Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 23–29 tháng Ba. Ê Nót–Lời Mặc Môn: Ngài Đã Tác Động Tôi Làm Theo Ý Muốn của Ngài


“Ngày 23–29 tháng Ba. Ê Nót–Lời Mặc Môn: Ngài Đã Tác Động Tôi Làm Theo Ý Muốn của Ngài,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 23–29 tháng Ba. Ê Nót–Lời Mặc Môn,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

Hình Ảnh
Cậu bé Ê Nót với cha, Gia Cốp, và mẹ của mình

Jacob and Enos (Gia Cốp và Ê Nót), tranh do Scott Snow họa

Ngày 23–29 tháng Ba

Ê NótLời Mặc Môn

Ngài Đã Tác Động Tôi Làm Theo Ý Muốn của Ngài

Ê Nót, Gia Rôm, Ôm Ni, và Lời Mặc Môn là các sách ngắn chứa đựng nhiều bài học quý báu cho trẻ em mà anh chị em giảng dạy. Hãy tìm kiếm những bài học này và suy ngẫm về những cách anh chị em có thể giúp trẻ em học hỏi những bài học đó. Những ý kiến trong đề cương này có thể giúp ích.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Giúp trẻ em nhớ lại những điều chúng đã học được từ bài học của tuần trước. Chúng có chia sẻ những điều đã học được với gia đình chúng hoặc người khác không?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ê Nót 1:1–19

Tôi có thể thưa chuyện với Cha Thiên Thượng qua lời cầu nguyện.

Kinh nghiệm của Ê Nót giảng dạy nhiều lẽ thật về lời cầu nguyện. Anh chị em sẽ soi dẫn trẻ em noi theo tấm gương của Ê Nót khi chúng cầu nguyện như thế nào?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy một bức hình của Ê Nót; ví dụ, xin xem đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình, hoặc sử dụng bức hình Ê Nót Cầu Nguyện (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 72). Yêu cầu trẻ em nói về những điều đang xảy ra trong bức hình, và sau đó chia sẻ với chúng kinh nghiệm của Ê Nót. Anh chị em có thể sử dụng “Chương 11: Ê Nót” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 30–31, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org).

  • Yêu cầu trẻ em chia sẻ những điều chúng trò chuyện cùng với cha mẹ chúng. Giải thích rằng việc cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng là cách chúng có thể thưa chuyện với Ngài. Khi anh chị em đọc cho trẻ em nghe Ê Nót 1:1–4, hãy mời chúng đóng giả làm Ê Nót bằng cách đóng diễn việc săn thú, quỳ xuống cầu nguyện, và vân vân. Giải thích rằng Cha Thiên Thượng đã nghe lời cầu nguyện của Ê Nót và tha thứ các tội lỗi của ông.

  • Cùng nhau hát một bài về sự cầu nguyện. Mời trẻ em giơ tay lên mỗi lần chúng nghe từ “cầu nguyện” hoặc một từ khác được lặp lại. Làm chứng về quyền năng của lời cầu nguyện trong cuộc sống của anh chị em.

Hình Ảnh
gia đình đang cầu nguyện

Là con cái của Thượng Đế, chúng ta có thể cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng.

Lời Mặc Môn 1:3–8

Tôi có thể ban phước cho người khác khi tôi nghe theo Đức Thánh Linh.

Khi đang biên soạn Sách Mặc Môn, Mặc Môn được thúc giục để biên soạn vào trong biên sử các bảng khắc nhỏ của Nê Phi. Ông không biết tại sao các bảng khắc nhỏ lại là cần thiết, nhưng ngày nay chúng ta được ban phước bởi vì ông đã nghe theo sự thúc giục này. Tấm gương này có thể soi dẫn trẻ em tuân theo Thánh Linh.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em chia sẻ các câu chuyện chúng đã học được từ Sách Mặc Môn cho đến thời điểm này trong năm (các bức hình từ tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình hoặc Sách Họa Phẩm Phúc Âm có thể giúp chúng nhớ lại). Giải thích rằng chúng ta có các câu chuyện này trong Sách Mặc Môn bởi vì Mặc Môn đã nghe theo khi Đức Thánh Linh phán bảo ông phải biên soạn chúng. Tai sao Cha Thiên Thượng muốn chúng ta có các câu chuyện này?

  • Chia sẻ một câu chuyện từ các tạp chí của Giáo Hội hoặc từ một sứ điệp đại hội trung ương về một ai đó đã tuân theo những sự thúc giục của Đức Thánh Linh. Hoặc, hãy chia sẻ một trong những kinh nghiệm của chính anh chị em. Mời trẻ em vẽ tranh về câu chuyện này. Những người trong các câu chuyện này được phước như thế nào khi họ tuân theo Đức Thánh Linh?

  • Yêu cầu một tín hữu trong tiểu giáo khu đến thăm lớp học và chia sẻ một kinh nghiệm khi người ấy đã tuân theo sự thúc giục từ Đức Thánh Linh. Những hành động của người ấy đã ban phước cho người khác như thế nào? Giải thích rằng Cha Thiên Thượng muốn chúng ta giúp đỡ và ban phước cho người khác nên Ngài đã gửi Đức Thánh Linh đến để hướng dẫn chúng ta.

  • Cùng nhau hát một bài hát về Đức Thánh Linh. Hãy hát bài hát đó nhiều lần theo nhiều cách khác nhau như hát nhanh, hát chậm, hoặc hát thì thầm. Khi anh chị em thì thầm bài hát, hãy mở đến Lời Mặc Môn 1:7 và chỉ ra rằng Mặc Môn đã mô tả Đức Thánh Linh như là một lời thì thầm.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Ê Nót 1:1–19

Cha Thiên Thượng nghe và đáp ứng những lời cầu nguyện chân thành của tôi.

Những lời cầu nguyện của chúng ta có thể dễ dàng trở thành thủ tục và trở nên tùy tiện. Kinh nghiệm của Ê Nót là một sự nhắc nhở rằng việc nhận được sự đáp ứng cho những lời cầu nguyện của chúng ta đôi khi đòi hỏi một “sự phấn đấu” và “khẩn cầu … rất lâu” (Ê Nót 1:2, 11).

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em nhắm mắt lại và tưởng tượng chúng đang trực tiếp thưa chuyện với Cha Thiên Thượng. Chúng sẽ muốn nói điều gì với Ngài? Mời các em nghĩ về việc trực tiếp thưa chuyện với Cha Thiên Thượng mỗi lần chúng cầu nguyện.

  • Mời trẻ em làm việc theo từng cặp và đọc Ê Nót 1:1–5. Yêu cầu các em tìm kiếm trong các câu này một từ hoặc cụm từ mô tả những lời cầu nguyện của Ê Nót và sau đó chia sẻ những điều chúng tìm thấy với cả lớp. Những từ này nói lên điều gì về Ê Nót và kinh nghiệm của ông? Để cho trẻ em chia sẻ những điều khác về những lời cầu nguyện của Ê Nót mà đã gây ấn tượng với chúng. Chia sẻ một kinh nghiệm khi tâm hồn anh chị em đã “tràn đầy sự khao khát” và anh chị em đã “kêu cầu” Chúa (Ê Nót 1:4). Hãy cho phép trẻ em suy ngẫm một điều chúng có thể làm để cho những lời cầu nguyện của chúng được có ý nghĩa hơn.

  • Yêu cầu trẻ em liệt kê ở trên bảng hoặc trên trang sinh hoạt của tuần này một số điều chúng thường hay cầu nguyện. Sau đó, hãy mời các em tìm kiếm trong Ê Nót 1:2, 9, 13–14, và 16 những điều Ê Nót đã cầu nguyện và thêm những điều đó vào bản liệt kê. Hãy thảo luận cách trẻ em có thể noi theo tấm gương của Ê Nót trong lời cầu nguyện của chúng; ví dụ, anh chị em có thể nói về lý do tại sao Ê Nót sẵn lòng cầu nguyện cho dân La Man—kẻ thù của ông—và mời trẻ em cầu nguyện trong tuần này về một người đã không tử tế với chúng.

Lời Mặc Môn 1:3–8

Tôi có thể ban phước cho người khác khi tôi nghe theo Đức Thánh Linh.

Chúa biết rằng 116 trang đầu tiên được phiên dịch của Sách Mặc Môn sẽ bị mất (xin xem GLGƯ 10; Saints, quyển 1, chương 5). Để thay thế phần bị mất này, Ngài đã soi dẫn Mặc Môn qua Thánh Linh phải biên soạn cả các bảng khắc nhỏ của Nê Phi trong Sách Mặc Môn. Làm thế nào anh chị em có thể soi dẫn trẻ em noi theo tấm gương của Mặc Môn và nghe theo Thánh Linh?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu trẻ em thay phiên nhau đọc từng câu một từ Lời Mặc Môn 1:3–8 và sau đó, hãy giúp chúng tóm lược những điều chúng học được từ mỗi câu. Giải thích rằng Mặc Môn đã tuân theo Thánh Linh bằng cách biên soạn các bảng khắc nhỏ của Nê Phi (là phần ngày nay chúng ta có từ 1 Nê Phi đến Ôm Ni) trong Sách Mặc Môn. Chúng ta được ban phước như thế nào bởi vì Mặc Môn đã nghe theo Thánh Linh? Sách Mặc Môn sẽ khác đi như thế nào nếu ông đã không lắng nghe? Chia sẻ một kinh nghiệm khi anh chị em được Đức Thánh Linh thúc giục để làm một điều gì đó mà đã ban phước cho một người khác. Mời các em chia sẻ những kinh nghiệm tương tự mà chúng có thể đã có.

  • Mời một em đọc Lời Mặc Môn 1:7 và một em khác đọc Giáo Lý và Giao Ước 8:2–3. Các câu này giảng dạy điều gì về cách Đức Thánh Linh phán cùng chúng ta? Hãy giúp trẻ em nhận ra những lúc khi chúng đã cảm nhận được những sự thúc giục từ Đức Thánh Linh. Hãy sử dụng Mô Rô Ni 7:12 để giải thích rằng nếu một ý nghĩ là tốt và soi dẫn chúng ta làm điều tốt thì ý nghĩ đó đến từ Cha Thiên Thượng. Mời trẻ em lắng nghe những sự thúc giục để làm điều tốt và tuân theo những sự thúc giục đó.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Khuyến khích trẻ em yêu cầu những người trong gia đình chúng chia sẻ những kinh nghiệm họ đã có về việc cầu nguyện hoặc Đức Thánh Linh.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sử dụng âm nhạc. Các bài ca thiếu nhi và thánh ca có thể giúp trẻ em thuộc mọi lứa tuổi hiểu và nhớ các lẽ thật phúc âm. Việc ca hát cũng có thể giúp trẻ em tham gia một cách tích cực trong một kinh nghiệm học tập. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 22.)