Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 26 tháng Mười–ngày 1 tháng Mười Một. Mặc Môn 1–6: “Tôi Mong Rằng, Tôi Có Thể Thuyết Phục Được Tất Cả Mọi Người … Hối Cải”


“Ngày 26 tháng Mười–ngày 1 tháng Mười Một. Mặc Môn 1–6: ‘Tôi Mong Rằng, Tôi Có Thể Thuyết Phục Được Tất Cả Mọi Người … Hối Cải,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 26 tháng Mười–ngày 1 tháng Mười Một. Mặc Môn 1–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
Mặc Môn viết trên các bảng khắc bằng vàng

Mormon Abridging the Plates (Mặc Môn Tóm Lược Các Bảng Khắc), tranh do Tom Lovell họa

Ngày 26 tháng Mười–ngày 1 tháng Mười Một

Mặc Môn 1–6

“Tôi Mong Rằng, Tôi Có Thể Thuyết Phục Được Tất Cả Mọi Người … Hối Cải”

Trẻ em có thể cảm thấy khó để hiểu hết hoàn toàn các sự kiện được mô tả trong Mặc Môn 1–6 nhưng chúng vẫn có thể học được những bài học từ câu chuyện của Mặc Môn về việc sống ngay chính trong một thế giới tà ác. Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng kinh nghiệm của ông để giảng dạy cho trẻ em về cách giữ vững lòng trung thành với phúc âm?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Trẻ em biết những điều gì về Mặc Môn? Mời các em chia sẻ những điều chúng biết hoặc học được với gia đình chúng. Cho thấy một bức hình của Mặc Môn như bức hình trong đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể hữu ích.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Mặc Môn 1:1–3

Tôi có thể ngay chính như Mặc Môn.

Mặc dù trẻ em mà anh chị em giảng dạy còn nhỏ, nhưng các em vẫn có thể phát triển các đặc tính thuộc linh và sống một cách ngay chính.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc Mặc Môn 1:1–3 cho trẻ em nghe hoặc sử dụng “Chương 49: Mặc Môn và Những Lời Giảng Dạy của Ông” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 138–142, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). Mời các em lắng nghe xem Mặc Môn mới được bao nhiêu tuổi khi Am Ma Rôn trao cho ông một nhiệm vụ đặc biệt. Sau đó, yêu cầu chúng giơ lên bấy nhiêu ngón tay. Để giúp trẻ em tưởng tượng Mặc Môn nhỏ tuổi như thế nào, hãy cho chúng thấy bức hình của một ai đó lúc 10 tuổi. Hãy giúp các em hiểu những đặc tính mà Am Ma Rôn đã nhìn thấy ở Mặc Môn khi ông còn nhỏ và làm chứng rằng trẻ em có thể giống như Mặc Môn khi chúng noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Chơi một trò chơi mà trẻ em lặp lại những động tác cơ bản theo như anh chị em thực hiện. Sau đó, cho thấy hình ảnh về những điều Chúa Giê Su đã làm và nói về việc chúng ta có thể noi theo Ngài như thế nào (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 33–35, 41–42). Hãy thảo luận những cách Mặc Môn đã noi theo Chúa Giê Su Ky Tô—ví dụ, bằng cách giảng dạy phúc âm, khuyến khích dân chúng vâng lời Thượng Đế, và yêu thương người khác.

Mặc Môn 3:3, 9

Cha Thiên Thượng ban cho tôi nhiều phước lành.

Những lời giảng dạy của Mặc Môn có thể giúp trẻ em nhận ra những phước lành Cha Thiên Thượng đã ban cho chúng.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc Mặc Môn 3:3 và 9 cho trẻ em nghe và giải thích rằng dân Nê Phi đã không nhận ra rằng Cha Thiên Thượng đã ban phước cho họ. Hãy giúp trẻ em nghĩ về những phước lành Cha Thiên Thượng đã ban cho chúng. Cho thấy những hình ảnh hoặc đồ vật để cho chúng ý tưởng. Chúng ta có thể làm gì ngày nay để cho thấy chúng ta biết ơn Cha Thiên Thượng về những phước lành của mình?

  • Giúp trẻ em nghĩ về những phước lành Cha Thiên Thượng đã ban cho chúng và yêu cầu các em vẽ tranh về một số những phước lành này. Mời các em treo tranh của chúng ở đâu đó trong nhà nơi chúng có thể nhìn thấy các bức tranh này và nhớ rằng Cha Thiên Thượng ban phước cho chúng theo nhiều cách khác nhau.

Mặc Môn 3:12

Cha Thiên Thượng muốn tôi yêu thương tất cả mọi người.

Làm thế nào anh chị em có thể giúp trẻ em mà mình giảng dạy có một ước muốn để cảm thấy tình yêu thương dành cho những người ở xung quanh chúng?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu mỗi em vẽ hình một người lên trên bảng và chỉ ra việc mỗi người chúng vẽ nhìn không giống nhau. Vẽ một trái tim lớn bao quanh tất cả các hình vẽ. Giúp trẻ em hiểu rằng Cha Thiên Thượng muốn chúng ta yêu thương tất cả mọi người. Đọc Mặc Môn 3:12, nhấn mạnh các từ “yêu mến” và “yêu thương.” Mặc Môn đã làm gì để cho thấy tình yêu thương của ông dành cho người khác?

  • Cùng nhau hát một bài hát về việc yêu thương người khác trong khi cho thấy hình ảnh của trẻ em trên khắp thế giới. Làm chứng rằng tình yêu thương của Thượng Đế là dành cho tất cả con cái của Ngài. Hãy hoàn thành trang sinh hoạt của tuần này với trẻ em.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Mặc Môn 1:1–3; 2:1, 23–24; 3:1–3, 12, 17–22

Tôi có thể ngay chính như Mặc Môn.

Mặc Môn còn rất nhỏ khi Am Ma Rôn nhận ra rằng ông sẽ biết chịu trách nhiệm để giữ gìn các biên sử thiêng liêng. Anh chị em nhìn thấy những đặc tính ngay chính nào nơi trẻ em mà mình giảng dạy?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời mỗi em đọc một trong các đoạn sau đây và giúp các em chia sẻ những điều chúng học được về Mặc Môn: Mặc Môn 1:1–3; 2:1, 23–24; và 3:1–3, 12, 20–22. Sau đó, hãy chia sẻ những đặc tính ngay chính anh chị em nhìn thấy nơi trẻ em mà mình giảng dạy.

  • Cho thấy một bức hình của Mặc Môn (xin xem bức hình trong đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Hãy giúp trẻ em thấy rằng bởi vì Mặc Môn biết chịu trách nhiệm và đáng tin cậy để gìn giữ và bảo tồn các biên sử của dân Nê Phi nên ngày nay chúng ta mới có được Sách Mặc Môn. Nói với trẻ em về việc biết chịu trách nhiệm và đáng tin cậy có nghĩa là gì. Mời các em suy ngẫm về những cách chúng có thể trở nên biết chịu trách nhiệm hơn.

    Hình Ảnh
    Mặc Môn khi còn là một thiếu niên

    Mormon, Age 10 (Mặc Môn lúc 10 Tuổi), tranh do Scott M. Snow họa

Mặc Môn 2:8–15; 5:10–11

Nỗi buồn rầu theo ý Chúa dẫn đến sự thay đổi thật sự.

Mặc Môn thấy rằng dân Nê Phi tà ác đang buồn rầu, nhưng nỗi buồn rầu của họ không phải là nỗi buồn rầu mà sẽ soi dẫn họ hối cải (xin xem Mặc Môn 2:13). Làm thế nào anh chị em có thể giúp trẻ em hiểu sự khác biệt giữa nỗi buồn rầu của thế gian và nỗi buồn rầu theo ý Chúa mà dẫn đến sự hối cải?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết lên trên bảng các tiêu đề sau đây: Nỗi buồn rầu dẫn đến sự hối cảiNỗi buồn rầu không dẫn đến sự hối cải. Mời trẻ em thay phiên nhau đọc các câu từ Mặc Môn 2:8, 10–15. Hãy giúp chúng viết những điều chúng học được về sự buồn rầu dưới tiêu đề thích hợp ở trên bảng. Làm thế nào chúng ta có thể bảo đảm rằng nỗi buồn rầu chúng ta cảm thấy về tội lỗi của mình dẫn dắt chúng ta thay đổi?

  • Mời một thành viên trong giám trợ đoàn hoặc người cha hoặc mẹ của một em trong lớp đến chia sẻ với cả lớp về việc làm thế nào nỗi buồn rầu theo ý Chúa có thể giúp chúng ta thay đổi để trở nên giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Tại sao điều quan trọng là phải nhận ra liệu chúng ta đang cảm thấy nỗi buồn rầu theo ý Chúa hay nỗi buồn rầu của thế gian? Mời trẻ em tra cứu Mặc Môn 2:12 để tìm những lý do tại sao sự hối cải nên khiến cho chúng ta “cảm thấy hân hoan trong lòng” (Mặc Môn 2:12).

Mặc Môn 3:12

Tôi có thể cảm thấy tình yêu thương của Cha Thiên Thượng dành cho người khác.

Chúng ta thường dễ yêu thương những người yêu thương và giống với chúng ta hơn, nhưng Mặc Môn đã chứng minh rằng với sự giúp đỡ từ Cha Thiên Thượng, chúng ta có thể yêu thương những người tin tưởng và hành động khác với chúng ta.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp một em đọc Mặc Môn 3:12 và mời tất cả các em khác viết một câu mà tóm lược những điều chúng học được từ Mặc Môn về việc yêu thương người khác. Mời các em chia sẻ những điều chúng đã viết. Làm thế nào chúng ta có thể cảm thấy tình yêu thương Thượng Đế dành cho người khác? (xin xem Mô Rô Ni 7:48). Chúng ta có thể làm gì để cho thấy tình yêu thương của mình dành cho những người trong lớp mình và trong gia đình mình?

  • Mời trẻ em hoàn thành trang sinh hoạt của tuần này. Hãy giúp chúng nghĩ về những cách có ý nghĩa để tìm đến với tình yêu thương những người có thể khác biệt với chúng ta.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Khuyến khích trẻ em trưng bày trang sinh hoạt của tuần này ở đâu đó trong nhà để chúng có thể được nhắc nhở hãy cho thấy tình yêu thương với người khác. Hãy cho các em cơ hội trong một buổi học trong tương lai để chia sẻ những điều chúng đã làm.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Sửa đổi các sinh hoạt cho phù hợp với độ tuổi của trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Trẻ em nhỏ tuổi cần những lời giải thích chi tiết hơn và học hỏi từ các phương pháp giảng dạy đơn giản hơn. Khi trưởng thành, chúng có thể đóng góp nhiều hơn và có thể giỏi chia sẻ những ý nghĩ của chúng hơn. Hãy cho tất cả các em những cơ hội phù hợp với độ tuổi để chia sẻ, làm chứng, và tham gia, và hãy chắc chắn để cung ứng sự giúp đỡ khi cần thiết. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 25–26.)