặc Môn. Anh chị em có thể sử dụng lời tiên tri này để củng cố chứng ngôn của trẻ em và soi dẫn chúng làm nhân chứng về Sách Mặc Môn theo cách riêng của chúng.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết lên trên bảng một số từ quan trọng từ Ê The 5:2–4, chẳng hạn như các bảng khắc, quyền năng, có thật, nhân chứng,chứng ngôn. Đọc các câu này với trẻ em và mời chúng dừng lại khi đọc đến một trong các từ ở trên bảng và nói về lý do tại sao các từ này lại là quan trọng. Để giảng dạy trẻ em về Ba Nhân Chứng, anh chị em có thể đề cập đến to “Chương 7: Các Nhân Chứng Nhìn Thấy Các Bảng Khắc Bằng Vàng” (Các Câu Chuyện Giáo Lý và Giao Ước, trang 31–33) và “Chứng Ngôn của Ba Nhân Chứng” trong Sách Mặc Môn. Tại sao Thượng Đế lại muốn ba người được nhìn thấy các bảng khắc bằng vàng?

  • Nói với trẻ em về việc làm thế nào anh chị em biết Sách Mặc Môn là chân chính. Mời trẻ em chia sẻ tại sao chúng biết sách đó là chân chính. Hãy giúp các em nghĩ về những cách chúng có thể là nhân chứng về Sách Mặc Môn và khuyến khích chúng chia sẻ chứng ngôn của chúng với một ai đó trong tuần này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời trẻ em nghĩ về một điều gì đó chúng có thể cầu vấn sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng như anh của Gia Rết đã cầu vấn. Hãy khuyến khích các em tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài qua sự cầu nguyện.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Giảng dạy trong khi thực hiện các sinh hoạt. Khi trẻ em đang thực hiện các sinh hoạt như vẽ tranh hoặc hoàn thành trang sinh hoạt, anh chị em có thể sử dụng thời gian này để nhấn mạnh các lẽ thật được giảng dạy qua các sinh hoạt đó.